Thursday, October 3, 2024

Cần phân biệt “tín ngưỡng hợp pháp” và “tà đạo”

 


Gần đây, Chính phủ Hoa Kỳ, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) cùng một số tổ chức phi chính phủ (NGO) liên tục cáo buộc Việt Nam “đàn áp tôn giáo,” “xâm phạm quyền dân tộc bản địa” của người Mông. Đáng chú ý, họ quy kết mọi biện pháp của chính quyền Việt Nam với các tổ chức núp bóng tôn giáo (ví dụ “tà đạo Dương Văn Minh,” “phong trào AI”*) là hành động “bóp nghẹt tự do tín ngưỡng.”

Tuy nhiên, thực tế cho thấy các nhóm này không phải “tín ngưỡng hợp pháp,” mà là tà đạo, có dấu hiệu lợi dụng đức tin để thúc đẩy ý đồ ly khai, “tự trị” hoặc trục lợi chính trị. Bản chất hoạt động của họ không thuần túy cầu nguyện ôn hòa, trái lại kích động, lôi kéo, đe dọa người dân, mưu toan chống chính quyền. Do vậy, việc Việt Nam xử lý nhóm cực đoan, tà đạo này không phải “đàn áp tôn giáo,” mà nhằm bảo vệ an ninh, bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng chân chính của mọi công dân.

Tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp (chính thống) phải đáp ứng quy định pháp luật, hướng đến nhu cầu tâm linh, đạo đức và được pháp luật bảo hộ. Nó được  đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước, có điều lệ, giáo lý minh bạch; hoạt động đúng pháp luật, đóng góp tích cực cho đời sống xã hội. Tôn giáo chính thống tôn vinh giá trị nhân ái, hòa bình; hướng con người làm việc thiện, sống có ích, không kích động bạo lực hay hô hào lật đổ, ly khai; không lợi dụng tín đồ để thu lợi chính trị hay kinh tế phi pháp. Mọi hoạt động cầu nguyện, lễ nghi tôn giáo thuần túy đều được Nhà nước Việt Nam tôn trọng, không can thiệp. Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo 2016 khẳng định rõ quyền tự do tôn giáo của mọi người.

Còn “Tà đạo”, bản chất là hình thức lợi dụng đức tin, trục lợi chính trị. Tà đạo thường lạm dụng danh nghĩa thần thánh, giáng thế, tạo tin đồn “đấng cứu thế,” “bản mệnh” nhằm thu hút tín đồ. Mục đích chính: lôi kéo quần chúng, phục vụ mưu đồ ly khai, thành lập “nhà nước riêng,” hoặc chống chính quyền, trục lợi kinh tế (bắt nộp tiền, bán tài sản). Thay vì rao giảng đạo đức, kêu gọi “không nghe chính quyền,” “không thực hiện quy định pháp luật,” hoặc “cầu nguyện tập thể chờ thế lực siêu nhiên đưa sang vùng đất hứa.”. Kết cục nhiều gia đình thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội (bán hết tài sản, di cư bất hợp pháp); làm mất ổn định an ninh vùng cao.Hơn nữa, tà đạo xâm hại quyền tự do đích thực vì cưỡng ép thành viên, gieo rắc mê tín cực đoan, kích động bạo lực. Hậu quả trực tiếp cho chính tín đồ: bị xúi giục vi phạm luật, hoặc bị tịch thu tài sản, lún sâu vào hoạt động phi pháp.

Nhiều tà đạo núp bóng “cứu rỗi” nhưng mục tiêu là “thành lập nhà nước Mông tự trị” hoặc phong trào “AI” (tự xưng “Ánh sáng,” “Tuyên ngôn Mới”) có ý đồ chống chính quyền và đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ, gây chia rẽ dân tộc, làm bất ổn ở khu vực đồng bào Mông. Nõ sẽ kích động tín đồ bán hết gia sản đi “tìm vua Mông,” “không làm ruộng,” “không cho con đi học,”... dẫn đến suy thoái kinh tế gia đình, nghèo đói, mất an ninh. Tôn giáo chân chính khuyên con người hướng thiện, đoàn kết, tuân thủ luật pháp. Ngược lại, tà đạo lợi dụng niềm tin, mượn cớ “đạo” để chia rẽ, cướp bóc, chống chính quyền.

Việt Nam bảo đảm tự do tín ngưỡng chính đáng cho người Mông. Hàng loạt tôn giáo, giáo phái hoạt động bình thường. Người Mông có truyền thống tâm linh đa dạng (thờ cúng tổ tiên, đạo Tin Lành, Công giáo...), đều được đăng ký hoặc được công nhận bởi Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo 2016. Nhiều hội thánh Tin Lành dành cho đồng bào Mông tổ chức sinh hoạt tôn giáo bình thường, không hề bị đàn áp.

Chương trình 135, Nghị quyết 30a,... tập trung nâng cao hạ tầng, y tế, giáo dục cho vùng dân tộc thiểu số, trong đó có người Mông. Nhiều lễ hội Mông, phong tục tết, thậm chí tiếng Mông được phổ biến trong giáo dục và truyền thông địa phương. Chính quyền chỉ truy tố, khởi tố cá nhân nếu họ tổ chức, lãnh đạo tà đạo lôi kéo, chống phá, ly khai, chứ không can thiệp vào người dân tu tập tôn giáo chính đáng.

Tóm lại, chính sách của Việt Nam phân biệt chặt chẽ giữa tôn giáo hợp pháp, tuân thủ luật, với tà đạo lợi dụng đức tin để trục lợi chính trị. Xử lý tà đạo không thể bị quy chụp là “đàn áp tôn giáo.” Các cáo buộc của Chính phủ Hoa Kỳ, USCIRF và một số NGO rằng Việt Nam vi phạm quyền bản địa, tự do tín ngưỡng thực chất thiếu căn cứ, bỏ qua bối cảnh là một nhóm cực đoan, phản động, mượn danh tôn giáo để ly khai.

 

No comments:

Post a Comment