Sunday, April 15, 2018

Phạm Lê Vương Các dốt luật như thế nào?


Ngày 12 tháng 4 năm 2018, nhà chống Cộng Nguyễn Viết Dũng bị tuyên án 7 năm tù giam và 5 năm quản chế vì tội “Tuyên truyền chống nhà nước”, theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự, sau một phiên tòa được tổ chức ở Nghệ An. Ngay trong ngày, nhà chống Cộng Phạm Lê Vương Các đã phát biểu như sau trên Facebook:


Phát biểu của ông Các lập tức được một số trang chống cộng, như Nhật Ký Yêu Nước và Dân Luận, đăng lại mà không kiểm chứng. Đây là một điều đáng tiếc, vì ông Các đã nói sai.
Cái sai của ông Các nằm ở hai chỗ.

Sai lần 1: Nhầm lẫn giữa “tạm giữ” và “tạm giam”

Trong bài viết, Các đã viện dẫn một “chuẩn mực xét xử quốc tế” nào đó để bênh vực Nguyễn Viết Dũng, và đả kích quy trình tố tụng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, vì ông quên nói rõ đó là bộ “chuẩn mực quốc tế” nào, nên độc giả không có cách nào kiểm chứng. Theo những gì tôi biết, thì dường như ông Các đang nhắc đến các chuẩn mực tố tụng được áp dụng ở châu Âu, Mỹ và Canada. Chẳng hạn:

_ Theo quy định của Công ước Châu Âu về Nhân quyền, thì nghi can bị “tạm giữ” phải được đưa ra truy tố, hoặc được thả tự do trong thời hạn 48 giờ kể từ khi lệnh bắt có hiệu lực. Nếu muốn giam giữ đối tượng lâu hơn, cơ quan điều tra hình sự phải có quyết định “tạm giam” của văn phòng công tố. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật của các nước châu Âu cũng cho phép ngoại lệ trong những trường hợp liên quan đến an ninh quốc gia. Chẳng hạn, theo Luật Khủng bố năm 2000 và 2006 của Anh, thì tòa án cho phép tạm giữ mà không khởi tố trong vòng 28 ngày đối với những trường hợp nghi can khủng bố (1).
_ Trong quy trình tố tụng hình sự của Mỹ, thì trong vòng 48 giờ kể từ khi bị bắt giữ, nghi can sẽ được đưa ra trước một “tòa tiểu hình” (2). Tại tòa này, bên công tố phải xem xét xem có hay không buộc tội. Trong trường hợp không có đủ căn cứ để buộc tội, tòa phải trả tự do cho nghi can. Ngoài ra, “tòa tiểu hình” cũng xét xử luôn những vi phạm nhỏ, và quyết định bị can có hay không được bảo lãnh. Quy trình ở Canada cũng vận hành theo cách tương tự.

Như vậy, có vẻ khi viện dẫn “chuẩn mực xét xử quốc tế”, ông Các đang định viện dẫn thủ tục tố tụng ở Mỹ và Canada. Đáng tiếc, khi viện dẫn luật nước ngoài, ông Các đã nhầm lẫn giữa hai khái niệm “tạm giam” và “tạm giữ”.

Trong thực tế, dù khác nhau ở một số chi tiết cụ thể, quy trình tố tụng hình sự ở Việt Nam vẫn có cùng nguyên tắc với quy trình của Mỹ và châu Âu. Theo Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 (3), thì cơ quan điều tra có quyền “tạm giữ” nghi can trong thời hạn 3 ngày kể từ khi bắt. Cơ quan điều tra cũng có quyền gia hạn “tạm giữ” thêm 2 lần, mỗi lần không quá 3 ngày. Trong thời gian này, nếu Viện Kiểm sát (bên công tố) quyết định khởi tố bị can, thì bị can chuyển sang diện “tạm giam” thay vì “tạm giữ”. Bị can có quyền được bảo lĩnh theo quy định của pháp luật, và quyền được mời người bào chữa, tương tự như ở châu Âu và Mỹ. Như vậy, về bản chất, quy trình tố tụng ở Việt Nam khá giống ở châu Âu, dù từ ngữ mà hai bên sử dụng có thể khác nhau, và thời hạn “tạm giữ” ở Việt Nam là 72 thay vì 48 giờ.

Để biết cách phân biệt nhanh “tạm giam” và “tạm giữ”, mời các bạn đọc tại đây:

Vì Nguyễn Viết Dũng bị bắt khẩn cấp và khởi tố cùng lúc, Dũng là bị can bị “tạm giam”, chứ không phải là nghi can bị “tạm giữ”. Vì vậy, thời hạn tạm giữ 72 giờ không áp dụng với Dũng. Trong khi đó, khoảng thời gian bị tạm giam của Dũng vẫn nằm trong thời hạn cho phép của pháp luật Việt Nam. Nhầm “tạm giữ” với “tạm giam” là một lỗi sai quá cơ bản, mà người từng học trường luật như ông Các không nên mắc phải.

Sai lần 2: Không tìm hiểu “chuẩn mực xét xử quốc tế” cụ thể mà Việt Nam đã ký kết

Như vậy, so với châu Âu và Mỹ, thì thời hạn tạm giữ ở Việt Nam cao hơn 1 ngày. Chênh lệch này có khiến Việt Nam vi phạm “chuẩn mực xét xử quốc tế” hay không?

Tiếc là không. Văn bản quy định “chuẩn mực xét xử quốc tế” mà Việt Nam đã ký phê chuẩn là Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị năm 1966. Vấn đề thời hạn tạm giữ, tạm giam chỉ được đề cập đến trong Khoản 3 Điều 9 của công ước này, với nội dung nguyên văn như sau:

Bất cứ người nào bị bắt hoặc bị giam giữ vì một tội hình sự phải được sớm đưa ra toà án hoặc một cơ quan tài phán có thẩm quyền thực hiện chức năng tư pháp và phải được xét xử trong thời hạn hợp lý hoặc được trả tự do. Việc tạm giam một người trong thời gian chờ xét xử không được đưa thành nguyên tắc chung, nhưng việc trả tự do cho họ có thể kèm theo những điều kiện để bảo đảm họ sẽ có mặt tại toà án để xét xử vào bất cứ khi nào và để thi hành án nếu bị kết tội.

Như vậy, vì bản công ước không quy định một thời hạn cụ thể cho việc tạm giữ, tạm giam, thời hạn tạm giữ trong Bộ Luật Hình sự Việt Nam không vi phạm công ước.

Qua vụ này, có thể thấy cả Phạm Lê Vương Các lẫn các trang chống Cộng đăng lại bài của ông đều hiểu biết rất lơ mơ về pháp luật. Ông Các là một nỗi nhục lớn của phong trào chống Cộng Việt Nam, vì phong trào từng cử ông đi “vận động quốc tế” trong kỳ UPR của Việt Nam hồi năm 2014 (6).

Chú thích:

8 comments:

  1. Đúng là đã dốt lại còn hay nói, kiến thức nông cạn mà không chịu tìm hiểu đã vội vàng quy chụp chính quyền và tòa án làm không đúng quy định, câu nói về đám dân chủ vẫn không bao giờ sai: chúng nó cáu gì cũng biết trừ luật ra.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bản chất của đám dân chủ cuội là như vậy mà, trong đầu chúng nó lúc nào cũng có tư tưởng chống đối nhưng lại không có tí gì kiến thức, nên hễ cứ vớ được cái gì có thể xuyên tạc và chống phá là chúng lao vào hít hà mà không biết đúng hay sai .

      Delete
  2. Đây cũng là tình trạng chung của rất nhiều người khi sử dụng mạng xã hội, kiến thức thì không có cộng với lười tìm hiểu nên hay bị những kẻ trên mạng dắt mũi, bị chúng nó đánh tráo khái niệm đổi trắng thay đen, đúng sai chưa biết mà cũng chia sẻ nhiệt tình.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cư dân mạng Việt Nam rất dễ bị dắt mũi, có tới hơn 2/3 dân số sử dụng mạng xã hội nhưng khoảng 90% trong số đó đều không biết chọn lọc và đánh giá những thông tin tiếp nhận trên internet. Đó chính là cơ hội tốt để cho đám phản loạn có cơ hội lợi dụng, xuyên tạc và phá hoại đất nước.

      Delete
  3. Việc làm của cơ quan chức năng là hoàn toàn chính xác và phù hợp với pháp luật Việt Nam cũng như những văn bản pháp lý quốc tế mà Việt Nam tham gia kí kết,hoàn toàn không có sai phạm nào xảy ra ở đây cả.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cái bọn này chúng có biết cái gì đâu, một kẻ viết ra được một bài xuyên tạc là cả đám bu vào thi nhau hít hà và khen hay khen giỏi, nhưng đâu ngờ rằng bài viết đó lại rất là ngu và là những cái ngu rất cơ bản, thế nên chúng nó rất hay bị hớ.

      Delete
    2. Bọn này chỉ có một vài thằng thực sự có trình độ thôi, còn lại cả đám đều là cái lũ ất ơ, đấu tranh dân chủ như một cái nghề kiếm cơm sống qua ngày thì chúng nó có biết cái gì đâu. Cứ hoạt động tích cực rồi lại bị đồng bọn cho ăn quả đắng như ả Loan thì lúc đó mới sáng mắt ra.

      Delete
  4. Luật với chả sư, học xong ra làm cho bọn rận chủ, cái gì bọn chúng nó cũng biết trừ luật ra .bảo vệ nó sống chết thì khác gì làm cho bọn chúng và cùng ý nghĩ nói xấu chế độ, nói xấu Đảng và Nhà nước ta, rồi cũng theo phe cách của chúng để rồi luật sư đó thành kẻ phế nhân, chẳng thể giúp ích cho đất nước, còn thứ luật đó thật mù quáng

    ReplyDelete