Tuesday, March 6, 2018

Vì sao bà Đoan Trang khoác áo quyền tự do học thuật và tư tưởng để PR cho mình?

Như bài trước đã đề cập “ Phạm Đoan Trang không có tư cách nhân danh quyền tự do học thuật và tư tưởng” khi bàn về nội dung, chiêu trò của Phạm Đoan Trang và các ekip truyền thông zân chủ đang cố công tạo dựng, nhất là vào sự kiện một NGO ít danh tiếng ở nước Séc trao giải thưởng nhân quyền Homo Homini năm 2017 cho bà Đoan Trang nhằm thu hút nước ngoài chú ý đến bà và “thực trạng phong trào dân chủ Việt Nam” cũng như xây dựng biểu tượng “thủ lĩnh phong trào dân chủ Việt Nam” cho Đoan Trang.


Để giải thích vì sao Phạm Đoan Trang lại đem vấn đề tự do học thuật, tự do tư tưởng qua sự kiện công an làm việc với bà ta về sách Chính trị bình dân và các tài liệu viết lách khác của bà này để biện minh cho hoạt động của mình, trong khi hoạt động đó liên quan đến vấn đề vận động lật đổ thể chế chính trị hiện nay y như tuyên bố viết tay của bà này mới đây, chứ không phải chuyện học thuật hay tư tưởng?

Trong việc này, bà Trang định dùng một mũi tên để bắn trúng hai đích:

Thứ nhất, khi nấp sau quyền tự do học thuật, tự do tư tưởng, Trang muốn dư luận tin rằng bà cũng là một trí thức của nước Việt Nam.

 Cần lưu ý rằng lâu nay, Đoan Trang rất thèm khát cái danh hiệu “trí thức”. Trang đánh đu với các nhóm NGO bóng bẩy, viết những cuốn sách dán nhãn “nghiên cứu khoa học”, và tỏ ra yêu âm nhạc, có tinh thần nghệ sĩ cũng chỉ vì bà muốn được công nhận là kẻ có học, sâu sắc, thuộc lớp người tinh hoa và thượng lưu. Tiếc cho Trang, “trí thức” là hạng người có công trình nghiên cứu hoặc sáng tác nghệ thuật có giá trị, chứ không phải là những tuyên truyền viên chỉ đi nhại lại, xào nấu công trình của người khác. Qua cuốn “Chính trị Bình dân” đang được các nhóm chống Cộng dùng làm Mao tuyển, bà Đoan Trang đã chứng tỏ rằng mình chỉ thuộc thành phần làm chính trị mị dân. Dù cuốn sách này khơi dậy được một đám đông cuồng tín cả trong nước lẫn nước ngoài, giới trí thức đọc nó chắc chỉ cười khẩy.

Thứ hai, Đoan Trang muốn tung hỏa mù về chuyện sách vở, học thuật, để dấy lên dư luận quốc tế cần quan tâm đến “thực trạng nhân quyền ở Việt Nam” khi nhà chức trách đang “đàn áp công dân” chỉ vì  chuyện sách vở, học thuật.

Với chiến dịch truyền thông quy mô có Trịnh Hội, Trịnh Hữu Long và những trang Luật Khoa tạp chí, VOICE, Nhật ký yêu nước, RFA phát động và đồng thanh ca một “giai điệu”, Đoan Trang muốn tự biến mình thành điển hình của một trí thức bị đàn áp vì tác phẩm nghiên cứu khoa học.

Thực tế cho thấy, sách Chính trị bình dân của Đoan Trang đã được rải như bươm bướm nhiều tháng trước do chính Đoan Trang trao tặng/cho/bán công khai ở Dòng Chúa cứu thế, gặp bạn bè tại các quán cà phê, rải link ebook trên mạng mà chưa hề gặp sự ngăn chặn, hay xử lý nào, trừ việc nó bị tịch thu ở Hải quan Đà Nẵng cùng với mớ sách khác và bị công an mời làm việc cùng với hàng loạt các tài liệu khác của bà. Các nhà chức trách và giới trí thức đủ tỉnh táo để thấy rằng trong thời đại Internet, Phạm Đoan Trang chỉ là một cái bong bóng dư luận nhất thời mà thôi, sách của cô chẳng có gì mới so với hàng chục bài cô đã viết /đăng trên facebook và blog trước đó.

Là một người học hành không đến nơi đến chốn và chỉ chuyên tâm làm nhà huấn luyện truyền thông cho giới zân chủ Việt Nam, tôi rất hiểu nỗi lòng của Phạm Đoan Trang, khi Trang ghen tị với trí thức và muốn bước vào hàng ngũ trí thức. Đọc vô số những dòng chia sẻ đầy tự hào về cái thời viết báo với đồng nghiệp cũ trong nước, xen lẫn các bài viết thóa mạ đồng nghiệp cũ hèn nhát, không dám nói thật, không dũng cảm như cô….đủ thấy cô đang ganh tỵ, hằn học với họ hơn bao giờ hết, nhất là trong thời đại báo chí chạy theo lợi nhuận, câu view, nhà báo được thả sức chạy theo dòng dư luận mà Đoan Trang thì thừa kỹ năng “nuôi và tạo dư luận”.

 Với nền tảng học vấn của mình, Trang cũng có thể phấn đấu để nâng tầm bản thân, chứ không phải không. Tuy nhiên, nếu muốn tự nâng tầm, Đoan Trang nên tắt Facebook để có thời gian nhìn lại đời mình hoặc đọc sách, thay vì “gặp người sang bắt quàng làm họ”, hoặc chạy theo các sóng dư luận để kiếm tiền, quyền, danh.


Tiếc rằng việc này Trang không làm được và tự tước đi các cơ hội mà xã hội, đồng nghiệp dành cho mình.

Võ Khánh Linh

No comments:

Post a Comment