Cùng
với các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, vấn đề tôn giáo cũng luôn bị các
thế lực thù địch lợi dụng nhằm chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, phá hoại khối
đại đoàn kết dân tộc. Do vậy, việc nhận diện một số thủ đoạn mà các thế lực thù địch và các phần tử cực đoan
thường lợi dụng vấn đề tôn giáo nhằm chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam như: lợi
dụng truyền đạo trong đồng bào dân tộc thiểu số nhằm hình thành tư tưởng ly
khai và chủ nghĩa dân tộc cực đoan; xuyên tạc chính sách tôn giáo nhằm can
thiệp vào chính trị nội bộ, mặc cả trong các quan hệ đối ngoại của Việt Nam;
tôn giáo hóa các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội; lợi dụng hạn chế trong thực
hiện chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam; lợi dụng vấn đề
đất đai liên quan đến cơ sở tôn giáo; lợi dụng mạng xã hội và diễn đàn quốc tế;
lợi dụng các hoạt động từ thiện xã hội có ý nghĩa quan trọng định hướng công
tác ngăn ngừa, đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá trên lĩnh vực
tôn giáo này
Trước tiên, cần
phải nhận thấy rõ mưu đồ, hoạt động lợi dụng hạn chế trong thực hiện chính sách
dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam để công kích Đảng, Nhà nước, công
kích chế độ của các thế lực thù địch, phản động.
Trong
thời kỳ đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước
ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân ngày càng được nâng cao, vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định
trên trường quốc tế. Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia khác, quá trình phát
triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam cũng không tránh khỏi một số hạn chế trong
công tác quản lý, điều hành trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội nói chung và
trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo nói riêng.
Lợi
dụng những tồn tại, hạn chế này, các thế lực thù địch trong và ngoài nước đã
thổi phồng, quy kết mọi tồn tại, hạn chế đó là do sự sai lầm, yếu kém trong
công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, điều hành của Nhà nước. Từ đó, chúng xúi
giục một số chức sắc tôn giáo và một số đối tượng phản động là người dân tộc
thiểu số kích động tín đồ và đồng bào dân tộc thiểu số khiếu kiện, nêu yêu sách
với các danh nghĩa như: đòi quyền lợi cho tôn giáo, quyền lợi cho người dân tộc
thiểu số, bảo vệ cuộc sống của người dân, của các nhóm yếu thế, kích động di cư
tự do, xuất cảnh trái phép gây khó khăn cho công tác quản lý, gây mất an ninh
trật tự, bất ổn chính trị tại một số địa bàn. Âm mưu của các thế lực thù địch
là tạo ra các lực lượng chống đối Đảng, Nhà nước ngay trong lòng đất nước, tạo
nên sự liên kết chống đối trong và ngoài nước hòng tạo cơ hội lật đổ chế độ
thông qua các phong trào kiểu như “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” tại
Việt Nam.
Chẳng
hạn như, mới đây lợi dụng sự việc một nhóm đối tượng gây mất an ninh trật tự ở
Đắk Lắk, các tổ chức, cá nhân chống phá, thù địch, thiếu thiện chí với Việt Nam
lập tức khai thác triệt để nhằm vu cáo chính quyền, xuyên tạc các chủ trương
chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Đáng
chú ý, chiêu bài vu cáo “Nhà nước Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền” tiếp
tục được các đối tượng chống phá triệt để sử dụng như cho rằng nguyên nhân của
vụ việc là do “người dân tộc không khuất phục, không quy thuận người Kinh”, “do
căng thẳng sắc tộc, tôn giáo”. Có thể thấy, đây là một trong những chiêu trò
quen thuộc của chúng nhằm cố tình xuyên tạc bản chất của vụ việc, hướng lái dư
luận theo những ý đồ đen tối.
Trong
khi đó, dựa trên những kết quả điều tra thực tế, cơ quan chức năng đã đánh giá
đây là vụ khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân gây hậu quả đặc biệt nghiêm
trọng, hành vi của các đối tượng rất man rợ, mất nhân tính, thể hiện quyết tâm
thực hiện tội phạm đến cùng.
Lực
lượng công an đã có tài liệu, chứng cứ chứng minh vụ án xảy ra còn do có sự hậu
thuẫn, chỉ đạo từ một số tổ chức, cá nhân ở nước ngoài, thậm chí cử đối tượng
từ nước ngoài xâm nhập trái phép về Việt Nam dàn dựng, chỉ đạo tấn công khủng
bố. Hiện nay các cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra làm rõ để xử lý
nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật. Thông tin về vụ việc đã được công
bố kịp thời trên các phương tiện truyền thông đại chúng để người dân chủ động
nắm bắt, hiểu rõ bản chất vấn đề, tuyệt đối không tin, nghe theo những luận
điệu xuyên tạc của các đối tượng xấu.
Vụ
việc nêu trên một lần nữa cho thấy các thế lực thù địch, phản động luôn dùng
mọi âm mưu, thủ đoạn hòng chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, xuyên
tạc chính sách dân tộc ở Việt Nam.
Thực
tế, nhiều năm qua, mỗi khi xảy ra vấn đề nào có liên quan đến đồng bào dân tộc
thiểu số thì các đối tượng này đều tìm cách triệt để lợi dụng với mục đích kích
động mâu thuẫn, xung đột, làm căng thẳng tình hình, từ đó tìm cách mua chuộc,
lôi kéo những người thiếu hiểu biết, bất mãn thực hiện các hành vi chống phá,
gây rối theo sự điều hành, dẫn dắt của chúng. Bằng cách này chúng âm mưu tạo ra
những mầm mống ly khai, chia rẽ nội bộ từ bên trong, gây bất ổn về chính trị,
làm suy yếu chính quyền địa phương.
Thí
dụ việc một số đồng bào dân tộc thiểu số do chưa nắm rõ thông tin nên chưa đồng
tình với một vài chính sách ở các địa phương, đã được các đối tượng phản động
lập tức xuyên tạc thành “chính quyền đàn áp người dân tộc thiểu số, vi phạm
quyền tự do tôn giáo, nhân quyền của đồng bào du canh du cư”, nhằm kích động
người dân bất hợp tác, chống đối cơ quan chức năng, hủy hoại tài sản của Nhà
nước, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn.
Bên
cạnh đó các đối tượng chống phá thường xuyên khai thác sự chênh lệch về mức
hưởng thụ đời sống văn hóa, tinh thần giữa các vùng miền để khoét sâu những khó
khăn, thiếu thốn của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhất là khu vực miền núi,
vùng sâu, vùng xa, những nơi xảy ra thiên tai, dịch bệnh từ đó xuyên tạc rằng
“Đảng, Nhà nước ta thiếu quan tâm”, “đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
bị ngược đãi, phân biệt đối xử”...
Chưa
kể, lợi dụng một số yếu kém, sai phạm trong công tác quản lý, điều hành ở một
số địa phương, các đối tượng chống phá lập tức lu loa, biến thành vấn đề chính
sách dân tộc của Việt Nam là thiếu bình đẳng, không công bằng. Mưu đồ sâu xa là
từ việc gây ra những “đốm lửa nhỏ” như vậy các đối tượng chống phá hy vọng sẽ
thổi bùng lên thành những “đám cháy” lớn để kích động lôi kéo, tập hợp lực
lượng chống phá Đảng, Nhà nước, kêu gọi sự can thiệp của các tổ chức quốc tế
nhằm “quốc tế hóa” các vấn đề nội bộ, từ đó lật đổ chế độ, cản trở sự phát
triển của Việt Nam.
Nhận
diện rõ âm mưu, thủ đoạn hoạt động này là căn cứ cơ quan chức năng, mỗi cán bộ,
đảng viên nâng cao cảnh giác, chủ động đấu tranh, ngăn chặn, không để chúng có
cơ hội xuyên tạc, kích động.
No comments:
Post a Comment