Cùng
với các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, vấn đề tôn giáo cũng luôn bị các
thế lực thù địch lợi dụng nhằm chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, phá hoại khối
đại đoàn kết dân tộc. Do vậy, việc nhận diện một số thủ đoạn mà các thế lực thù địch và các phần tử cực đoan
thường lợi dụng vấn đề tôn giáo nhằm chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam như: lợi
dụng truyền đạo trong đồng bào dân tộc thiểu số nhằm hình thành tư tưởng ly
khai và chủ nghĩa dân tộc cực đoan; xuyên tạc chính sách tôn giáo nhằm can
thiệp vào chính trị nội bộ, mặc cả trong các quan hệ đối ngoại của Việt Nam;
tôn giáo hóa các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội; lợi dụng hạn chế trong thực
hiện chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam; lợi dụng vấn đề
đất đai liên quan đến cơ sở tôn giáo; lợi dụng mạng xã hội và diễn đàn quốc tế;
lợi dụng các hoạt động từ thiện xã hội có ý nghĩa quan trọng định hướng công
tác ngăn ngừa, đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá trên lĩnh vực
tôn giáo này
Trước tiên, cần
phải nhận thấy rõ mưu đồ, hoạt động xuyên tạc chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà
nước Việt Nam nhằm kiếm cớ can thiệp vào chính trị nội bộ, tạo sức ép và mặc cả
trong các quan hệ đối ngoại của các thế lực thù địch, phản động những năm qua.
Trong
những năm qua, các phần tử phản động là người Việt Nam ở trong và ngoài nước đã
câu kết với các thế lực thù địch nước ngoài chống phá Việt Nam bằng cách công
bố những báo cáo sai sự thật về tự do tôn giáo ở Việt Nam thông qua cách tiếp
cận thông tin một chiều, phiến diện, thiếu thiện chí.
Năm
1998, Quốc hội Mỹ ban hành Đạo luật tự do tôn giáo quốc tế và thành lập Ủy ban
tự do tôn giáo quốc tế Mỹ. Theo quy định của Đạo luật này, cán bộ ngoại giao
của Mỹ ở các quốc gia có trách nhiệm thu thập thông tin về tình hình tự do tôn
giáo ở nước sở tại. Ngoại trưởng và các đại sứ lưu động về tự do tôn giáo quốc
tế Mỹ, hằng năm sẽ phải trình lên Quốc hội “Báo cáo thường niên về tự do tôn
giáo quốc tế, bổ sung các báo cáo mới nhất về nhân quyền với những thông tin
chi tiết về các vấn đề liên quan tới tự do tôn giáo quốc tế”. Trên cơ sở báo
cáo của Ngoại trưởng cùng một số nguồn thông tin khác, Văn phòng Ủy ban tự do
tôn giáo quốc tế Mỹ sẽ tổng hợp và báo cáo Quốc hội về tình hình tự do tôn giáo
của mỗi quốc gia. Các bản báo cáo này sẽ được chính quyền Mỹ sử dụng để xây
dựng chính sách, triển khai công tác ngoại giao và trừng phạt các nước mà họ
cho là có vi phạm tự do tôn giáo. Đây là quy định nhằm can thiệp trắng trợn vào
nội bộ nước khác dưới chiêu bài tự do tôn giáo kiểu Mỹ.
Các
năm từ 2004 đến 2006, Mỹ cáo buộc Việt Nam có vi phạm tự do tôn giáo và đưa
Việt Nam vào Danh sách các nước cần được quan tâm đặc biệt (CPC). Sau nhiều
năm, với sự đấu tranh kiên quyết và thực tiễn thực hiện chính sách, pháp luật
tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, Mỹ đã phải đưa Việt Nam ra
khỏi danh sách CPC. Tuy nhiên, một số chính khách cực đoan thiếu thiện chí với
Việt Nam ở các nước như Mỹ, Anh, Đức, Canađa và các phần tử phản động người
Việt Nam vẫn luôn ráo riết tác động tới Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Mỹ và Tổ
chức theo dõi nhân quyền (HRW) có trụ sở ở Mỹ,... để thông qua các báo cáo, các
nghị quyết, thông cáo, phúc trình có nội dung xuyên tạc, làm cho cộng đồng quốc
tế hiểu sai về tình hình tôn giáo ở Việt Nam, nhằm đưa Việt Nam trở lại danh
sách CPC, bất chấp những nỗ lực của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong việc bảo đảm
tự do tôn giáo cho người dân.
Báo
cáo thường niên của Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Mỹ trong các năm 2017 đến nay
đã có những nhận định thiếu khách quan và xuyên tạc trắng trợn về tự do tôn
giáo ở Việt Nam như: Luật Tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam “quy định sự kiểm
soát đáng kể của Chính phủ đối với các hoạt động tôn giáo và bao gồm các điều
khoản mơ hồ cho phép hạn chế quyền tự do tôn giáo”; “Tín đồ tôn giáo bị nhà
chức trách sách nhiễu”; “Chính phủ Việt Nam đàn áp mọi tôn giáo, bắt giữ những
người biểu tình ôn hòa để đòi hỏi tự do tín ngưỡng và tự do thờ phụng”; “Các
tôn giáo ở Việt Nam bị buộc im tiếng hay biến thành công cụ của nhà nước”; “Nhà
nước Việt Nam gây khó khăn cho việc đăng ký và công nhận tổ chức tôn giáo”; Các
nhân vật đấu tranh cho tự do tôn giáo luôn bị nhà nước gây khó khăn trong hoạt
động, bị hạn chế đi lại; Ở Việt Nam có các “tù nhân lương tâm”, “tù nhân tôn
giáo”...Đặc biệt, gần đây nhất, tháng 12-2022, dựa trên những thông tin một
chiều, phiến diện, thiếu khách quan, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa Việt Nam vào cái
gọi là “Danh sách theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo”.
Đó
là những cáo buộc rất thiếu thiện chí, áp đặt với ý đồ xấu, hậu thuẫn cho các
hoạt động vi phạm pháp luật của một số chức sắc, tín đồ tôn giáo cực đoan ở
Việt Nam với chiêu bài “đấu tranh cho tự do tôn giáo”, “dân chủ, nhân quyền”.
Đồng thời, thông qua những cáo buộc này, một số chính khách phương Tây nêu điều
kiện, yêu sách đối với Việt Nam trong các quan hệ ngoại giao, nhằm đưa Việt Nam
vào quỹ đạo ảnh hưởng, phục vụ cho lợi ích của họ và hòng từng bước chuyển hóa
chế độ chính trị ở Việt Nam; đưa Việt Nam theo hướng tự do, dân chủ kiểu phương
Tây; tạo cớ để can thiệp vào công việc nội bộ, chia rẽ đoàn kết dân tộc, gây
bất ổn chính trị, xã hội ở Việt Nam.
Đáng chú ý, những năm gần đây, lợi dụng sự phát triển mạnh mẽ
trên lĩnh vực thông tin, truyền thông, một số đối tượng cực đoan trong các tôn
giáo triệt để lợi dụng Internet, mạng xã hội để tán phát, chia sẻ nhiều tài
liệu có nội dung vu cáo Đảng, Nhà nước "đàn áp tôn giáo"; công
kích số chức sắc, tín đồ tôn giáo tiến bộ, yêu nước, tham gia các tổ chức chính
trị - xã hội; kêu gọi các nước lấy vấn đề tự do tôn giáo để làm điều kiện trong
việc đàm phán, ký kết các thỏa thuận hợp tác song phương cũng như đa phương,
qua đó tìm cách can thiệp công việc nội bộ của Việt Nam. Đặc biệt, có chức sắc
còn công khai đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản tại
Việt Nam, tuyên truyền, cổ xúy quan điểm đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập,
cho rằng "tự do tôn giáo" là quyền, không chịu sự quản lý của Nhà
nước, đòi phi chính trị hóa lực lượng vũ trang và xây dựng xã hội dân sự Việt
Nam theo mô hình các nước phương Tây.
Nhận diện rõ những thủ đoạn chính của các thế lực thù địch
trong việc lợi dụng vấn đề dân tộc chống phá cách mạng Việt Nam hiện nay là
nhằm góp phần ngăn chặn sự phá hoại của các thế lực thù địch, các phần tử xấu
chống phá cách mạng Việt Nam, bảo vệ chế độ, bảo vệ cuộc sống bình yên của đồng
bào các dân tộc thiểu số nói riêng, của nhân dân Việt Nam nói chung trong tiến
trình đổi mới đất nước, phát triển kinh tế- xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
No comments:
Post a Comment