Các thế lực thù địch, phản động liên
tục rêu rao rằng, đồng bào DTTS không được tham gia bình đẳng vào đời sống
chính trị của đất nước như người Kinh, đồng bào DTTS không có quyền hành gì đối
với đất nước (?!). Lợi dụng nhận thức chưa đầy đủ của một bộ phận đồng bào
DTTS, chúng còn tuyên truyền, Đảng, Nhà nước Việt Nam khẳng định lấy chủ nghĩa
Mác- Lênin làm nền tảng tư tưởng nhưng thực chất đang làm trái với quan điểm
của chủ nghĩa Mác- Lênin về quyền dân tộc tự quyết! Từ đó chúng đã kích động
đồng bào các DTTS (Mông, Chăm, Ê đê, Ba na, Khơme) đòi tách ra thành lập nhà
nước riêng để bảo đảm quyền lợi của mình.
Sau khi Liên hợp quốc thông qua “Tuyên
ngôn về quyền của người bản địa” (2007), trong đó từ Điều 1 đến Điều 5 của
Tuyên ngôn này nói rằng: Các dân tộc bản địa có quyền tự quyết. Trên tinh thần
đó họ có quyền tự do quyết định tình trạng chính trị và tự do mưu cầu phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Các thế lực thù địch, phản động đã cố tình đánh
tráo khái niệm, gọi một số dân tộc thiểu số tại chỗ như: đồng bào Chăm ở duyên
hải miền Trung, đồng bào Khơme ở Tây Nam Bộ, đồng bào Ê đê, Ba na ở Tây Nguyên
là các dân tộc bản địa và từ đó rêu rao rằng, các dân tộc bản địa này bị các
nông, lâm trường của người Kinh và người Kinh cướp đất, vì vậy phải tách ra
thành lập nhà nước riêng để đòi lại những gì “thuộc về” mình (?!).
Trên thực tế, Đảng, Nhà nước ta luôn
tạo cơ hội, điều kiện để đồng bào DTTS tham gia xây dựng hệ thống chính trị,
quản lý đất nước. Đặc biệt, Đảng, Nhà nước rất chú trọng đến chính sách phát
triển đội ngũ cán bộ DTTS. Nhờ đó, đội ngũ cán bộ DTTS tham gia vào các cơ quan
Đảng, Nhà nước ngày càng tăng về số lượng và nâng cao về chất lượng. Kết quả
bầu cử tại 67 đảng bộ trực thuộc Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025 có 11,68% cấp ủy
viên người DTTS (cao hơn nhiệm kỳ trước 0,72%). Tại Đại hội XIII của Đảng có 13
Ủy viên Trung ương Đảng là người DTTS. Tại Quốc hội khóa XV có 89 đại biểu
người DTTS, chiếm 17, 84% số đại biểu (là tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay).
Chủ nghĩa Mác- Lênin về quyền dân tộc
là nói đến quyền của các dân tộc quốc gia (nation) trong hoàn cảnh chủ nghĩa
chủ nghĩa tư bản đã phát triển thành chủ nghĩa đế quốc đi xâm chiếm thuộc địa,
các dân tộc thuộc địa (nation) có quyền tự quyết/tách ra để thành lập quốc gia
độc lập. Việc các thế lực thù địch đánh tráo khái niệm dân tộc quốc gia
(nation) với khái niệm dân tộc tộc người (ethnic) để rêu rao Đảng, Nhà nước ta
làm trái với quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin là sự xuyên tạc trắng trợn.
Khái niệm “người bản địa” có nguốn gốc
lịch sử gắn liền với thời kỳ chủ nghĩa đế quốc đi xâm chiếm, áp đặt sự thống
trị ở các nước thuộc địa. Ở các nước này có 2 tầng lớp người: một là những
“quan cai trị” và những người di cư đến làm ăn có quan hệ mật thiết với bộ máy
cai trị và một là cộng đồng những người dân thuộc địa, bị thống trị được gọi là
“người bản địa” hoặc “người bản xứ”. Ở Việt Nam, khi chế độ thực dân xâm lược
bị đánh đổ thì khái niệm “người bản địa” cũng không còn cơ sở tồn tại. Đây là
một sự thật lịch sử không thể bác bỏ.
Việc các thế lực thù địch kích động lợi
dụng sự hiểu biết chưa đầy đủ của một bộ phận đồng bào DTTS để kích động tư
tưởng ly khai, tự trị, để đồng bào đòi tách ra thành lập quốc gia riêng là hành
động gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta.
No comments:
Post a Comment