Ngày
08/12/2021, CIVICUS Monitor tung ra Báo cáo “Quyền lực của nhân dân bị tấn công
trong năm 2021” và cho rằng “89% người dân trên thế giới này phải sống trong những
quốc gia mà không gian dân sự bị đóng, ngăn trở hay đàn áp”(!) Đối với Việt
Nam, CIVICUS Monitor cho rằng “năm 2021 Chính phủ Việt Nam tiếp tục sử dụng những
định nghĩa luật mơ hồ như: “tuyên truyền chống Nhà nước”, “Lợi dụng quyền tự do
dân chủ” để truy tố, bỏ tù những nhà hoạt động, phóng viên độc lập qua những bản
án nặng nhiều năm”, nên “không gian dân sự” ở Việt Nam là ở tình trạng
“đóng”(!) Nói vậy là CIVICUS Monitor cho rằng, ở Việt Nam không có dân chủ, quyền
con người, nhất là quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, quyền lập hội,… bị vi
phạm nghiêm trọng(!)
Có nhiều phân tích, bình luận chỉ ra
rằng chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch chống phá các
nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) được thực hiện bằng nhiều phương thức, thủ đoạn
rất tinh vi, xảo quyệt hướng tới một mục đích cuối cùng là làm sụp đổ chế độ
XHCN, làm tan rã các Đảng Cộng sản, thiết lập chế độ đa nguyên, đa đảng. Trong
quá trình này, “xã hội dân sự” được họ sử dụng như một công cụ quan trọng. Thực
tiễn sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Đông Âu và Liên Xô trước đây là diễn ra theo
kịch bản này.
Những năm qua, âm mưu, hoạt động lợi dụng một số tổ chức “xã hội dân sự” kiểu
phương Tây chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính
trị đối với Việt Nam tập trung vào các hướng sau đây:
Thứ nhất là, đề cao và nhấn mạnh vai trò “phản biện xã hội” của các tổ chức “xã
hội dân sự”, triệt để khai thác tính đa dạng về thành phần, mục tiêu thành lập.
lợi ích của tổ chức và các thành viên, đa nguyên về tư tưởng, chính kiến để
hướng lái hoạt động của các tổ chức “xã hội dân sự” đã hình thành hoặc chuẩn bị
hình thành vào các khuynh hướng tư tưởng chính trị khác nhau, từ đa nguyên về
tư tưởng, dẫn tới đa nguyên về chính trị và mục đích cuối cùng là đối lập về tư
tưởng chính trị. Vì vậy, do tác động, hướng lái của các thế lực thù địch,
phản động, cơ hội chính trị, bản chất đích thực của một số tổ chức xã hội dân
sự ở Việt Nam mất dần, thay thế vào đó là cho ra đời các tổ chức “xã hội dân
sự” kiểu phương Tây như ở Đông Âu và Liên Xô trước đây.
Thứ hai là, thúc đẩy xu hướng thoát ly sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà
nước. Một số tổ chức “xã hội dân sự” mang tính giai cấp rõ rệt, những người
sáng lập không đứng trên lập trường của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động, thay vì đặt mục tiêu hoạt động nhằm góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
đã hướng lái tổ chức phục vụ lợi ích của một số tầng lớp, một nhóm người, đối
lập với lợi ích của dân tộc, quốc gia. Vì vậy, họ luôn tìm cách tách hoạt động
của tổ chức khỏi sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và các cơ quan
chức năng. Tổ chức “xã hội dân sự” của họ chỉ là vỏ bọc, thực chất đó là những
tổ chức mang màu sắc chính trị, ẩn chứa trong mục đích thành lập và hoạt động
là động cơ và mục đích chính trị. Về lâu dài, đây sẽ là diễn đàn đấu tranh giai
cấp trên mọi phương diện: chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế… Những người
sáng lập một số tổ chức “xã hội dân sự” thường là những người các thế lực thù
địch gọi là “bất đồng chính kiến”; những người cơ hội chính trị, có quan điểm
trái chiều, đối lập với đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, công khai yêu cầu Đảng ta từ bỏ vai trò lãnh đạo, xóa bỏ Điều 4
trong Hiến pháp; đòi đổi tên Đảng, tên nước, từ bỏ con đường xây dựng CNXH mà
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã lựa chọn.
Thứ ba là, lợi dụng chiêu bài “dân chủ, nhân quyền” để hướng lái xã hội dân sự
vào các hoạt động trái với tôn chỉ, mục đích. Một số tổ chức “xã hội dân sự” có
khuynh hướng đi theo mục tiêu chính trị, đề cao các “giá trị” tự do, dân chủ,
nhân quyền của chủ nghĩa tư bản. Những người sáng lập tìm cách tuyên truyền,
tác động, lôi kéo một số trí thức, văn nghệ sĩ, học sinh, sinh viên, luật sư
tham gia, mở rộng phạm vi, không gian hoạt động trong lĩnh vực dân chủ, nhân
quyền, phụ họa và tiếp tay cho các thế lực bên ngoài chống phá Việt Nam. Một số
người công khai viết, tán phát tài liệu, sách, sử dụng các trang mạng truyền bá
những quan điểm, tư tưởng trái chiều, tạo diễn đàn đối lập với Đảng, Nhà nước.
Họ triệt để lợi dụng những sai sót, yếu kém trong phát triển kinh tế - xã hội,
những chủ trương, chính sách chưa hợp lòng dân, các vấn đề phức tạp nổi lên về
an ninh, trật tự để phê phán đường lối của Đảng, đổ lỗi, quy kết trách nhiệm
cho Đảng ta trong các vấn đề hạn chế, tồn tại của đất nước, nhất là trong phát
triển kinh tế - xã hội, quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế trong bảo vệ chủ
quyền biên giới, biển đảo… Nhiều bài viết, tài liệu công khai cổ vũ, đề cao mô
hình “xã hội dân sự” kiểu phương Tây và yêu cầu, hô hào, tác động áp dụng mô
hình này vào xã hội Việt Nam để mở rộng diễn đàn dân chủ, phát huy đa nguyên…
Từ đa nguyên chính kiến trong “phản biện chính sách”, “phản biện xã hội” dưới danh nghĩa ủng hộ quan điểm mở rộng dân chủ ở cơ sở, đảm bảo quyền con người để tuyên truyền, vận động có thêm lực lượng, tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng, các tổ chức phi chính phủ tham gia, từng bước hình thành các “phong trào”, “mặt trận” dân chủ, trở thành lực lượng đối trọng, đối lập với Đảng và Nhà nước ta trong tương lai.
Để đấu tranh với vấn đề này, vấn đề đầu tiên đặt ra là phải thống nhất và nâng cao nhận thức về xã hội dân sự, phân biệt và đánh giá đúng vai trò, vị trí, tầm quan trọng của các tổ chức xã hội dân sự đích thực để tập trung lãnh đạo, định hướng cho các tổ chức này tuân thủ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia, cảnh giác trước âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, không để bị tác động, lôi kéo vào các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Không đánh đồng các tổ chức xã hội dân sự đích thực với các tổ chức “xã hội dân sự” theo mô thức của phương Tây.
No comments:
Post a Comment