Ngày 1/3/2017, báo chí Đức đã đưa tin về trong đêm hóa
trang, một chiếc xe đã in hình bà Thủ tướng Merkel sau song sắt và thêm hàng chữ
“Đây là những gì sẽ xảy ra với những kẻ phản quốc”. Sau vụ việc thị trưởng
thành phố tuyên bố, từ nay Ban tổ chức phải báo cáo và xin phép đầy đủ nội dung
có trong cuộc diễu hành. Viện công tố ngay sau đó đã vào cuộc điều tra với tôi
danh theo Điều 90 Bộ luật hình sự Đức.
Báo Đức ngày 1/3/2017 đưa tin về nhóm phỉ báng Thủ tướng Đức sẽ bị điều tra, xử lý
Được biết, trong Bộ luật hình sự Đức quy đinh rất rõ tội phỉ
báng, vu khống lãnh đạo đất nước hay chính trị gia. Điều 90 là tội “Phỉ báng tổng
thống” ghi rõ “Ai phỉ báng tổng thống công khai hoặc phán tán
truyền đơn sẽ bị phạt tù từ 3 tháng tới 5 năm” và “Phạt tù từ 6 tháng tới
5 năm trong trường hợp vi phạm vào tội vu khống (điều 187) hoặc cố ý với mục
đích nhằmmục đích gây nguy hại cho nước CHLB Đức hoặc chống lại hiến pháp”
Xem nguyên văn tiếng Đức
http://dejure.org/gesetze/StGB/90.html
Tương tự, các điều 90a, 90b, 187, 188 Bộ luật hình sự Đức
quy định rõ hành vi phỉ báng, vu khống hoặc coi thường chính trị gia, cơ quan, bộ
máy chính quyền, biểu tượng của Nhà nước đều bị xử tù với mức án đến 5 năm.
Ở Việt Nam, những hành vi này lại được quy định chung chung
trong bộ luật, cho chính trị gia, nguyên thủ cũng như dân chúng. Nếu có hành vi
vu khống, xúc phạm danh dự công dân thì bị xử tù theo Điều 122 BLHS “Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ
là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp
của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan
có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt
tù từ ba tháng đến hai năm.” hoặc Điều 258 BLHS . Còn nếu có động
cơ “chống chính quyền” mới bị ghép vào Điều 88 BLHS “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi
ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” bị phạt
tù đến 3 năm.
Những điều luật này xem ra vẫn thua các chế tài xử lý của Bộ
luật hình sự Đức bởi tính chung chung, chưa cụ thể, chỉ mặt đặt tên, bởi những
nguyên thủ, chính trị gia là “cá thể đặc biệt”. ĐỒng thời, để xử lý công dân có
lời nói, hành vi thóa mạ, phỉ báng lãnh đạo Nhà nước trên mạng, tại các cuộc tụ
tập đông người thi xử theo luật của Đức áp dụng rất nhanh, gọn, dễ.
Còn luật của Việt Nam thì phải điều tra “tính hệ thống”, “động
cơ, mục đích” của sai phạm, rõ ràng có lợi cho kẻ phạm tội, gây khó cho các nhà
điều tra và xử lý, chẳng khác nào tự đem dây cột mình lại. Chưa kể còn là cái cớ
để chính trị gia nhân quyền, dân phương Tây, trong đó có có mấy chính trị gia
nhân quyền Đức xía vào, đòi áp dụng “chuẩn mực dân chủ, nhân quyền quốc tế”. Mỗi
lần có kẻ nào bị xử lý, y như rằng, lại đem điều luật của ta ra để “tố” và phủ
nhận kết qua điều tra là tấn công, đàn áp, trả thù người “bất đồng chính kiến”.
Nếu xét rộng ra, rõ ràng hệ thống pháp luật của Việt Nam rất
chặt chẽ, nhân đạo, nhân văn, chỉ xử tù những kẻ đáng xử. Còn những hành vi bức
xúc, bột phát phỉ báng, xúc phạm nguyên thủ …tương đương với Đức kia thông thường
chỉ bị …xử phạt hành chính với mức cảnh cáo, không bằng gãi ghẻ cho kẻ có động
cơ chống phá chính quyền.
Nếu áp dụng đúng chuẩn mực của Đức, xem ra dư luận sẽ không
bức xúc khi phải chứng kiến Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển sản xuất đến hơn
200 clip xuyên tạc lịch sử, xúc phạm lãnh tụ, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước,
nay mới bị bắt. Còn hàng loạt những kẻ đang chống phá nhởn nhơ như Nguyễn Quang
A chuyên xúc phạm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và phỉ báng Đảng, Phạm Thị Đoan
Trang, Nguyên Lân Thắng…chuyên viết, chế bài ảnh tấn công công an, chửi bới cả
hệ thống chính trị, hay cả mớ những kẻ đang hăng say sản xuất clip dạng live stream trên facebook như Lê Dũng Vova, Hồng
Thái Hoàng, Thảo Teresa, …đều đáng bị đi tù từ thuở nào rồi.
Hy vọng sau khi nghiên cứu kỹ, sửa chữa Bộ luật hình sự, các
nhà làm luật Việt Nam nên tham khảo Bộ Luật hình sự Đức – trung tâm cổ súy giá
trị nhân quyền phương Tây để vận dụng, đưa vào chế định xử lý trực tiếp những kẻ
có hành vi phỉ báng lãnh tụ, phỉ báng lãnh đạo Đảng, Nhà nước, không cần đến
các “ràng buộc” về động cơ, mục đích phạm tội như hiện nay.
Võ Khánh Linh
No comments:
Post a Comment