Buồn thay cho “Một góc nhìn khác”
Trương Duy Nhất vốn là một
nhà báo “lề phải”, nhưng vì đếch khoái cái gò bó, “bồi bút” nên Nhất lập blog “Một
góc nhìn khác” để được tự do “làm báo” theo ý mình.
Ban đầu blog của Nhất là một
hiện tượng, với nhiều bài góc cạnh, sắc sảo kiểu như bài Nhóm thương binh côn đồ & bà Lê Hiền Đức
nên blog được nhiều người đọc. Nhưng gần đây những bài góc cạnh đó hiếm hoi
dần, thay vào đó khá nhiều bài dạng câu view, lá cải, kiểu như bài Tổng bí
thư và Thủ tướng nên ra đi. Đọc bài này có cảm tưởng như Nhất chọn cách
chém gió thay vì duy trì “góc nhìn” của mình.
Chắc Nhất không đến nối thiểu
năng mà không biết cái cơ chế tập thể lãnh đạo và cùng chịu trách nhiệm ấy thì
“Tổng bí thư”, “Thủ tướng” có được “toàn quyền” đâu, việc quy trách nhiệm cá
nhân tuyệt đối này chỉ tồn tại ở nước cộng hòa tổng thống. Nói khơi khơi kiểu như
Nhất phán thế này thì Obama cũng “nên ra đi” khi kinh tế Mỹ phục hồi chậm chạp,
không đảm bảo an ninh cho đất nước, thất nghiệp tràn nan, Tiến sỹ phải làm những việc hạ cấp, không đủ
sống,…Có mỗi đạo luật kiểm soát súng đạn mà mãi chẳng vận động được Quốc hội
nhất trí, đạo luật về bảo hiểm y tế bắt buộc được xem như nền tảng chính sách
của Đảng Đân chủ cũng chẳng làm nên hồn!.
Nhất phán thì cứ phán chứ cả
bộ máy Quốc Hội, Đảng họp lên họp xuống, kiểm điểm, chém nhau tơi bời mới lòi
ra được 2 vị Tổng bí thư, Thủ tướng ấy chứ. Các vị ấy “lên”, “xuống” gắn với lộ
trình chứ, đâu phải “tự do” như Nhất, thích thì làm, không thích thì nghỉ! Khi
kêu 2 vị ấy không làm được đất nước
“tiến bộ”, thì giải pháp của Nhất là “Để cứu vãn
tình hình kinh tế và chính trị lúc này, chỉ có
một cách: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải ra đi.”
nghe có gì đó không ổn lắm, không hơn chém gió là mấy. Nếu 2 vị ấy ra đi mà cứu
được cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị này xem ra cả thế giới nên học giải
pháp của Nhất! (Sic)
Chắc do xa rời nghề báo,với
những ưu thế về phương tiện tác nghiệp, quan hệ xã hội, “nền tảng vật chất” cho
ngòi bút chuyên nghiệp hành nghề không còn nên dần dần những bài viết góc cạnh
ấy hiếm hoi dần. Có lẽ vì thế, để duy trì khát khao làm báo bằng blog, Nhất
phải chuyển sang những chuyện câu view kiểu này thì “bất ổn” rồi. Những chủ đề
nhân sự, bộ máy cung đình này Nhất làm sao chém gió bằng vua,quan hay dân làm
báo được, họ có cả đội ngũ “biên tập” đa dạng, phong phú mà còn nhanh chóng
chết yểu khi “nguồn” cạn kiệt, nữa là Nhất ngồi nhà, tự “cô lập” mình với cái
laptop, sống trong “thế giới ảo” thì làm sao đú nổi.
Tiếc cho Nhất, tiếc cho một
cây bút góc cạnh đã cùn, cằn, cỗi. Chuyện của Nhất khiến ta liên tưởng đến giới
nhà báo, nhà văn thời Liên Xô hay trước đổi mới của ta, cứ kêu chính quyền kìm
kẹp, mất tự do nên chẳng có tác phẩm hay. Ấy nhưng khi được “ tự do”, thì chính
những nhà văn, nhà thơ của Liên Xô ấy cũng chẳng làm được cái gì ra hồn. Các
nhà văn, nhà thơ nước ta khéo giờ còn thê thảm hơn. Nguồn căn có phải là sự “gò
bó”, “định hướng”, không hẳn thế, bút lực nằm ở “nguồn mực” từ dữ liệu cuộc
sống, từ chính tài năng “trong sáng” của họ cùng với nhiệt huyết cống hiến kia.
Giống như Nhất, được “tự do”
làm báo, nhưng vì thiếu “hơi thở cuộc sống” nên dù góc cạnh đến mấy, cũng trở
nên cùn mài, rồi tự biến mình thành lá cải, chém gió như bao “nhà báo” tự phát khác. Có lẽ đến lúc Nhất nên “định
hướng” lại cho mình, nếu không cũng sẽ “uổng phí một đời tài hoa”!
VKL
Nhà dột, hư hỏng từ nền móng đến nóc thì chỉ có đập đi xây lại, còn cứ vá víu thì có thợ giỏi cỡ nào cũng chẳng làm nên trò trống gì
ReplyDelete