ĐÔI LỜI VỚI ĐÁM NO-U và TÁC GIẢ BÀI VIẾT
“Tại sao chính quyền Việt Nam lại thù ghét những người yêu nước đến thế?”
Trên trang Thông luận ngày 14/1/2014 có đăng tải bài viết trên của cây viết quen thuộc trang này – ông Việt Hoàng cho rằng vụ án xử ông Trương Minh Tam của Tòa án huyện Sóc Sơn về hành vi “Công nhiên chiếm đoạt tài sản công dân” của ông Trương Minh Tam là hành vi “thù ghét người yêu nước”, “Nhà nước trả thù công dân”…. Được biết Trương Minh Tam trong bài viết này có nick Facebook là Trương Ba Không, biểu tình viên chuyên nghiệp thuộc nhóm No-U FC.
CỞ SỞ LẬP LUẬN TỪ PHÍA TÁC GIẢ VÀ ĐÁM NO-U:
Bài viết tích dẫn ý của một biểu tình viên, đồng đội của ông Tam “Chả nhẽ lại nói: đất nước này “làm chó gì có luật pháp” để mà em trông cậy, hòng đòi lại công bằng cho em? (Phương Bích)” và “Nội tình của vụ án qua lời kể của tác giả Phương Bích cũng khá đơn giản: Trương Minh Tam bị chủ đại lý giao hàng cho mình nợ tiền (30 triệu đồng), vì đòi mãi không được nên Tam đã giữ lại số hàng tương đương với số nợ để…trừ nợ. Đại lý giao hàng (nợ tiền Tam) kiện Tam và chính quyền nhanh chóng vào cuộc, sau 3 tháng bị giam giữ, Tam đã bị tòa xử một năm tù ngồi. Dù chỉ là một vụ án cỏn con nhưng tòa xử kín như một vụ đại hình, không ai được tham dự kể cả người thân và bạn bè của Trương Minh Tam.”
Chủ bài viết cho rằng “Đây chỉ là một tranh chấp dân sự nhỏ, bình thường nếu Tam đồng ý trả lại số hàng đó hoặc bồi thường bằng tiền thì bên “bị hại” rút đơn tố cáo thế là xong. Theo tin mà bạn bè Tam cho biết trên Facebook thì nhiều bạn bè của Tam sẵn sàng giúp Tam số tiền đó (30 triệu đồng, khoảng 1.500 đôla) để trả cho đại lý và đại lý đó cũng đồng ý như vậy nhưng chính quyền thì nhất định… không chịu. Chính quyền chỉ đồng ý nếu Tam đồng ý bỏ chuyện viết lách trên Facebook và nhất là phải làm một “công dân ngoan”, nhưng Tam đã dứt khoát từ chối”.
ĐÂY CÓ PHẢI LÀ VỤ ÁN DÂN SỰ?
Trên thực tế, ông Trương Minh Tam bị xét xử theo Điều 137 BLHS về “Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản công dân”. Nội dung điều luật trong BLHS là:
“Điều 137. Tội công nhiên chiếm đoạt tài
sản
1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản
của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng
hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt
hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản,
chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp
sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Hành hung để tẩu thoát;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm
mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp
sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai
trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp
sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm
trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền
từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng.”
Theo Luật hình sự Việt Nam, tội công nhiên
chiếm đoạt tài sản là một tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự, do
người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định thực hiện với
lỗi cố ý trực tiếp xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác bằng hành
vi lợi dụng chủ tài sản trong hoàn cảnh đặc biệt không có điều kiện bảo vệ tài
sản hoặc ngăn cản hành vi phạm tội để công khai chiếm đoạt tài sản của họ.
Về dấu hiệu pháp lý, tội công nhiên chiếm
đoạt tài sản phải là hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các QUAN
HỆ SỞ HỮU và sự gây thiệt hại này phải phán ảnh được đầy đủ nhất bản chất
nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Trong đó, quan hệ sở hữu được hiểu
là các quan hệ xã hội trong đó quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt được
tôn trọng và bảo vệ, hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan
hệ sở hữu là những HÀNH VI XÂM PHẠM CÁC QUYỀN CHIẾM HỮU, SỬ DỤNG VÀ ĐỊNH ĐOẠT
CỦA CHỦ SỞ HỮU.
Hành vi khách quan của tội công nhiên
chiếm đoạt tài sản là cố ý chuyển dịch một cách TRÁI PHÁP LUẬT tài sản đang
thuộc sự quản lý của chủ tài sản thành tài sản của mình - hành vi này được thực
hiện bằng hình thức công khai - người phạm tội không cần che giấu hành vi phạm
tội của mình - với thủ đoạn lợi dụng sơ hở, vướng mắc của người quản lý tài sản
để công nhiên chiếm đoạt tài sản của họ (chủ tài
sản không có điều kiện ngăn cản cho dù người phạm tội không hề sử dụng thủ đoạn
nào). Đặc điểm nổi bật của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là người
phạm tội ngang nhiên lấy tài sản trước mắt người quản lý tài sản mà họ không
làm gì được (không có biện pháp nào ngăn cản được hành vi chiếm đoạt của người
phạm tội hoặc nếu có thì biện pháp đó cũng không đem lại hiệu quả, tài sản
vẫn bị người phạm tội lấy đi một cách công khai.
Đối với vụ án Trương Minh Tam, người chủ
nợ anh ta với khoản tiền 30 triệu đồng, nếu không chịu trả nợ thì cần phải kiện
ra tòa theo thủ tục vụ án dân sự để đòi nợ nhưng Tam đã công nhiên đến CHIẾM
HỮU số tài sản có giá trị tương đương. HÀNH VI PHẠM TỘI THEO ĐIỀU 137 BLHS ĐÃ
HOÀN THÀNH. Việc Tam và bạn bè anh ta sẵn sàng khắc phục hậu quả, người chủ nợ
rút đơn tố cáo chỉ còn được xem là tình tiết giảm nhẹ đối với bị
cáo. Mục đích phạm tội là để đòi lại tài sản nhưng đây không phải là dấu hiệu
bắt buộc trong việc định tội (cấu thành tội phạm), động cơ, mục đích chỉ là
tình tiết giảm nhẹ mức án.
CHÍNH QUYỀN CÓ THÙ GHÉT “NGƯỜI YÊU NƯỚC”?
Theo thống kê của Tòa án nhân
dân tối cao, trong năm năm, từ năm 2005 đến hết năm 2009, tổng số vụ công nhiên
chiếm đoạt tài sản trên toàn quốc đã được các cấp tòa án đưa ra xét xử sơ thẩm
là 531 vụ với 929 bị cáo (bình quân 1 vụ có 1,72 bị cáo); trung bình mỗi năm
xét xử sơ thẩm 106,2 vụ với 184 đối tượng. Qua nghiên cứu một số vụ án đã được
các cấp Tòa án xét xử thời gian qua có thể phân tích, đánh giá và khái quát
về một số biểu hiện trong cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, cụ thể
như sau: Hành vi phạm tội có xu hướng biến đổi, phần lớn thường gắn với các
mối quan hệ từ trước giữa người phạm tội và nạn nhân, thường là trước đó chủ
tài sản có vay nợ nên sau đó, người phạm tội đã GIỮ TÀI SẢN ĐỂ ĐÒI NỢ, XIẾT
NỢ hoặc sau khi thực hiện hành vi dùng vũ lực, tấn công người khác và lợi dụng
lúc nạn nhân không có điều kiện quản lý tài sản mà thực hiện hành vi công
nhiên chiếm đoạt. Về hậu quả, phần lớn người phạm tội thực hiện hành vi chiếm
đoạt tài sản có giá trị trên định mức Bộ luật hình sự quy định là tội phạm
(từ 500.000 đồng trở lên và từ ngày 01/01/2010 từ 2.000.000 đồng trở lên); rất
ít vụ chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới định mức Bộ luật hình sự quy định
và nằm trong 03 trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 137 Bộ luật hình sự.
Về lỗi, động cơ và mục
đích, người phạm tội thường thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp
và chủ thể của tội phạm thường là người đã thành niên, phần lớn trong lứa tuổi
từ 20 - 50.
Hành vi phạm tội của Trương Minh Tam đã phạm vào Khoản 1 Điều 137 BLHS với mức án từ 6 tháng đến 3 năm, mức án được Tòa tuyên án đối với Tam là 1 năm là mức gần như thấp nhất của khung hình phạt, chắc chắn đã xét đến các yếu tố giảm nhẹ. Nếu vậy thì phải nói Tòa đã ưu ái cho Trương Minh Tam, “quên” đi các thành tích biểu tình, gây rối ANTT, thàm gia các hội nhóm trái phép (tức yếu tố thân nhân có vấn đề). Thông thường yếu tố đạo đức, nhân thân, hành vi chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến/nguyên nhân dẫn đến cách hành xử xem thường pháp luật (tức phạm tội) của bị cáo, thường là tình tiết tăng nặng.
Xem ra tác giả bài viết suy đoán chủ quan, không có chút kiến thức luật pháp, cho dù ở nước ngoài, xong đây là KIẾN THỨC PHÁP LÝ chung, tương đối giống nhau trong mọi hệ thống pháp luật.
Phái đoàn NO-U FC đi đồi công lý cho Trương Minh Tam?
No comments:
Post a Comment