Saturday, April 25, 2015

Vì sao Chính phủ, Nhân dân Việt Nam phản đối đạo luật S219?


Ngày 22/4/2015, Quốc Hội Canada thông qua đạo luật gây tranh cãi trong chính quốc gia này mang tên “Hành trình đến tự do”, nội dung chọn 30/4 hàng năm là ngày lễ quốc gia để nhớ đến việc di cư của các người dân tỵ nạn Việt Nam và sự chọn lựa sinh sống và được sống tại Canada sau khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ và chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Đạo luật này do ông Thượng nghị sỹ Ngô Thanh Hải đệ trình từ năm 2013 với tên gọi nguyên bản là “Đạo luật tháng tư đen” (Black April Day Act)
Nguồn: http://www.parl.gc.ca/HousePublications/Publication.aspx?Language=E&Mode=1&DocId=6533755&File=24#1
Sau khi được đệ trình, nó đã sửa thành tên gọi như hiện nay để màn tính “chính trị” hơn, còn nội dung căn bản không thay đổi gì: http://www.parl.gc.ca/HousePublications/Publication.aspx?Language=E&Mode=1&DocId=7934740&File=24#1
Đạo luật này cho rằng, Chính phủ Việt Nam khi đó vi phạm Hiệp định Paris 1973 và “Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam đã xâm lược Miền Nam và dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn”, là nguyên nhân dẫn đến nạn “thuyền nhân Việt Nam” khiến 250 ngàn người bỏ mạng trên biển. Đạo luật này mục đích lấy ngày 30/4 hàng năm để “Tưởng nhớ những người Việt đã chết trên đường tìm tự do”, “Ghi nhớ những trải nghiệm đầy đau thương thống khổ trong hành trình tìm tự do”, “Tri ân người dân và chính phủ Canada đã tiếp nhận và giúp đỡ người tị nạn Việt nam” và “Ghi nhận thành quả đóng góp cho đất nước Canada của 300.000 người Việt hiện đang định cư tại đây”.

ĐỘNG CƠ NGƯỜI KHỞI XƯỚNG?

Tại một cuộc điều trần về đạo luật này, ông TNS Ngô Thanh Hải cho rằng “Đối với những người Canada gốc Việt Nam và cộng đồng người Việt hiện đang sống ở nước ngoài, 30 Tháng 4 là ngày Việt Nam rơi vào tay một chế độ cộng sản độc tài và áp bức, không quan tâm đến nhân quyền.
Chúng tôi nhớ 30 tháng 4 là một ngày đen tối vì nó là một ngày buồn, chúng tôi đã mất nước, mất gia đình, mất những người bạn, mất những mái nhà, mất tự do và mất quyền dân chủ của chúng tôi. Nó kỷ niệm một ngày của mất mát và đau buồn.”

Có thông tin cho biết, ông Ngô Thanh Hải đã từng là một sỹ quan trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa, gắn bó với chế độ độc tài gia đình trị họ Ngô, di tản khỏi Việt Nam sau nagfy 30/4/1975. Ở Canada, ông này tham gia và phụ trách công tác ngoại vận của “Liên minh dân chủ Việt Nam” (tổ chức phản động do Nguyễn Ngọc Huy, nguyên giáo sư đại học Paris sáng lập, có chi nhánh ở nhiều nước như: Mỹ, Canada, Úc, Đức… với tôn chỉ hoạt động là đấu tranh đòi hủy bỏ “Hiến pháp độc tài”; phi đảng hoá quân đội; xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam…). Năm 2009, tại Đại hội 6 của tổ chức, Ngô Thanh Hải được bầu làm chủ tịch, nhiệm kỳ 2009 – 2013. Ông Hải và 4 người con của ông ta đều là thành viên của tổ chức này. Ngô Thanh Hải và tổ chức phản động lưu vong “Liên minh dân chủ Việt Nam” có nhiều hoạt động chống Việt Nam như thường xuyên ra các “Tuyên ngôn”, “Tuyên cáo” vu cáo Việt Nam vi phạm “dân chủ nhân quyền”; đòi trả tự do cho tất cả “các nhà tranh đấu, các lãnh đạo tôn giáo, các tù nhân lương tâm”…;

Sau khi được bổ nhiệm làm Thượng nghị sỹ (do thủ tướng chỉ định, nhờ mối quan hệ thân tình cá nhân), Ngô Thanh Hải thường xuyên tham gia các buổi sinh hoạt cộng đồng do các tổ chức PĐLV tổ chức.

Như vậy, có thể thấy rõ động cơ, nguyên nhân vì sao đạo luật này có điều kiện được vận động và thông qua ở Thượng viện và Hạ viện Canada, khi nó còn được một số dân biểu là người Việt cổ súy.

VÌ SAO ĐẠO LUẬT GÂY BẤT ĐỒNG, TRANH CÃI TRONG NỘI BỘ CANADA?

Trong buổi điều trần ở Hạ viên, một số dân biểu đảng Tự Do và đảng Tân Dân Chủ có một số dân biểu cũng nêu ý kiến phản đối dự luật này.

Trong một bức thư gửi cho Ủy ban nhân quyền của Thượng viện, bà Nguyễn Đài Trang, Giám đốc của Hội đồng Thương mại Canada-Việt Nam đã cảnh báo rằng dự luật này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khát vọng kinh tế của chính phủ vì nó sẽ gây chia rẽ giữa người Canada gốc Việt : “Dự luật này không những chỉ làm hỏng mối quan hệ ngoại giao với Việt Nam, mà còn có tác động tiêu cực mạnh mẽ hơn nữa là gây chia rẽ thêm một cộng đồng đã bị khủng bố và rạn nứt. Rồi nó lần lượt sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Canada, do vai trò quan trọng của người dân Canada gốc Việt trong việc hỗ trợ các liên kết thương mại.”. Bà Trang nói dự luật này phản ảnh quan điểm của ít hơn 5% số dân Canada gốc Việt và cổ xúy một cái nhìn “của quá khứ, của hận thù, của phiền não, đưa đến việc bỏ bê hạnh phúc của các thế hệ tương lai.”

Chủ tịch đảng Tự do ở thượng viện, TNS James Cowan, cáo buộc phe chính quyền đã chặn không để Đại sứ CHXHCN Việt Nam điều trần trước Thượng viện. Trong tuyên bố ở thượng viện vào đêm thứ Hai, nghị sĩ Cowan cho biết ông không có ý kiến về dự luật, thuận hay chống, nhưng ông sẽ không bỏ phiếu để phản đối cung cách dự luật này đã được nghiên cứu: “Chính phủ chỉ cho phép nhân chứng ủng hộ dự luật đó ra điều trần trước ủy ban. Nhiều cá nhân, kể cả Đại sứ của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đã yêu cầu được cơ hội điều trần, và chính phủ đã không cho họ cơ hội đó.” Trong một cuộc phỏng vấn khác, TNS Cowan đặt vấn đề làm thế nào chính phủ có thể chấp thuận thông qua một dự luật gây tranh cãi như vậy khi họ đang cố gắng để phát triển kinh tế trong khu vực châu Á, có cả Việt Nam. Ông nói, “Chúng ta đang cố gắng để cải thiện quan hệ với Việt Nam. Chúng ta đã ký một bản ghi nhớ để tăng cường thương mại và kết nối văn hóa. Tại sao người ta lại muốn khuấy động chia rẽ? Tôi không hiểu.”.

Hai hìn trên:  Những người không ủng hộ Dự luật S-219: NguElizabeth McIninch, Nguyễn Hoàng Đài Trang,  và các ông Nguyễn Văn Hoàng, Đỗ Bằng Trác. Hình dưới: Những nười ủng hộ: Các ông Lê Duy Cân, Lâm Văn Bé,  Bà Đặng Thị Danh, dân biểu Stephan Dion,  moojtcue dân Toronro, các bà Lâm Hồng Hà, Lê Thanh Nghị, Nguồn ảnh: DCVOnline | Dương Đất Lạnh

Trước khi đạo luật được thông qua, Đại sứ Việt Nam tại Canada đệ trình văn bản tới Ủy ban Nhân quyền cáo buộc Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải nạo vét quá khứ, tô vẽ một cái nhìn méo mó về lịch sử của quê hương ông và bỏ qua mối quan hệ song phương tích cực giữa Việt Nam với Canada trong 40 năm qua. Ông cho rằng “Chính phủ Việt Nam không đồng ý với sự miêu tả tiêu cực và có lựa chọn này và đã bày tỏ mối quan tâm một cách kín đáo và công khai.”, chính phủ Việt Nam đã “trình bày nhiều lần đến cấp cao nhất của chính phủ và giới lãnh đạo của Quốc hội Canada bày tỏ mối quan tâm nghiêm trọng của chúng tôi về ngôn từ và mục đích của dự luật này. Nếu được thông qua, dự luật này sẽ có ảnh hưởng xấu đến quan hệ song phương ngày càng phát triển giữa hai nước chúng ta. Mặc dù tuyên bố là phi chính trị, nhưng dự luật này rõ ràng nhằm kích động lòng hận thù dân tộc và chia rẽ, không đoàn kết.”

Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao của CHXHCN Việt Nam, ông Phạm Bình Minh, đã viết thư cho Ngoại trưởng Canada John Baird, cho rằng “Chúng tôi hiểu rằng, về mặt kỹ thuật, đây không phải là chính sách của Chính phủ Canada, và chúng tôi tin rằng việc thông qua dự luật Senate Bill S-219 sẽ gửi một thông điệp sai lầm đến cộng đồng quốc tế và nhân dân Việt Nam”.

Như vậy, bất chất phản ứng từ phía Chính phủ Việt Nam, từ nội bộ Quốc hội của mình, Chính phủ Canada có vẻ dường như hậu thuẫn cho Quốc hội thông qua đạo luật này mà không đếm xỉa đến quan hệ ngoài giao ngày càng tốt đẹp và lợi ích dân tộc đôi bên.

PHẢN ỨNG CỦA CHÍNH PHỦ, NHÂN DÂN VIỆT NAM

Ngay sau khi đạo luật được ký thông qua ngày 23/4/2015, ngày 24/4/2015, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối gay gắt đạo luật này, cho rằng““S-219 là một đạo luật hoàn toàn sai trái, chứa đựng nhiều nội dung xuyên tạc lịch sử cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế, trong đó có Ca-na-đa ủng hộ. Việt Nam kiên quyết phản đối việc Ca-na-đa thông qua đạo luật này. Đây là bước lùi trong quan hệ giữa hai nước, gây ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và Ca-na-đa, xúc phạm tình cảm của nhân dân Việt Nam cũng như một bộ phận lớn cộng đồng người Việt tại Ca-na-đa. Trong nhiều năm qua, quan hệ Việt Nam – Ca-na-đa đã được hai bên nỗ lực phát triển. Chúng tôi hy vọng, phía Ca-na-đa nhận thức rõ ảnh hưởng tiêu cực của việc thông qua đạo luật S-219, có các biện pháp khắc phục, không để xảy ra những sự việc tương tự”.. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao đã triệu Đại sứ Ca-na-đa tại Việt Nam để phản đối và nêu rõ quan điểm của Việt Nam về vấn đề này. Hình thức triệu Đại sứ Canada để phản đối được xem như hình thức phản ứng gay gắt, căng thẳng nhất về mặt ngoại giao, hầu như chỉ áp dụng khi xảy ra một sự việc có tính nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp quan hệ ngoại giao giữa hai đất nước.

Trên mạng Internet, ngoại trừ những kẻ chống cộng cực đoan ca tụng đất nước Canada đã “dám đứng ra để trả lại sự thật cho lịch sử”, đạo luật là “một niềm an ủi, động viên lớn lao cho cộng đồng Việt Nam tỵ nạn cộng sản trên toàn thế giới” và một số kẻ tự nhận là “đấu tranh dân chủ, nhân quyền”, “yêu nước” đang bày tỏ đau buồn, phản đối đại lễ 30/4 là tỏ ra hoan hỉ với đạo luật, đả kích “Chính phủ Việt Nam can thiệp vào công việc nội bộ của nước bạn” (blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh), thách thức Chính phủ “Mấy bác ngon, giọng điệu quyết liệt vậy thì sao không triệu hồi đại sứ về nước, đóng cửa sứ quán, cắt đứt quan hệ ngoại giao với người ta luôn đi.” (blogger Nguyễn Anh Tuấn, nhân viên VOICE), còn hầu hết nhiều người dân yêu nước bày tỏ bức xúc cao độ với đạo luật này và ủng hộ phản ứng của Chính phủ, thậm chí hướng dẫn nhau cách thức phản đối trực tiếp qua facebook của ĐSQ Canada.

Như vậy khi cả đất nước, dân tộc Việt Nam đang náo nức chuẩn bị mừng đại lễ kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thì đạo luật S219 cố tình xuyên tạc bản chất cuộc chiến, phủ nhận hy sinh của hàng triệu người dân Việt Nam đổ máu cho nền hòa bình ngày nay, chạy tội cho những kẻ tay sai đế quốc xâm lược giết hại đồng bào mình, rải thảm bom, chất độc hóa học trên khắp đất nước mình, thể hiện rõ ý đồ kích động, khoét sâu hận thù dân tộc, tấn công chính sách hòa hợp hòa giải dân tộc của Đảng, Chính phủ Việt Nam là không thể chấp nhận được.

Nên chăng, Quốc hội Việt Nam thông qua nghị quyết hoặc tuyên bố lên án đạo luật này, kêu gọi người dân Canada yêu chuộng hòa bình lên tiếng phản đối đạo luật này, yêu cầu Chính phủ Canada cần khắc phục hậu quả xảy ra. Đồng thời nên chăng, cộng đồng các hội nhóm, phong trào yêu nước nên có một tuyên bố gửi cho Quốc hội, Chính phủ Canada qua ĐSQ Canada phản đối đạo luật này đã xuyên tạc lịch sử, chia rẽ đoàn kết dân tộc, kích động hận thù, phá hoại quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc

Võ Khánh Linh

6 comments:

  1. ủng hộ các bạn. Cần có Hành động thích đáng phản đối đạo luật sai trái này của phía Canada.

    ReplyDelete
  2. Phải nói với Canada rằng "ê, xưa nay tao không kiếm chuyện với mày nghe, lễ độ một chút nghen mầy".

    ReplyDelete
  3. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam phản đổi đạo luật 219 là điều đúng đắn. Đạo luật này là cho đất nước chúng tôi bị tổn thương. Những con người đã phải hi sinh vì nền độc lập này bị tổn thương. Và chúng tôi thế hệ đi sau được hưởng những hi sinh của thế hệ đi trước thấy thật sự tổn thương.

    ReplyDelete
  4. Việc Việt Nam phản đối đạo luật S219 là đều có lý do của nó. Xét một cách khách quan một quốc gia bất kỳ nào đó cũng không chấp nhật một đạo luật mà nó sinh ra với mục đích phủ nhận quá khứ làm tổn thương hiện tại

    ReplyDelete
  5. Việc Canada thông qua đạo luật trên là điều không thể chấp nhận trong quan hệ truyền thống hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Đạo luật trên cho thấy sự thiếu minh bạch không tôn trọng sự thật lịch sử khách quan của những nhà làm luật nước này. Hy vọng chính phủ và nhân dân Canada sớm hủy bỏ đạo luật vô lý trên!

    ReplyDelete
  6. Không thể chấp nhận cho Canada được. Họ đã chấp chứa cho bao nhiêu lũ dân VNCH ngu xuẩn sang tị nạn rồi. Bọn này có chết trăm lần cũng không đền được tội...
    Con đầu đàn là Nguyễn Ngọc Huy đã chết rồi. Còn Ngô Thanh Hải và lũ còn lại cũng sẽ phải chết theo. VIỆT NAM MUÔN NĂM! CỘNG SẢN MUÔN NĂM!

    ReplyDelete