Sunday, April 28, 2013

Nhìn Lại Hai Cuộc Chiến Ở Việt Nam

Nhìn Lại Hai Cuộc Chiến Ở Việt Nam
Cuộc Chiến 20 Năm Chống Mỹ: 1955-1975
Một Khảo Luận Qua Các Tài Liệu
Trần Chung Ngọc
 26-Apr-2013
PHẦN II:
    3
LTS: Sẽ thật là vô cùng ích kỷ nếu chỉ nhớ đến hận thù và chỉ nhắc những thiệt thòi, những tủi nhục của một số người, không vì lợi ích cho đất nước, mà bỏ qua những thiệt thòi, những oan khiên của cả một số đông, chịu hy sinh cả đời để đổi lấy ngày vinh quang của dân tộc và sự thống nhất đất nước.
Thử nghĩ, Việt Nam đã có bao giờ đến Pháp hay Mỹ để tàn phá, gây hại, hay chọc giận những nước này, để rồi chịu đựng bom đạn hàng mấy chục năm chiến tranh, để lãnh nhiều tai họa cho đến ngày nay, và để bị cái tôn giáo ác ôn của họ ngộ độc một phần dân tộc và gây chia rẽ mãi mãi trong đất nước nhỏ xíu này? Thế mà, than ôi, bây giờ có người còn hô hố "Ai thắng ai?", ý vui mừng rằng Mỹ đã thắng, vì gần đây Việt Nam đã chịu để cho Mỹ bình thường hóa ngoại giao!
Thử nghĩ, những khổ cực hay tủi nhục khó tránh cho một số người, trong một giai đoạn hậu chiến (đổi đời, trại cải tạo, kinh tế mới,..) và hoàn cảnh đất nước bị cấm vận lúc bấy giờ, làm sao có thể so với mức độ và thời gian một số đông dân chúng ở cả hai miền chịu cảnh bị đốt nhà, bị tàn phá dưới 7 triệu tấn bom đạn, bị tiêu diệt mầm sống với 77 triệu lít chất độc Da Cam, bị đổ gạo, chịu bắt bớ, chịu đòn bọng, chịu đói khát trong lao tù, chịu tan tác gia đình,... vì ngoại nhân, và chịu đánh đập tra tấn ác độc ở những nhà tù thật kinh khiếp của chế độ Ngô Đình.
Thử nghĩ, làm sao có thể đem cái nư "dân chủ, nhân quyền" của bọn lái buôn chính trị ra để đánh đổi với cái thắng lợi năm 1975 của của đất nước vang dội khắp địa cầu? Thế mà, có một số người đã nhẫn tâm muốn xóa bỏ lịch sử này, đã đánh giá sai lầm sự hy sinh vô giá của những anh hùng liệt sĩ, đã phê phán một cách tàn ác, vong ân bội nghĩa, rằng những hy sinh đó "vô nghĩa!" chỉ vì quan niệm hưởng thụ cá nhân. Họ bi thảm hóa những bất toàn trong xã hội ngày nay để lập luận bội bạc những công ơn của các bậc cha ông ngày xưa.
Có những sự thật khiến cho ta đau lòng, nhưng chính những sự thật đó lại có tác dụng giải thoát những vướng mắc trong đầu óc chúng ta vì chúng ta chỉ nhìn các vấn đề đã bị méo mó biến dạng qua lăng kính của thiên kiến.
Đọc những cái nhìn về lịch sử cuộc chiến 20 năm qua từ những nhà trí thức khắp nơi mà GS Trần Chung Ngọc tóm gọn trong 2 phần của bài viết này, chúng tôi tin rằng bạn sẽ có nhiều suy nghĩ chính chắn hơn, cũng như chính tác giả đã suy nghĩ rất nhiều về giai đoạn đau thương này.(SH)

 
 
Trong Phần I của bài “Nhìn Lại Hai Cuộc Chiến Ở Việt Namhttp://sachhiem.net/TCN/TCNls/TCNls16.php, tôi đã chứng minh vài điểm sau đây:
1. Việt Nam là Cộng sản hay Quốc gia không phải là nguyên nhân của cuộc chiến thứ nhất, mà nguyên nhân chỉ là Pháp muốn trở lại để tái lập nền đô hộ trên đất nước Việt Nam và Việt Nam kháng chiến, thế thôi.
2. Giải pháp Quốc Gia của Pháp chỉ là mánh khóe vận động những người không Cộng sản thiếu hiểu biết chính trị, hoặc có thể thân Pháp, không biết rằng chiêu bài chống Cộng của Pháp chỉ để che đậy mục đích chính là tái lập thuộc địa của Pháp ở Việt Nam. : Giải pháp này do Vatican chủ trương đưa ra. Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 – Tập A: 1939-1946 (Houston, TX: Văn Hóa, 1996), tr. 295.
3. Mỹ thực sự không quan tâm đến việc giúp Việt Nam, tất cả những hành động tự quyết của Mỹ ở Việt Nam chỉ là để phục vụ cho quyền lợi và đường hướng chính trị của Mỹ. Do đó, Mỹ đã quyết định đơn phương giúp Pháp đủ mọi thứ vũ khí, từ máy bay, xe thiết giáp, đại bác cho đến các loại súng nhỏ, tổng số lên tới 80% quân phí, trong mưu đồ tái lập nền đô hộ của Pháp ở Việt Nam bằng quân sự.  Không ai có thể nói là giúp Pháp tái lập nền đô hộ ở Việt Nam là giúp dân Việt Nam.
4. Trong triều đại Eisenhower, khi hai anh em ngoại trưởng và giám đốc CIA, John Foster Dulles và Allen Dulles, đều là người Ca-tô giáo, cùng với Hồng Y Spellman và Giáo hoàng Pius XII hoạch định chính sách Mỹ, Quân lực Mỹ đã dự định thả từ 1 tới 6 quả bom nguyên tử nặng 31 ngàn tấn xuống lực lượng Việt Nam. Lẽ dĩ nhiên, nếu kế hoạch này thực hiện thì những nạn nhân của bom nguyên tử ở Điện Biên Phủ không chỉ là Cộng sản mà còn có (1/3) lính Quốc Gia và (2/3) lính Pháp trong đó. Vì vậy, Pháp và Anh đều phản đối kế hoạch này.
5. Mỹ đã đánh giá sai lầm Hồ Chí Minh vì Mỹ cho rằng Hồ Chí Minh là tay sai theo lệnh của Nga Sô trong cuộc chiến chống Pháp, trong khi Mỹ không có một bằng chứng nào chứng tỏ như vậy nhưng cứ cho là như vậy. Mặt khác, chúng ta biết rằng ông Hồ đã viết 8 lá thư cho Tổng Thống và Ngoại Trưởng Mỹ mà nội dung chỉ là yêu cầu Mỹ ủng hộ tinh thần cho nền độc lập mới thu hồi của Việt Nam, nhưng Mỹ đã không trả lời và có những hành động đẩy ông Hồ về phía Cộng sản khi ông Hồ không có sự chọn lựa nào khác để thực hiện cuộc chiến đấu giành lại nền độc lập và thống nhất quốc gia.
Về chuyện này, giáo sư Loren Baritz viết trong cuốn “Backfire: Vietnam – The Myths that made us fight, the illusions that helped us lose, the legacy that haunts us today”, trang 343: “Có phải là vì tiếc giá tiền của một con tem (để trả lời Hồ Chí Minh) Mỹ đã bắt buộc Hồ Chí Minh phải tìm sự giúp đỡ ở Moscow” (In saving the cost of a postage stamp did America force Ho Chi Minh to find help in Moscow?) và giáo sư hỏi: “Có đáng được gì không, với 50.000 lính Mỹ chết?” (Was it worth anything, including 50,000 dead American soldiers?)
6. Hiệp định Geneva không hề chia cắt đất nước làm hai miền riêng biệt Bắc và Nam. Vĩ tuyến 17 chỉ là một phân định tạm thời để hai bên, Pháp và Việt Minh, rút quân và người dân được tự do chọn lựa nơi mình muốn sinh sống, chờ ngày Tổng Tuyển Cử vào năm 1956 để thống nhất đất nước bằng giải pháp chính trị. Có những luận cứ cho rằng Hiệp Định Geneva “có ý định” chia cắt đất nước vĩnh viễn, hoặc Trung Cộng và Nga Sô đều không muốn Việt Nam thống nhất. Đây là những luận cứ ngớ ngẩn vì Nước Việt Nam của người Việt Nam, và quyền quyết định về đất nước là của Việt Nam, không phải quyền của bất cứ thế lực nào khác. Một luận điệu khác là chính quyền Ngô Đình Diệm phản đối việc chia cắt đất nước, nhưng chính Ngô Đình Diệm lại không thi hành điều khoản về việc tổ chức Tổng Tuyển Cử ghi trong Hiệp Định Geneve 1954 để thống nhất đất nước.
Vậy thì tại sao lại xẩy ra cuộc chiến bất đắc dĩ kéo dài 20 năm để chống Mỹ. Chúng ta biết, về Hiệp Định Geneva, Mỹ tuyên bố:
“Mỹ sẽ tự kiềm chế không đe dọa hoặc dùng võ lực để phá những thỏa hiệp trong Hiệp Định Geneva…
Trong trường hợp những quốc gia nay bị chia đôi ngoài ý muốn, chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm giải pháp thống nhất qua bầu cử tự do, giám sát bởi Liên Hiệp Quốc để bảo đảm là bầu cử được thi hành nghiêm chỉnh”. (1)
Mỹ tuyên bố như vậy, nhưng rồi Mỹ đã làm gì? Trong cuốn The United States In Vietnam: An Analysis In Depth Of The History Of America’s Involvement In Vietnam, hai Giáo sư đại học Cornell, George McTurnan Kahin và John W. Lewis, viết, trang 59:
“Tuy Mỹ nói rằng “sẽ tự kiềm chế, không đe dọa hay dùng võ lực để phá những điều khoản Thỏa Hiệp” nhưng điều hiển nhiên chúng ta thấy ngay sau đó là Mỹ đã sửa soạn dùng mọi phương cách khác để ủng hộ chế độ Saigon [do Mỹ dựng lên] trong việc không tôn trọng những điều khoản trong Thỏa Hiệp” (2)
Vậy thì vì lý do gì mà Mỹ lại nuốt lời và trắng trợn can thiệp vào Việt Nam?
Có vài lý do chính yếu, tuy vô giá trị, chúng ta có thể nói không sợ sai:
- Thứ nhất, Mỹ đã dùng “cường quyền thắng công lý”. Từ xưa tới nay, Mỹ, vì là một cường quốc bậc nhất trên thế giới về quân sự và kinh tế, nhất là sau Đệ Nhị Thế Chiến, nên Mỹ muốn làm gì thì làm, bất chấp dư luận, bất chấp công lý, và bất chấp liêm sỉ, đạo đức, nói một đàng, làm một nẻo, nhưng bao giờ cũng nấp sau chiêu bài bảo vệ tự do, dân chủ, nhân quyền.
- Thứ nhì, Mỹ theo đuổi chính sách thực dân mới để phục vụ nền kinh tế Mỹ. Chính sách thực dân mới của Mỹ là chính sách đa phương (multilateral), ép mọi nước phải mở cửa (open door) để cho Mỹ và các cường quốc tự do vào khai thác tài nguyên, tự do giao thương, tiêu thụ hàng hóa và sử dụng nhân công rẻ, ở các nơi đây nền kinh tế của Mỹ chắc chắn chiếm ưu thế..
- Và thứ ba, huyền thoại về nước Mỹ là “một thị trấn trên một ngọn đồi” nhìn xuống tất cả các quốc gia khác, hay là một “cái đầu tầu” kéo cả thế giới theo sau, đã ăn sâu vào trong tâm khảm đa số người Mỹ theo Ki Tô Giáo, Ca-tô cũng như Tin lành, cho nên Mỹ tự cho là dân chủ, đạo đức nhất, nên phải truyền bá những thứ mà Mỹ tự tin, dù không đúng sự thật, trên thế giới.  
Lẽ dĩ nhiên tôi không có khả năng viết về tất cả những gì liên quan đến một cuộc chiến kéo dài trong 20 năm. Do đó tôi xin tự giới hạn trong một số chủ đề, xin quý vị đọc giả thông cảm. Phần tài liệu tham khảo chọn lọc cuối bài có thể giúp cho quý đọc giả nào muốn đào sâu vào những vấn đề xung quanh cuộc chiến mà mình muốn biết.
Mỹ không có bất cứ một lý do chính đáng nào để can thiệp vào Việt Nam, một nước nhỏ, nghèo, chưa phát triển và không có bất cứ một khả năng nào có thể gây hại cho nước Mỹ. Do đó, việc Mỹ can thiệp vào Việt Nam là bất chấp dư luận, bất chấp cả công pháp quốc tế, nghĩa là dùng “cường quyền thắng công lý” của một cường quốc, tự cho Mỹ có quyền can thiệp vào bất cứ đâu mà Mỹ muốn, bất kể lý lẽ. Đó là thái độ của những kẻ côn đồ chuyên đi ăn hiếp, bắt nạt những kẻ yếu. Sau đây là vài tài liệu của chính người Mỹ nói về cuộc can thiệp của Mỹ vào Việt Nam.
Mỹ và những chính quyền tay sai đã đưa ra nhiều lý do để biện minh cho vai trò của Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam. Nhưng giáo sư Mortimer Cohen đã có một nhận định rất chính xác về những lý do biện minh cho sự can thiệp vào Việt Nam của Mỹ trong cuốn From Prologue To Epilogue In Vietnam, Publisher Retriever Bookshop, N.Y., 1979, trang 208:
Trong 21 năm bị lôi cuốn vào Đông Dương, Chính Phủ Mỹ đã đưa ra những “lý do” về những hành động của mình.Những lý do này vô giá trị. Lý do duy nhất mà Mỹ vào Đông Dương là để ngăn chận vùng này khỏi rơi vào tay Cộng Sản bằng một cuộc bầu cử, một cuộc cách mạng nội bộ... [nghĩa là dùng cường quyền xía vào chuyện nội bộ của Việt Nam] Và đó cũng đủ để gọi là lý do.
Thêm nhiều lý do. Và thêm nhiều lý do nữa. Chúng mọc lên như măng tháng 5. Trước khi chiến tranh Đông Dương chấm dứt, những lý do có thể chứa đầy một cuốn sách.Không lý do nào hợp lý.
Một trong những lý do Mỹ viện ra để biện minh cho chuyện Mỹ can thiệp vào Việt Nam là Mỹ đến Việt Nam vì những mục đích cao thượng, chính đáng, để bảo vệ tự do dân chủ cho miền Nam Việt Nam, để ngăn chặn Cộng sản vô thần bành trướng. Nhưng thực ra có phải như vậy không?
Miền Nam nào yêu cầu Mỹ mang quân vào Việt Nam để bảo vệ tự do dân chủ cho miền Nam.? Như sẽ được chứng minh qua các tài liệu sau đây, Mỹ đã dựng lên miền Nam rồi tự tiện xâm lăng miền Nam, nói là để bảo vệ tự do dân chủ cho miền Nam, nhưng thực chất chỉ để chứng tỏ Mỹ, không như Pháp, có khả năng đánh bại du kích chiến, đồng thời duy trì uy tín,  ảnh hưởng và quyền lợi của Mỹ ở Á Châu. Ngoài ra Mỹ cũng còn những mục đích tôn giáo và kinh tế mà chúng ta sẽ nói tới sau.
Trong cuốn The Vietnam War and American Culture, Columbia University Press, 1991, của hai giáo sư John Carlos Rowe & Rick Berg, chúng ta có thể đọc đoạn sau đây, trang 72:
Bảo vệ sự “tự do” của người dân Việt Nam ư? Trong những tài liệu nội bộ (của Mỹ) những sự thực ác nghiệt về những mục đích của Mỹ về cuộc chiến tranh (ở Việt Nam) đã nói ra rõ ràng – không gì rõ hơn là trong một bản ghi của Thứ Trưởng Quốc Phòng John McNaughton, viết thay cho Bộ Trưởng McNamara (với một bản sao chỉ để cho George Bundy đọc) về những mục đích chiến tranh của Mỹ: 70% để duy trì danh dự quốc gia của chúng ta, 20% để cho Nam Việt Nam khỏi bị Trung Quốc chiếm đóng, và 10% để cho người dân Việt Nam được hưởng một lối sống tốt hơn và tự do hơn.(4)
Chúng ta có thể thấy một đoạn tương tự trong cuốn Cuộc Chiến Bất Tận: Cuộc Đấu Thanh Của Việt Nam Để Giành Độc Lập (The Endless War: Vietnam.s Struggle For Independence, Columbia University Press, New York, 1989) Giáo Sư James P. Harisson viết, trang 4:
“Ngày 24 tháng 3, 1965, Thứ Trưởng Quốc Phòng John T. McNaughton tuyên bố là trong khi thực ra chỉ có 10%  nỗ lực của Mỹ để giúp người dân Nam Việt Nam, 20% có mục đích giữ Nam VN (và những lãnh thổ lân cận) khỏi rơi vào tay Trung Quốc, và phần lớn nhất, 70%, là để “tránh một cuộc thất bại nhục nhã của Mỹ.” (5)
Mỹ can thiệp vào Việt Nam nhưng không biết gì về lịch sử Việt Nam. Làm sao mà Việt Nam có thể rơi vào tay Trung Quốc được? Xét đến những hành động của Mỹ tại Việt Nam, cách đối xử của Mỹ đối với Việt Nam, những chiến dịch vô nhân đạo mà Mỹ tung ra ở Việt Nam, số thường dân thương vong ở Việt Nam v..v.. mà ngày nay chúng ta có rất nhiều tài liệu về tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, tài liệu của chính Mỹ, thì 10% để giúp dân Việt Nam không thể để trên cán cân đối với 90% có tính cách tàn phá, hủy diệt Việt Nam, và tuyệt đối không phải để bảo vệ tự do dân chủ hay tôn trọng nhân quyền của người dân Việt Nam. Chúng ta hãy đọc thêm vài tài liệu.
Cuốn Việt Nam: Sự Khủng Khoảng của Lương Tri  (Vietnam: Crisis of Conscience, Association Press, N.Y., 1967) viết bởi ba giới chức tôn giáo: Mục sư Tin Lành Robert McAfee Brown, Giáo sư Tôn Giáo Học, đại học Stanford;Linh mục Michael Novak, Giáo sư về Nhân Bản Học, đại học Stanford; và Tu sĩ Do Thái Abraham J. Heschel, giáo sư về đạo đức và huyền nhiệm Do Thái tại trường Thần Học Do Thái ở Mỹ, mở đầu bằng câu:
Những trang sách sau đây xuất sinh từ sự cùng quan tâm của chúng tôi rằng: quốc gia của chúng ta (Mỹ) bị lôi cuốn vào cuộc xung đột ở Việt Nam mà chúng tôi thấy không thể nào biện minh được trong ánh sáng thông điệp của các nhà tiên tri hay Phúc Âm của Giê-su ở Nazareth.(6)
Trong cuốn sách này, Mục sư Tin Lành Robert McAffee Brown viết, p. 67:
Ngay cả quyền hiện diện của chúng ta ở đó (Việt Nam) cũng bị chất vấn, trong ánh sáng của luật quốc tế, bởi những người có địa vị cao trong chính phủ của chúng ta, trong đó có các Thượng Nghị Sĩ Morse, Church, Gore, và Gruening. Nhưng ngay cả khi có quyền, bản chất những gì chúng ta đang làm ở Việt Nam cũng phải lên án. (7)
Mặt khác, trong thời điểm đó, hầu như toàn thể Đông Âu đều theo Cộng Sản, Cuba ở ngay sát nách Mỹ là Cộng Sản, và hai Cộng Sản lớn nhất là Nga và Tàu,tại sao Mỹ không chống Cộng ở những nơi đó mà lại đi chống ở một nước nghèo, nhỏ, xa xôi như Việt Nam, vừa mới giành được độc lập sau một cuộc chiến đấu gian khổ dài 9 năm, nhân dân mệt mỏi, tài nguyên kiệt quệ, và nhất là không có khả năng gây bất cứ sự nguy hại nào cho Mỹ?
Mục Sư Tin Lành Robert McAfee Brown viết trong cuốn Việt Nam: Sự Khủng Khoảng của Lương Tri  (Vietnam: Crisis of Conscience, Association Press, N.Y., 1967), trang 79:
Thật là khôi hài, ngay khi mà chúng ta nói rằng chúng ta phải “chặn đứng Cộng Sản” ở Việt Nam, thì ở những nơi khác chúng ta lại sống chung với Cộng Sản, soạn thảo những hiệp ước với Nga Sô, mở rộng giao thương với Đông Âu, ủng hộ Tito ở Nam Tư. Ở những nơi khác, chúng ta rõ ràng quyết định là sống chung hòa bình với Cộng Sản, và khuyến khích những xã hội Cộng Sản độc lập, không cần đến sự liên kết với nhau trong khối Cộng sản.(8)
Walter J. Rockler, nguyên công tố viên tòa án xử tội phạm chiến tranh Nuremberg, đã viết như sau về quan niệm nhân quyền của Mỹ:
"Cái mà chúng ta gọi là quan tâm đến nhân quyền thật là lố bịch. Chúng ta đã thả xuống Việt Nam một số lượng bom gấp đôi số lượng bom mà các quốc gia liên hệ đến cuộc Đệ Nhị Thế Chiến thả lên đầu nhau. Trong cuộc chiến này, chúng ta đã giết hàng trăm ngàn thường dân. Ngay gần đây, chúng ta bảo trợ, huấn luyện và ủng hộ những đoàn quân địa phương của Guatamala, El Salvadore, và Nicaragua Contras ở Trung Mỹ, trong sự tàn sát ít nhất là 200 ngàn người..." (9)
Và Robert Scheer cũng viết như sau trên tờ Times:
"Chẳng phải là chúng ta có một lịch sử "diệt chủng" hay sao, mới đầu là thổ dân Mỹ, và sau là ở Việt Nam, khi quân đội Hoa Kỳ lùa những dân làng trung thành, hầu hết là Công Giáo, vào sống an toàn trong những Ấp Chiến Lược, trong khi biến những vùng Phật Giáo ở thôn quê Nam Việt Nam thành những vùng tự do thả bom một cách toàn diện?"  (10)
Chúng ta hãy đọc thêm vài nhận định của tướng lãnh, chính khách Mỹ:
Tướng David Sharp, Nguyên Chỉ Huy Trưởng Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, phát biểu, năm 1966:
“Tôi tin rằng nếu chúng ta đừng xía những bàn tay dơ bẩn, đẫm máu, nắm đầy đô-la, vào việc của những quốc gia trong Thế Giới Thứ Ba đầy những người thất vọng, bị khai thác, thì những quốc gia này sẽ tìm ra giải pháp cho chính họ. Và nếu bất hạnh là cuộc cách mạng của những quốc gia này phải dùng đến bạo lực là vì những người có của từ chối không chịu chia sẻ với những người không có bằng phương pháp hòa bình nào, thì những gì họ chiếm được sẽ là của chính họ, không phải là của kiểu Mỹ mà họ không muốn và nhất là không muốn bị nhét xuống cổ họng bởi người Mỹ.” (11)
Thượng Nghị Sĩ Wayne Morse, Đảng dân Chủ - Oregon, nhận định, năm 1967:
“Theo sự phán xét của tôi, chúng ta sẽ trở thành kẻ có tội vì là sự đe dọa lớn nhất cho nền hòa bình thế giới. Đó là một sự thực xấu xa, và người Mỹ chúng ta không thích đối diện với nó. Tôi thật không muốn nghĩ rằng một trang sử của Mỹ sẽ được viết ra liên quan đến chính sách vô pháp của chúng ta ở Đông Nam Á.” (12)

Từ những tài liệu điển hình ở trên của chính những người Mỹ có chức vụ cao cấp trong tôn giáo, trong chính quyền, và các bậc trí thức khoa bảng trong các đại học Mỹ, chúng ta thấy Mỹ không có bất cứ một lý do nào chính đáng để có thể can thiệp vào Việt Nam. Nếu không có lý do nào chính đáng thì bản chất cuộc can thiệp của Mỹ vào Việt Nam là một cuộc xâm lăng để cho những mục đích chính trị, kinh tế và tôn giáo của Mỹ. Và nếu đó là một cuộc xâm lăng thì chuyện chống xâm lăng là chuyện đã thành nếp trong lịch sử Việt Nam với bao cuộc chiến thắng quân ngoại xâm. Do đó, không có ngày 30 tháng 4, 1975 thì cũng sẽ có ngày 30 tháng 4 khác.
Thật vậy, chiến tranh Việt Nam chấm dứt nhưng 27 năm sau Daniel Ellsbergcòn viết trong cuốn Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon Papers, Viking, 2002, p.255:
“Không làm gì có chiến tranh Đông Dương thứ nhất và thứ nhì, chỉ có một cuộc xung đột nối tiếp trong một phần tư thế kỷ..
Dùng ngôn từ thực tế, đứng về một phía (Mỹ), ngay từ đầu nó đã là một cuộc chiến của Mỹ: mới đầu là Pháp-Mỹ, sau đến toàn là Mỹ. Trong cả hai trường hợp, nó là một cuộc đấu tranh của người Việt Nam – không phải là tất cả người Việt Nam nhưng cũng đủ để duy trì cuộc đấu tranh – chống chính sách của Mỹ và những kinh viện, ủy nhiệm, kỹ thuật gia, hỏa lực, và cuối cùng, quân đội và phi công, của Mỹ.
Cuộc chiến đó không có gì là “nội chiến”, sau 1956 hay 1960, như nó đã không từng là nội chiến trong cuộc tái chiếm thuộc địa của Pháp được Mỹ ủng hộ. Một cuộc chiến mà trong đó một phía hoàn toàn được trang bị và trả lương bởi một quyền lực ngoại quốc – một quyền lực nắm quyền quyết định về bản chất của chế độ địa phương vì những quyền lợi của mình – thì không phải là một cuộc nội chiến.
Bảo rằng chúng ta “xía vào” cái gọi là “đích thực là một cuộc nội chiến”, như hầu hết các tác giả Mỹ, và ngay cả những người có khuynh hướng tự do chỉ trích cuộc chiến cho rằng như vậy cho đến ngày nay, đơn giản chỉ là che dấu một sự thực đau lòng hơn, và cũng chỉ là một huyền thoại như là luận điệu chính thức về một “cuộc xâm lăng từ miền Bắc”.
Theo tinh thần Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và theo những lý tưởng mà chúng ta công khai thừa nhận, đó là một cuộc ngoại xâm, sự xâm lăng của Mỹ.” (13)
Trong cuốn Chiến Tranh Việt Nam Và Văn Hóa Mỹ (The Vietnam War and American Culture, Columbia University Press, New York, 1991), hai Giáo sư đại học, John Carlos Rowe và Rick Berg, viết, trang 28-29:
Cho tới năm 1982 – sau nhiều năm tuyên truyền liên tục mà hầu như không có tiếng nói chống đối nào được phép đến với đại chúng – trên 70% dân chúng vẫn coi cuộc chiến (ở Việt Nam) “căn bản là sai lầm và phi đạo đức”, chứ không chỉ là “một lỗi lầm.”
Tưởng cũng nên nhớ lại vài sự kiện. Mỹ đã dính sâu vào nỗ lực của Pháp để tái chiếm thuộc địa cũ của họ, biết rằng kẻ thù là phong trào quốc gia của Việt Nam. Số tử vong vào khoảng nửa triệu. Khi Pháp rút lui, Mỹ lập tức hiến thân vào việc phá hoại Hiệp Định Genève năm 1954, dựng lên ở miền Nam một chế độ khủng bố, cho đến năm 1961, giết có lẽ khoảng 70000 “Việt Cộng”, gây nên phong trào kháng chiến mà từ 1959 được sự ủng hộ của nửa miền Bắc tạm thời chia đôi bởi Hiệp Định Genève mà Mỹ phá ngầm. Trong những năm 1961-62, Tổng thống Kennedy phát động cuộc tấn công thẳng vào vùng quê Nam Việt Nam với những cuộc thả bom trải rộng, thuốc khai quang trong một chương trình được thiết kế để lùa hàng triệu người dân vào những trại (ấp chiến lược?) nơi đây họ được bảo vệ bởi những lính gác, giây thép gai, khỏi quân du kích mà Mỹ thừa nhận rằng được dân ủng hộ. Mỹ khẳng định là đã được mời đến, nhưng như tờ London Economist đã nhận định chính xác, “một kẻ xâm lăng là một kẻ xâm lăng trừ phi được mời bởi một chính phủ hợp pháp.” Mỹ chưa bao giờ coi những tay sai mình dựng lên là có quyền hợp pháp như vậy, và thật ra Mỹ thường thay đổi những chính phủ này khi họ không có đủ thích thú trước sự tấn công của Mỹ hay tìm kiếm một sự dàn xếp trung lập được mọi phía ủng hộ nhưng bị coi là nguy hiểm cho những kẻ xâm lăng, vì như vậy là phá ngầm căn bản cuộc chiến của Mỹ chống Nam Việt Nam. Nói ngắn gọn, Mỹ xâm lăng Nam Việt Nam, ở đó Mỹ đã tiến tới việc làm ngơ tội ác xâm lăng với nhiều tội ác khủng khiếp chống nhân lọại trên khắp Đông Dương(14)
Noam Chomsky viết trong cuốn The Chomsky Reader, Edited by James Peck, năm 1984, dưới đầu đề Cuộc Xâm Lược Nam Việt Nam [The Invasion of South Vietnam]:
Cuộc xâm lược của Mỹ vào Nam Việt Nam là tiếp theo sự ủng hộ của chúng ta trong toan tính của Pháp tái chinh phục thuộc địa cũ, sự phá “quá trình hòa bình” năm 1954 [Hiệp định Geneva] của chúng ta, và một cuộc chiến tranh khủng bố chống dân chúng Nam Việt Nam.
Có một sự dàn xếp chính trị vào năm 1954, Hiệp định Geneva… Chúng ta tiến ngay vào việc phá ngầm Hiệp định, đặt ở Nam Việt Nam một chế độ hung bạo, khủng bố, lẽ dĩ nhiên là bác bỏ (với sự ủng hộ của chúng ta) cuộc tổng tuyển cử đã được dự phóng. Rồi chế độ đó trở thành một cuộc tấn công khủng bố chống dân chúng ở Nam Việt Nam, đặc biệt đối với lực lượng kháng chiến chống Pháp mà chúng ta gọi là Việt Cộng. Chế độ đó đã giết có thể vào khoảng 80000 (SH -tám chục ngàn người) khi mà John F. Kennedy lên làm Tổng Thống năm 1961.
Trong những năm 1961 và 1962 Kennedy khởi sự một cuộc chiến chống Nam Việt Nam. Có nghĩa là, trong 1961 và 1962 , không lực Mỹ bắt đầu bỏ bom và trải thuốc khai quang rộng rãi ở Nam Việt Nam, nhắm trước hết vào những vùng nông thôn mà 80% dân chúng sống trong đó. Đây là một phần của chương trình lùa nhiều triệu người dân vào trong những trại tập trung mà chúng ta gọi là “ấp chiến lược” nơi đó họ bị bao vây bởi các lính canh gác và giây thép gai, được “bảo vệ”, như chúng ta nói vậy, trước quân du kích mà chúng ta thừa nhận rằng người dân tự nguyện ủng hộ. Đây là điều mà chúng ta gọi là “xâm lược” hay “tấn công bằng vũ khí” khi một nước nào đó làm như vậy. Chúng ta gọi đó là “tự vệ” khi chúng ta làm như vậy.(15)
Và trong cuốn The Vietnam Wars: 1945-1990, Marilyn B. Young cũng để cả một chương, chương 8, để viết về “Cuộc Xâm Lăng của Mỹ vào Nam Việt Nam” (The American Invasion of South Vietnam).

Từ những tài liệu trên của chính những tác giả Mỹ gồm đủ mọi thành phần trí thức trong xã hội Mỹ, thật rõ ràng là Mỹ đã dùng “cường quyền thắng công lý” để xâm lăng Việt Nam trong khi Việt Nam không có bất cứ một khả năng nào để có những hành động xâm hại đến nước Mỹ. Do đó cuộc chiến 20 năm, 1955-1975 đích thực là một cuộc chống Mỹ xâm lăng. Sau đây, chúng ta hãy tìm hiểu trình tự xâm lăng của Mỹ vào Việt Nam như thế nào.
Nghiên cứu kỹ vấn đề, chúng ta thấy cuộc xâm lăng của Mỹ vào Nam Việt Nam có nguồn gốc từ chính nền văn hóa của Mỹ. Sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam là sự hội tụ của 3 yếu tố: chính trị, thần học Ki-tô Giáo, và kinh tế. Những yếu tố này đan quyện với nhau tạo thành chính sách và hành động của Mỹ, không riêng gì ở Việt Nam mà còn ở trên khắp thế giới.
Dựng lên chế độ Ngô Đình Diệm ở miền Nam, không thi hành khoản Tổng Tuyển Cử qui định vào năm 1956 trong Hiệp Định Geneva và xâm hại Bắc Việt:
Trước hết, vào năm 1954, sau khi cố gắng giúp Pháp với 80% quân phí để tái lập nền đô hộ ở Việt Nam bị thất bại, ngay từ khi Hiệp Định Geneva chưa được ký kết, Mỹ đã có kế hoạch can thiệp vào Việt Nam: 1) Đưa Ngô Đình Diệm về làm tay sai, dựng lên một chính quyền miền Nam để chống Cộng cho Mỹ, và 2) phá ngầm Bắc Việt, gửi đại tá CIA Edward Geary Lansdale ra ngoài Bắc để phá hoại, tuyên truyền, và khai thác sự mê tín của giáo dân Ca-tô để kéo họ vào Nam làm hậu thuẫn cho Ngô Đình Diệm. Cả hai kế hoạch này đều thất bại như chúng ta sẽ thấy trong một phần sau.
Nếu Pháp gọi Bảo Đại từ Hồng Kông về để lập nên một chính phủ độc lập trên hình thức và mang tên “Quốc Gia Việt Nam” (Marilyn B. Young, The Vietnam Wars: 1945-1990, p. 42), dùng người Việt đánh người Việt để che đậy nỗ lực tái lập thuộc địa của Pháp nấp sau chiêu bài  thánh chiến chống Cộng (Boettcher, The Valor and the Sorrow, p. 80), thì Mỹ cũng đưa Ngô Đình Diệm về, đẻ ra một đứa con ở miền Nam mang cùng tên “Quốc Gia Việt Nam” để che đậy chính sách “cường quyền thắng công lý” và “thực dân mới” của Mỹ.
Mỹ chọn Diệm vì Mỹ biết Diệm là một tín đồ Ca-tô cuồng tín, qua sự khảo xát của Hồng Y Spellman, Ngoại Trưởng John Foster Dulles và một số nhân vật Ca-tô trong chính quyền Mỹ, hăng say chống Cộng cho Chúa, thực ra là cho Giáo hoàng Pius XII, vì năm 1949, Giáo hoàng đã ra sắc lệnh tuyệt thông mọi tín đồ hợp tác với Cộng sản, bỏ phiếu bầu cho người Cộng sản, đọc sách báo của Cộng sản v…v.. Ngày nay chúng ta biết rằng vạ tuyệt thông chẳng qua chỉ là cái trò hù dọa trẻ con vô tác dụng, nhưng đối với các tín đồ cuồng tín Ca-tô mê mẩn về một cái bánh vẽ trên trời thì đó là một lưỡi gươm treo trên đầu họ. Mỹ cũng biết thành tích của Ca-tô Giáo Việt Nam trong cuộc xâm lăng của Pháp cho nên có thể tin cậy người Ca-tô trong cuộc thánh chiến chống Cộng của Mỹ. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, quân đội Pháp chỉ có thể cảm thấy an toàn trong các khu vực Ca-tô. Và sau này cũng vậy, Mỹ chỉ có thể tin tưởng ở người Ca-tô, những người vì một đức tin mù quáng tôn giáo, sẵn sàng làm tay sai cho những ngoại nhân.
Trong bài “Vài Nét Về Cụ Diệm” trênhttp://sachhiem.net/TCN/TCNls/TCNls06.php. tôi đã viết chi tiết về việc Mỹ dùng lá bài Ngô Đình Diệm và đã thất bại ra sao. Chúng ta biết rằng Ông Ngô Đình Diệm không phải là một khuôn mặt chính trị có tầm vóc ở Việt Nam, được nhiều người biết đến trước khi được đưa về Việt Nam làm Thủ Tướng vào tháng 6, 1954. Thành tích của ông trong thời Pháp thuộc không lấy gì làm sáng sủa, chưa kể ông thuộc dòng họ ba đời làm Việt Gian. Chúng ta cũng biết, từ năm 1950, trong khi toàn dân kháng chiến chống Pháp thì ông ta đã rời quê hương đất tổ để sống trong các Trường Dòng Ca-tô Giáo ở Mỹ và ở Bỉ.
Một câu hỏi được đặt ra: với một thành tích “yêu nước” và chính trị không có gì, với một khả năng rất giới hạn, tài và đức đều không có, khoan kể là ông Diệm thuộc gia đình ba đời phục vụ cho thực dân Pháp, vậy tại sao ông Diệm lại được chọn để làm Thủ Tướng ở miền Nam?
Vatican đã góp phần lớn trong kế hoạch này qua những hoạt động của Hồng Y Francis Spellman và hai anh em ngoại trưởng người Ca-tô John Foster Dulles và Allen Duless cùng một số Linh mục Mỹ và nghị sĩ Ca-tô  trong chính quyền Mỹ như Kennedy, Mansfield v…v… Cái đạo ác ôn buôn thần bán thánh này đã gây tác hại cho đất nước Việt Nam không ít, từ đầu khi các thừa sai dẫn đường cho Pháp đánh chiếm Việt Nam với sự hỗ trợ rất đắc lực của giáo dân Việt Nam, cho đến tận ngày nay khi giáo hội Ca-tô giáo Việt Nam luôn luôn khích động giáo dân làm loạn, coi thường luật pháp quốc gia.
Có lẽ những chi tiết trong cuốn “The American Pope: The Life and Times of Francis Cardinal Spellman”, A Dell Book, NY, 1985, của John Cooney, tạm gọi là đầy đủ nhất về tiến trình đưa Ngô Đình Diệm về Nam Việt Nam. Để viết cuốn sách này, tác giả Cooney đã xử dụng những nguồn tài liệu từ chính Nhật Ký của Spellman, những hồ sơ mật của FBI, và qua những cuộc phỏng vấn, nên tác phẩm của Cooney là một nguồn tài liệu rất có giá trị [By using Spellman’s personal diary, FBI classified files, and interviews, Cooney’s volume is an engrossing, valuable document]. Vậy sau đây, tôi xin trích dẫn (từ trang 307 đến trang 314) vài nét trong phần nói về những thế lực nào đã toa rập với nhau để đưa người Ca-tô Ngô Đình Diệm về cai trị miền Nam, nơi mà, kể cả gần 800000 (SH -tám trăm ngàn) người Ca-tô từ Bắc di cư vào, Ca-tô giáo cũng chỉ chiếm có 10% dân số miền Nam.
“Tuy rằng không có mấy người biết điều này, Hồng Y Spellman đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên sự nghiệp chính trị của một người đã ở trong một Trường Dòng ở New York trước đây, vừa trở thành Thủ Tướng của miền Nam Việt Nam: Ngô Đình Diệm. Ở Diệm, Spellman nhìn thấy những đặc điểm mà ông ta muốn có trong mọi người lãnh đạo: Ca-tô cuồng nhiệt và chống Cộng điên cuồng…
Một tín đồ Ca-tô trung thành, Diệm ở trong Trường Dòng do sự cầu xin của người anh, Ngô Đình Thục, một Giám mục Ca-tô. Là một người độc thân rất sùng tín, Diệm đã tự tách mình ra khỏi thế giới, đặc biệt là ra khỏi quốc gia tan tác bởi chiến tranh của ông ta. Và ông ta chỉ được biết đến bởi một nhóm nhỏ hoạt động chính trị ở Mỹ. Ở Việt Nam tên ông ta không gây nên một hứng thú nào…
Sau Điện Biên Phủ, Eisenhower muốn ủng hộ một chính phủ mở rộng hơn là chính phủ của ông Vua, người không được quần chúng ủng hộ mấy vì đã từ lâu bị coi như là một bù nhìn của Pháp và Mỹ. Do đó Mỹ muốn có một người Quốc Gia ở địa vị cao ở Nam Việt Nam để làm giảm sự hấp dẫn của Hồ Chí Minh. Kết quả là Bảo Đại đã cho Diệm một chức vụ mà Diệm vẫn muốn – Thủ Tướng. [Về chuyện này Bernard Fall viết trong The Two Viet-Nams, trang 244:“Ý thức được rằng mình đang ném ngai vàng đi, Bảo Đại bắt Diệm phải thề (Theo Stanley Karnow, trang 218, Bảo Đại bắt Diệm thề trước cây Thập ác [before the crucifix]) trung thành với ông, và nhiều nhân chứng có thẩm quyền quả quyết là Diệm cũng còn quỳ xuống trước Hoàng Hậu Nam Phương thề là sẽ làm hết sức trong phạm vi quyền lực của mình để “giữ ngai vàng cho Hoàng Tử Bảo Long, con của Bảo Đại” (Fully realizing that he was throwing his throne away, Bao Dai allegedly made Diem swear a solemn oath of allegiance to him, and several authorative witnesses affirm that Diem also swore on his knees to Empress Nam-Phuong that he would do everything in his power “to preserve the throne of Viet-Nam for Crown Prince Bao-Long”, son of Bao Dai.) Nhưng chúng ta đã biết, chỉ hơn 1 năm sau, Diệm đã dùng tiền của CIA để tổ chức cuộc Trưng Cầu Dân Ý gian lận để phế bỏ Bảo Đại và tự phong lên làm Tổng Thống. Về vụ này Bernard Fall cũng viết, trang 257: “Trong hầu hết các nơi bỏ phiếu, có nhiều ngàn phiếu nhiều hơn là số cử tri đã bỏ cho Diệm . Thí dụ, Ở vùng Saigon-Chợ Lớn, đếm được 605205 phiếu trên số 450000 cử tri ghi danh”. (In nearly all electoral areas, there were thousands more “Yes” votes than voters. In the Saigon-Cholon area, for example, 605,025 votes were cast by 450,000 registered voters)
Diệm trở về Saigon ngày 26 tháng 6, 1954, sau Edward Lansdale vài tuần. Lansdale là trùm CIA về quân sự ở Saigon, đặc trách cuộc chiến không theo quy ước [có nghĩa là đánh phá ngầm]
“Giáo hoàng quan tâm đến sự càng ngày càng thắng lợi của Cộng sản do đó làm suy yếu giáo hội,” “Giáo hoàng ra lệnh cho Spellman khuyến khích Mỹ tham chiến ở Việt Nam.”
Do đó Spellman xếp đặt một chiến dịch hòa điệu kỹ càng để dựng lên chế độ Diệm. (16)

Qua tài liệu trên, và phối hợp với nhiều tài liệu khác, thí dụ như của Joseph L. Daleiden, một học giả Ca-tô Giáo trong cuốn The Final Superstition, chúng ta thấy rõ vai trò then chốt của Vatican đã dự phần đưa tới việc Mỹ tham chiến ở Việt Nam. Chúng ta cũng còn biết, Hồng Y Spellman đã đến Việt Nam nhiều lần, đi tới các tiền đồn để khuyến khích lính Mỹ chiến đấu cho Chúa:
“Trong một bài học thuộc Giáo hội thời Trung Cổ, Spellman bảo với binh sĩ Mỹ là họ là những “thánh chiến quân” tham gia vào cuộc chiến của Chúa Ki Tô chống Việt Cộng và dân chúng Bắc Việt” (John Cooney, p.384: In a lesson from the medieval Church, Spellman told the troops they were “holy crusaders” engaged in “Christ’s war against the Viet-cong and the people of North Vietnam).
Nhưng tại sao Chúa lại chống Cộng ở một nước nhỏ bé xa xôi như Việt Nam, sao Chúa không chống Cộng ở Nga, ở Tàu, hay ở Ba Lan, Tiệp Khắc ngay bên Âu Châu, hay ở Cuba sát nách Mỹ? Vatican, thêm một lần nữa, đã mang tội với dân tộc Việt Nam và các tín đồ Ca-tô Giáo Việt Nam phải gánh cái hậu quả này. Các bậc lãnh đạo Ca-tô luôn luôn đưa Chúa Ki Tô ra làm cái bung xung để đẩy mạnh sự cuồng tín của đám tín đồ ngu dốt.  Chúng ta cũng thấy rõ, Ngô Đình Diệm chẳng qua chỉ là một con cờ của liên minh Mỹ-Vatican. Và Ngô Đình Diệm không thể ngờ được rằng về sau, vì quyền lợi của Vatican và của Mỹ, cả Vatican và Mỹ đều bỏ rơi mình, đưa đến một kết quả quá bi thảm cho chính bản thân. Thật là tội nghiệp. Dưới hình thức nào thì thực dân cũng đều như nhau. Ngày nay, những tàn dư của Cần Lao Ca-tô còn cố gắng“phục hồi tinh thần Ngô Đình Diệm” mà không biết rằng họ đang phục hồi tinh thần Tam Đại Việt Gian của dòng họ Ngô Đình.
Trên đây chúng ta thấy rõ những vận động của Vatican và Ca-tô giáo Mỹ để đưa Ngô Đình Diệm về, đẻ ra một đứa con ở miền Nam mang cùng tên “Quốc Gia Việt Nam” nằm trong sự chăn nuôi của Mỹ. Mỹ không ngần ngại nói thẳng ra chính quyền miền Nam là đứa con Mỹ đẻ ra.
Chúng ta hãy đọc một đoạn trong cuốn The Vietnam Wars: 1945-1990của Marilyn B. Young, p. 58:
“Mỹ đã tạo nên Nam Việt Nam và người lãnh đạo (Ngô Đình Diệm); thật là rõ ràng là mọi chống đối Diệm đều được coi là hành động thù nghịch, một sự tấn công vào đứa con mới đẻ của Mỹ. Thượng nghị sĩ Kennedy nói vào năm 1956, “Đây là đứa con đẻ của chúng ta, và nếu nó rơi vào vòng nạn nhân của bất cứ sự hiểm nghèo nào đe dọa sự hiện hữu của nó – Cộng sản, chính trị vô chính phủ, sự nghèo khó v..v… - thì Mỹ sẽ chịu trách nhiệm; và uy tín của chúng ta ở Á Châu sẽ chìm xuống thấp hơn.”
Nhưng thật ra thì, cái mà Mỹ đã hết sức dặn ra [như dặn đẻ, labored] không phải là một quốc gia dân chủ, độc lập mới mà là một gia đình cai trị độc tài được giữ tại vị bởi một quyền lực ngoại quốc.” (17)

Trong cuốn America’s Longest War 1950-1975 của George C.Herring, John Wiley & Sons, New York, 1979, có cả một Chương, Chương II, với đầu đề: Đứa Con Đẻ Của Chúng Ta: Sự Dựng Lên Một Quốc Gia ở Nam Việt Nam, 1954-1961 (Our Offspring: Nation-Building in South Vietnam, 1954-1961). Tác giả trích dẫn lời phát biểu của Thượng Nghị Sĩ Kennedy, trang 43: “Đó là đứa con đẻ của chúng ta, chúng ta không thể bỏ nó, chúng ta không thể không để ý đến nhũng nhu cầu của nó” (It is our offspring, we cannot abandon it, we cannot ignore its needs).
Và trong cuốn Cuộc Chiến Bất Tận: Cuộc Đấu Thanh Của Việt Nam Để Giành Độc Lập(The Endless War: Vietnam.s Struggle For Independence, Columbia University Press, New York, 1989) Giáo Sư James P. Harisson viết, trang 210:

Dù sao thì, vị Tổng Thống tương lai Kennedy có thể phát biểu trong ngày 1 tháng 6, 1956: “Nếu chúng ta không phải là cha mẹ của đứa nhỏ Nam Việt Nam, thì chắc chắn chúng ta là cha đỡ đầu của nó. Chúng ta chủ tọa khi khai sinh ra nó, chúng ta giúp đỡ để cho nó sống, chúng ta đã giúp để tạo thành tương lai của nó.” Rồi ngay trong ngày ông ta bị ám sát chết, 23 tháng 11, 1963, Kennedy lại nói thêm: “Không có Mỹ thì chỉ qua đêm là Nam Việt Nam sụp đổ”. (18)
Nhưng trên thực tế, Mỹ đã đẻ ra một đứa con đầu óc bất bình thường, bị mê hoặc bởi những sự hoang đường của một tổ chức buôn thần bán thánh là Ca-tô Rô-ma Giáo và trở thành cuồng tín. Đứa con này tự nhận là một phán quan Tây Ban Nha (Spanish Inquisitor), nghĩa là một người không ngại tàn nhẫn tra tấn rồi mang đi giết những người không chịu chấp nhận đức tin Ca-tô giáo. Bởi thế cho nên khi thấy đứa con đẻ ra không thể trưởng thành theo ý muốn của mình, Mỹ đã bật đèn xanh để cho các tướng tá dưới quyền đứa con này bóp mũi cho nó chết yểu chỉ sau có 9 năm. Đó thường là số phận của những tay sai vô trí, phục vụ cho quyền lợi của ngoại bang.
Tại sao lá bài Ngô Đình Diệm lại thất bại? Đã có quá nhiều sách viết về chế độ Ngô Đình Diệm và tại sao Mỹ phải thay ngựa giữa dòng. Ở đây tôi chỉ nêu ra vài lý do chính, qua nhận định của chính người Mỹ về thực chất chính quyền Ngô Đình Diệm và những chính sách thất nhân tâm của ông ta và gia đình..
Thật vậy, chúng ta có thể đọc Bernard B. Fall trong cuốn The Two Viet-Nams", Frederik A. Praeger Publisher, New York 1967, trang 236:
Tính hiếu chiến của Ngô Đình Diệm thuộc loại như thế này: Đức tin của ông ta ít có tính chất từ ái của các tông đồ hơn là tính hiếu chiến tàn nhẫn của một Đại Phán Quan Tây Ban Nha của Tòa Án Dị Giáo (Torquemada); và Quan điểm của ông ta về chính quyền thì ít có tính chất của một tổng thống theo hiến định của một nước cộng hòa hơn là một bạo chúa theo truyền thống quan lại phong kiến . Một người Pháp theo Ca tô Giáo khi nói chuyện với ông ta muốn nhấn mạnh về ảnh hưởng văn hóa Pháp đối với ông Diệm đã nhấn mạnh những từ ngữ như "tín ngưỡng của chúng ta", thì Diệm thản nhiên trả lời rằng: "Ông biết mà, tôi tự coi tôi như là một người Ca-tô Tây Ban Nha", có nghĩa là, ông ta là một đứa con tinh thần (của Giáo Hội La Mã)của một đức tin hung hăng, hiếu chiến hơn là một tín đồ dễ dãi và khoan dung giống như người Pháp theo hệ phái Ca-tô Gallican." (19)
Joseph L. Daleiden, một người Ca-tô, viết trong cuốn “The Final Superstition”,  Prometheus Books, New York, 1994, p. 62:
"Spelllman là người chủ chốt của giáo hoàng làm cho Mỹ tham chiến sâu đậm ở Việt Nam. Theo một bức thư chính thức của Vatican, giáo hoàng "dùng Spellman để khuyến khích Mỹ tham chiến ở Việt Nam."
Mọi viện trợ nhân đạo cho miền Nam đều đi qua các cơ sở của giáo hội Ca-tô. Tuy rằng những chính sách như vậy đưa đến việc cải đạo hàng loạt, số tín đồ Ca-tô chỉ chiếm vào khoảng từ 12 tới 13 phần trăm của dân số miền Nam. Không lạ lùng gì mà khối đa số Phật Giáo bất bình đưa đến việc công khai chống đối chính sách của Diệm. Tình trạng ngày càng suy kém, Diệm đã dùng đến biện pháp bắt giữ hàng loạt, đàn áp Phật tử, đóng cửa chùa chiền và tu viện. Qua kinh nghiệm quá khứ, Giáo hội chắc hẳn đã biết rằng sự đàn áp chỉ làm cho lý tưởng mạnh hơn. Trước sự quan sát kinh hoàng của thế giới, giới Phật tử đã phải dùng tới hành động chống đối tiêu cực rốt ráo và nhiều tăng sĩ đã tự thiêu. Trong những khoảng thời gian đáng sợ đó, tôi, một tín đồ Ca-tô, không nhớ có một lời chỉ trích chính sách của Diệm từ một linh mục hay giám mục Ca-tônào. Tuy nhiên, sự việc đã lên quá mức đối với Tổng Thống John Kennedy, ông ta thôi không ủng hộ Diệm nữa. Ít lâu sau đó Diệm bị hành quyết trong một cuộc lật đổ chính quyền. Qua cái diễn tiến kinh khủng này vai trò của giáo hội Ca-tô đã theo đúng cái tiến trình lịch sử nhơ nhớp của giáo hội."(20)
Sau đây là nhận định của Giáo sư Mortimer T. Cohen trong cuốn From Prologue To Epilogue In Vietnam, trang 240, 41, 61:
Diệm là một người Ca-tô thuộc thời Trung Cổ - ông ta đúng, mọi người khác đều sai. Chân lý (Phúc Âm) có quyền ưu tiên, những sự sai lầm không có quyền này. Và, biết rõ bản chất bất ổn định của quyền cai trị của ông ta, ông ta bị ám ảnh bởi ý tưởng là người nào phê bình bất cứ điều gì về chế độ của ông ta cũng là những kẻ thù thâm căn cố đế.
Ông ta là thánh Dominique (Người được Giáo Hội Ca-tô Giáo giao cho nhiệm vụ phát động những Tòa Án Xử Dị Giáo (The Inquisition) trong thời Trung Cổ).
Tháng 5 1955, ông ta mở chiến dịch Tố Cộng. Hiệp Định Genève đặc biệt cấm không được trả thù chính trị.
Do đó, Diệm đã khởi sự những sự thù nghịch. Chính hắn, bằng chính sách tấn công tiêu diệt Việt Minh, đã khởi sự cuộc chiến ở miền Nam. Và chúng ta cần nhấn mạnh là, hắn ta hành động như vậy không phải là để trả đũa bất cứ sự khiêu khích nào của Việt Minh, nhưng từ sự thúc đẩy là phải tiêu diệt Cộng đỏ - tinh thần của một tên Ca-tô thời Trung Cổ đi săn lùng kẻ lạc đạo... (21) [Chúng ta nên nhớ, không phải những người kháng chiến đều là Cộng sản và đa số không hiểu Cộng sản là gì. Họ theo Việt Minh chống Pháp vì lòng yêu nước, thế thôi.]
Giáo sư Cohen viết không sai, cuộc chiến ở miền Nam phát khởi là từ chính sách của Ngô Đình Diệm làm cho một số người ở miền Nam bị dồn đến đường cùng, cho nên nổi giậy để chống những chính sách của chính quyền gia đình trị, tôn giáo trị Ngô Đình Diệm. Sự nổi giậy này dần dần bành trướng thành Mặt Trận Giải Phóng Quốc Gia, và sau đó, để đối phó với sự đàn áp của chính quyền Diệm do Mỹ đứng đàng sau, đã phải chịu sự chi phối và chỉ đạo của Bắc Việt từ năm 1960. Về Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chúng ta có thể đọc trong vài cuốn sách điển hình như của Jean Lacouture với cuốn Vietnam: Between Two Truces, Vintage Book, 1966, Chương 3: The Birth of The National Liberation Front; Frances Fitzgerald với cuốn Fire In The Lake, 1972, Chương 4: The National Liberation Front, Phần The Origins Of The National Liberation Front; và nhất là cuốn The Pentagon Papers, Published by The New York Times, 1971, Chapter 2, pp. 67-78:
Sau đây là vài đoạn điển hình trong cuốn The Pentagon Papers, tài liệu của Ngũ Giác Đài, hiển nhiên không phải thuộc loại phản chiến hay thiên Cộng:
Tài liệu Ngũ Giác Đài nóitình báo Mỹ ước tính trong thập niên 1950 là chiến tranh phát khởi phần lớn là do sự nổi giậy ở miền Nam để chống chế độ tham nhũng và càng ngày càng đàn áp dân chúng của Ngô Đình Diệm .
Tài liệu Ngũ Giác Đài nói về những năm 1956-1959, khi mà cuộc nổi giậy bắt đầu, hầu hết những người đứng lên cầm vũ khí là những người Việt miền Nam và những nguyên nhân họ chiến đấu không có cách nào có thể bảo đó là do kế hoạch tính toán trước ở Bắc Việt.
Chỉ có rất ít bằng chứng là Bắc Việt đã chỉ đạo, hoặc có khả năng để chỉ đạo, những sự bạo động ở miền Nam (3 tháng cuối 1957: 75 viên chức địa phương bị ám sát. Ngày 22 tháng 10, 1957, 13 người Mỹ bị thương trong 3 cuộc nổ bom ở Saigon)
Từ năm 1954 đến năm 1958 Bắc Việt tập trung vào sự phát triển nội bộ, hiển nhiên là hi vọng vào một cuộc thống nhất đất nước hoặc qua cuộc bầu cử theo như Hiệp Định Genève hoặc là kết quả của sự sụp đổ đương nhiên của chế độ Diệm yếu ớt. Cộng sản để lại ở miền Nam một bộ phận nòng cốt khi họ đi tập kết ra Bắc năm 1954 sau cuộc chiến với Pháp chấm dứt, nhưng những cán bộ được lệnh chỉ được “tranh đấu chính trị” [để sửa soạn kiếm phiếu trong cuộc bầu cử mà Bắc Việt hi vọng, và điều này không vi phạm hiệp định Genève].
Tháng 5, 1959, các nhà lãnh đạo Bắc Việt quyết định nắm quyền cuộc nổi giậy càng ngày càng lớn mạnh ở miền Nam.
Tài liệu Ngũ Giác Đài nói, cả tình báo Mỹ và các tù binh Việt Cộng đều cho sự thành công nhanh chóng của Việt Cộng sau 1959 là do những sai lầm của Diệm.
Tài liệu Ngũ Giác Đài mô tả trạng thái tâm lý của Ngô Đình Diệm như là của một “Đại Phán Quan Tây Ban Nha).(22)
Phê bình chiến dịch Tố Cộng với những kết quả khủng khiếp của nó qua một vài con số trích dẫn mà tôi không muốn kê ra ở đây, Avro Manhattan viết trong cuốn Vietnam: Why Did We Go, 1984, trang 99, như sau:
Đằng sau cái bề mặt (Tố Cộng), mục tiêu thực sự của nó là Ca-tô hóa quốc gia. Sự đàn áp của Ca-tô ở Nam Việt Nam không phải là sự tác động của một cá nhân cuồng tín, hay của một nhóm cá nhân thí dụ như ba anh em của Diệm, hiến thân cho chính sách Ca-tô hóa một nước Phật Giáo. Nó là phó sản của một chính sách dài hạn đã được tính toán cẩn thận, nhận thức và đẩy mạnh bởi những bộ óc mà những mục tiêu căn bản là bằng mọi giá, bành trướng một tôn giáo mà họ tin chắc rằng là một tôn giáo chân thật duy nhất trên thế giới.
 Người gây cảm hứng chính và theo đuổi chính sách này, như chúng ta đã thấy, là Giáo Hoàng Pius XII. Chính sách đó hoàn toàn hợp điệu với chiến lược toàn cầu của ông ta, nhắm tới hai mục tiêu căn bản: tiêu diệt Cộng Sản, và bành trướng Giáo Hội Ca-tô. (23)
Trên đây chỉ là vài nhận định điển hình. Trong bài “Vài Nét Về Cụ Diệm” độc giả có thể đọc thêm nhiều nhận định tương tự, không kể 100 danh nhân trí thức Việt Nam cũng nhận định về chế độ Ngô Đình Diệm trong cuốn “Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi” của cựu Thiếu Tướng Đỗ Mậu.
Chúng ta có thể tóm tắt sự thất bại của lá bài Ngô Đình Diệm như sau:
1). Vì Mỹ đã chọn lầm người. Mỹ phải biết rằng, đối với tuyệt đại đa số người Việt Nam, Ca-tô giáo đã mang một bộ mặt “phi dân tộc”, một tôn giáo ngoại lai theo nghĩa có những sắc thái xa lạ với truyền thống dân tộc Việt Nam, đã có thành tích giúp thực dân Pháp lập được chế độ nô lệ ở Việt Nam. Mặt khác, Mỹ cũng phải biết là Ca-tô giáo chỉ là một thiểu số ở Việt Nam, trong khoảng 5 – 7%. Ngay cả khi 7, 8 trăm ngàn người Ca-tô từ Bắc di cư vào Nam năm 1954, tỷ số ở miền Nam cũng không quá 10%. Đưa một người Ca-tô như Ngô Đình Diệm, vô tài, vô đức, nhu nhược, tuyệt đối không có thành tích yêu nước nào, làm quan cho Pháp, và trong khi cả nước kháng chiến thì nằm an vị trong các nhà Dòng Ca-tô ở ngoại quốc, thì thử hỏi Diệm làm sao có được sự hậu thuẫn của người dân miền Nam, ngoài đám giáo dân di cư từ miền Bắc và một số gia nô ủng hộ Diệm vì quyền lợi nhưng sẵn sàng quay mặt chống Diệm như lịch sử đã chứng tỏ. Diệm được Hồng Y Spellman, với sự phụ giúp của ngoại trưởng John Foster Dulles cùng một vài chính khách Ca-tô Mỹ khác, theo lệnh của Vatican, vận động với Mỹ đưa Diệm về cầm quyền ở Nam Việt Nam vì Diệm thuộc loại người Ca-tô cuồng tín khát máu Tây Ban Nha trong thời Trung Cổ, chống Cộng điên dại nên đương nhiên có thể tin cậy để chống Cộng cho Mỹ và cho Vatican. Nhưng đây lại chính là nguyên nhân thất bại của lá bài Ngô Đình Diệm. Ngoài ra Vatican cũng còn góp phần vận động, thuyết phục Mỹ tham chiến ở Việt Nam. Cái tội này của Vatican cộng thêm với cái tội của Ca-tô giáo Việt Nam đối với dân tộc Việt Nam sẽ được ghi vào sử sách
2). Chế độ Ngô Đình Diệm là một chế độ bạo ngược, chuyên chế, gia đình trị, tôn giáo trị, không có sự hậu thuẫn của quần chúng. Chính sách “Tố Cộng” của Ngô Đình Diệm là một chính sách tàn bạo, ngu xuẩn, đã làm người dân càng ngày càng oán ghét, vì giết người bừa bãi không phân biệt, cho rằng cứ theo kháng chiến đương nhiên phải là Cộng Sản. Hơn nữa, chính sách này còn cho phép Ca-tô giáo vu khống những người có máu mặt là Cộng sản để chiếm đoạt tài sản ở nhiều nơi, đặc biệt là ở miền Trung dưới quyền lãnh chúa Ngô Đình Cẩn. Đó là một chế độ mà hầu hết những người nắm quyền hành chánh, quân sự và những nghị sĩ Quốc hội là những gia nô bất tài, vô liêm sỉ. Trong cuốn “Tyrants, History’s 100 Most Evil Despots and Dictators”, Barnes & Noble, NY, 2004, Nigel Cawthorne đã đưa Ngô Đình Diệm vào danh sách 100 bạo chúa trên thế giới.
3). Chính cái chất Ca-tô Giáo cuồng tín, tổng hợp của ngu dốt, kiêu căng, huênh hoang, hợm hĩnh [theo giáo sư Nguyễn Mạnh Quang] của Diệmđã làm hại Diệm. Sách lược Ca-tô hóa miền Nam bằng thủ đoạn tiêu diệt các giáo phái khác của Diệm trong một nước mà Ca-tô giáo chỉ chiếm có 7% là một sách lược ngu xuẩn, đi ngược lại tinh thần Tam Giáo Đồng Nguyên của dân tộc, đã đưa đến sự oán ghét của tuyệt đại đa số người dân Việt Nam. Sách lược này đã ghi thêm một chương ô nhục vào lịch sử giáo hội Ca-tô giáo Việt Nam, một giáo hội vốn đã nổi tiếng là: “Hễ phi dân tộc thì thể nào cũng phản bội dân tộc.”
4). Vì Diệm vi phạm Hiệp định Geneva, được Mỹ hỗ trợ trong chính sách “cường quyền thắng công lý” của Mỹ, phá cuộc Tổng Tuyển Cử qui định vào năm 1956 vì biết mình sẽ thua đậm, nên nếu Bắc Việt có xâm nhập miền Nam thì lý do của họ cũng chính đáng, vì Nam Bắc không phải là hai nước riêng biệt, chỉ là tàm thời là hai miền rút quân, chờ ngày Tổng Tuyển Cử để quyết định tương lai của đất nước qua giải pháp chính trị.
Hãy để tâm suy nghĩ một chút.  Trước tình trạng Ngô Đình Diệm không chịu thi hành điều khoản Tổng Tuyển Cử trong hiệp Định Geneva, Việt Minh phải làm gì? Việt Minh động viên người dân, tốn bao xương máu trong cuộc kháng chiến chống Pháp, cuối cùng đi đến chiến thắng Điện Biên Phủ, chấm dứt nền đô hộ của thực dân Pháp, thu hồi độc lập cho đất nước, phải chăng chỉ để chia nước Việt Nam thành hai miền riêng biệt, để cho miền Nam trù phú thóc gạo, lâm, ngư sản v…v… vào tay một kẻ không hề có một công trạng gì với đất nước như Ngô Đình Diệm, một người thuộc dòng họ Tam Đại Việt Gian như Giáo sư sử Nguyễn Mạnh Quang đã chứng minh, và nằm yên trong vài Trường Dòng Công Giáo ở ngoại quốc trong khi đa số người dân đang kháng chiến chống Pháp, tự nhiên ở đâu được Mỹ mang về? Người miền Nam không ai biết đến Diệm. Khi Diệm về, chỉ có Lansdale và một số viên chức Mỹ cùng một số người Ca-tô đón. Hai bên đường từ phi trường Tân Sơn Nhứt về không có một ai mang cờ hoan hô. Trong chính quyền Diệm, người quốc gia theo Diệm chỉ là một số sĩ quan cao cấp đã tình nguyện theo học các trường sĩ quan do Pháp thành lập để giúp Pháp chống lại Việt Minh kháng chiến, và một số bị cưỡng bách động viên để chiến đấu dưới quyền Pháp trong cuộc chiến Đông Dương thứ nhất, 1945-1954. Nếu không tin ở giải pháp chính trị để tiết kiệm xương máu người dân thay vì theo đuổi giải pháp quân sự, là đất nước sẽ thống nhất qua cuộc Tổng Tuyển Cử vào năm 1956 theo quy định của Hiệp định Genève thì Việt Minh có chịu ký Hiệp định Genève không khi đang thắng thế. Thống nhất đất nước là mục tiêu tối hậu không thể thay đổi của Việt Minh và rất hợp với lòng dân, với truyền thống dân tộc, và xóa bỏ chính sách chia Việt Nam làm ba Kỳ để trị của Pháp.. Nhưng Mỹ đã vì những quan niệm sai lầm về chính trị nên đã dùng miền Nam làm tiền đồn chống Cộng cho Mỹ, vi phạm Hiệp định Genève, và đưa Việt Nam vào một cuộc chiến tàn khốc vô ích vì kết cục không thay đổi: Việt Nam vẫn đi đến thống nhất dù bắt buộc phải dùng đến giải pháp quân sự.
II. Những hoạt động ngầm để phá Bắc Việt
Tưởng chúng ta không nên quên là ngay từ sau Hiệp Định đình chiến 1954, Mỹ đã gửi Lansdale ra ngoài Bắc để phá hoại, tuyên truyền, khai thác sự ngu dốt, mê tín và cuồng tín của người Ca-tô, cổ võ họ di cư vào Nam làm hậu thuẫn cho Ngô Đình Diệm với những khẩu hiệu như “Chúa đã vào Nam” và “Đức Mẹ đã bỏ miền Bắc vào Nam” v..v.. để dụ đám giáo dân thấp kém. Vì vậy, khoảng trên dưới 800 ngàn Giáo dân Công Giáo đã ào ào kéo vào Nam, không buồn để ý đến chuyện những khẩu hiệu lố bịch trên đã chứng tỏ là nếu tin như vậy thì thành ra Ông Mác đã đuổi Chúa và Đức Mẹ chạy từ Bắc vào Nam, tuy rằng Chúa và Đức Mẹ đều là những bậc toàn năng, toàn trí, quyền phép vô cùng, làm gì cũng được, cùng lúc chứng minh trình độ và ý thức tôn giáo của giáo dân Ca-tô Việt Nam. Thật là tội nghiệp cho đầu óc của họ. Chúng ta hãy đọc một đoạn trong cuốn The Vietnam Wars: 1945-1990 củaMarilyn B. Young về những hoạt động phá hoại của Lansdale và toán bán quân sự (paramilitary) của ông ta ở ngoài Bắc, trang 45:
Hoạt động phá ngầm những thỏa hiệp ở Geneva bắt đầu cùng lúc với sự ký kết Hiệp Định vào ngày 21 tháng 7, 1954. Lansdale đã có mặt tại chỗ. Nhiệm vụ lúc đầu của Lansdale là, qua mặt Pháp và hoạt động với những cảm tình viên Việt Nam trong cuộc chiến bất quy ước, nay chuyển sang hướng những “chiến dịch bán quân sự trong những vùng Cộng sản.” Ở Hà-Nội, toán của ông ta phát tán những tờ truyền đơn phao tin bịa đặt sai lầm về tình trạng kinh tế và điều chỉnh tiền tệ ở ngoài Bắc, gây nên sự hoảng sợ trong giới có tiền; chúng đổ đường vào bình xăng của các xe buýt ở Hà Nội, làm khó khăn phương tiện giao thông gây nên sự bất mãn; chúng dùng những chiêm tinh gia tiên đoán về những thiên tai sẽ xẩy ra, phao tin là quân Tàu (của Lư Hán) cướp bóc và hãm hiếp.
Một giá trị tuyên truyền đặc biệt cho Diệm là cuộc di dân của gần một triệu người Ca-tô từ Bắc vào Nam được tuyên truyền là “bỏ phiếu bằng chân” cho tự do. Khuyến khích bởi các bề trên Ca-tô và tổ chức bởi Lansdale và toán của hắn ta, toàn thể các xứ đạo được các tầu hải quân Mỹ chở vào Nam, đi theo các linh mục đã bảo họ Chúa Ki Tô đã vào Nam, và hứa hẹn sẽ được cung cấp đất đai và mức sống.
Một trong những chiến dịch phao tin đồ hữu hiệu mà Lansdale phát triển là Mỹ sẽ ủng hộ một cuộc chiến mới, trong đó võ khí nguyên tử chắc chắn sẽ được dùng. Điều này đã làm gia tăng số người di cư vào Nam. Với sự thích thú của trẻ con, Lansdale phúc trình cho CIA những chiến thắng như vậy, tất cả đều vi phạm Hiệp Định Geneva. Ở trong Nam, Mỹ cũng bận bịu không kém, đưa lậu vào súng ống, đạn dược, máy phát thanh, một số dùng trong Nam, một số để gửi ra ngoài Bắc. (24)
Đọc cuốn “Cuộc Chiến Bí Mật Chống Hà Nội: Kennedy và Johnson Sử Dụng Những Điệp Viên, Nhân Viên Phá Hoại Ngầm, Quân Nhân Hoạt Động Ngầm ở Bắc Việt” (The Secret War Against Hanoi: Kennedy’s and Johnson’s Use of Spies, Saboteurs, and Covert Warriors in North Vietnam) của Richard H. Shultz, Jr., Harper Collins Publishers, N.Y., 1999, chúng ta thấy Mỹ đã cố tình phá ngầm Bắc Việt từ 1954 đến 1972.
Đây là một cuốn sách dày 400 trang, nói về những chiến dịch ngầm (covert operations) của Mỹ ở Bắc Việt và Nam Việt. Sách phân tích kỹ những hoạt động ngầm của Lansdale và CIA ở Bắc Việt từ năm 1954 đến năm 1972, và phân tích tại sao tất cả những chiến dịch phá ngầm này đều thất bại. Những nguyên nhân chính để cho những hoạt động của các toán bán quân sự (paramilitary) xâm nhập Bắc Việt bằng máy bay, tàu hải quân hay bằng đường bộ, không làm được gì là: hoặc bị bắt ngay (captured soon after landing); mất liên lạc (no contact; lost contact); không có đồng chí (no friendly elements); không có hệ thống tình báo (no intelligence networks); không có căn cước giả và giấy chứng minh để sống trong những nơi bị kiểm soát an ninh chặt chẽ ở Bắc Việt (no false identification and documentation to survive in the controlled-security environment of North Vietnam).
Vậy thực chất cuộc can thiệp của Mỹ vào Việt Nam là như thế nào. Ngày nay chúng ta đã có khá nhiều tài liệu bạch hóa vấn đề này. Rõ ràng, chẳng phải là Mỹ đến để bảo vệ tự do dân chủ cho mìền Nam. Chính quyền Ngô Đình Diệm do Mỹ dựng lên tuyệt đối không phải là một chính quyền tôn trọng tự do dân chủ. Mỹ tự ban cho mình quyền của một cảnh sát quốc tế, ép buộc mọi quốc gia phải theo sự xếp đặt của mình, nghĩa là, áp dụng luật rừng và cường quyền thắng công lý của kẻ mạnh, muốn can thiệp vào nước nào thì can thiệp. Theo những tài liệu hiện hữu của một số học giả Mỹ, cuộc can thiệp của Mỹ vào Việt Nam nằm trong chủ trương bá quyền của Mỹ trên khắp thế giới chứ không phải chỉ riêng ở Việt Nam. Mỹ đã can thiệp vào nội bộ của nhiều nước: El Salvador, Nicaragua, Guatamala, Dominican Republic, Indonesia, Philippines, Thailand v..v.. (Xin đọc cuốn 9-11 , Seven Stories Press, New York, 2001, của Noam Chomsky, hoặc cuốn “The Chomsky Reader, Edited by James Peck, Pantheon Books, New York, 1987).
Muốn hiểu về nguyên nhân cuộc chiến tranh Việt Nam, về tại sao dù không có một lý do nào chính đáng mà Mỹ lại can thiệp vào Việt Nam, chúng ta cần hiểu rõ hơn về nước Mỹ, hay nói đúng hơn, về “ý tưởng quốc gia của Mỹ” (idea of America). Tôi đã đọc rất nhiều sách viết về cuộc chiến ở Việt Nam nhưng tôi không thấy cuốn nào đào sâu khía cạnh này như cuốn Kết Quả Ngược Chiều: Việt Nam – Những Huyền Thoại Khiến Chúng Ta Chiến Đấu, Những Ảo Tưởng Giúp Chúng Ta Thua, Cái Di Sản Vẫn Ám Ảnh Chúng Ta Ngày Nay (Backfire: Vietnam – The Myths That Made Us Fight, The Illusions That Helped Us Lose, The Legacy That Haunted Us Today, Ballantine Books, New York, 1985) của Giáo sư Loren Baritz, Trưởng Khoa Lịch Sử, Đại Học Rochester và cuốn  “Chiến tranh chưa chấm dứt: Việt Nam và lương tâm nước Mỹ” (The Unfinished War: Vietnam and the American Conscience, Beacon Press, Boston, 1982) của Walter H. Capps, Giáo sư Đại Học Santa Barbara, California, nguyên Giám đốc trung tâm nghiên cứu các định chế dân chủ Robert Hutchins (Former director of the Robert Hutchins Center for the study of Democratic Institutions).
     
Đây là vài  cuốn sách cần phải đọc để hiểu rõ người Mỹ và hiểu thái độ kiêu căng tự tôn của Mỹ, đưa đến những hành động bất chấp đạo đức, bất chấp luật lệ quốc tế. Vấn đề chính là chính sách ngăn chận Cộng sản không phải là vì tự thân lý thuyết Cộng sản mà là để duy trì vị thế tối cao cầm đầu thế giới như Mỹ vẫn tự cho Mỹ cái vị thế đó.
Ở trên chúng ta đã nói về chính trị của Mỹ, chính trị của “cường quyền thắng công lý”, chính trị của kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu. Sau đây chúng ta sẽ đi vào hai yếu tố tôn giáo và kinh tế. Ki tô giáo đã tạo nên một huyền thoại về nước Mỹ, và yếu tố kinh tế của Mỹ thì theo như nhận định của Alexis de Tocqueville khi quan sát nước Mỹ: “Khi chúng ta đào sâu vào đặc tính quốc gia của người Mỹ, chúng ta thấy rằng họ chỉ tìm kiếm giá trị của mọi thứ ở trên thế giới này trong một câu hỏi này: nó sẽ mang lại bao nhiêu tiền?” (As one digs deeper into the national character of the Americans, one sees that they have sought the value of everything in this world only in the answer to this single question: how much money will it bring in?)
B. Yếu Tố Tôn Giáo:
Có thể nói, yếu tố tôn giáo đã ăn sâu vào tâm khảm của người Mỹ, cho nên những hành động chính trị, ngoại giao và xã hội của Mỹ trên thế giới và ở trong nước Mỹ, không ít thì nhiều, bao giờ cũng có ảnh hưởng của màu sắc tôn giáo. Nhưng đây chính lại là một loại khuyết tật tinh thần (handicap) của nước Mỹ. Mỹ cũng như Âu Châu, bị ảnh hưởng nặng nề của cuốn Thánh Kinh của Ki Tô Giáo. Ảnh hưởng này đã tạo nên trong thế giới Tây phương một tâm cảnh đại chúng “sợ Gót”, nghĩa là sợ một cái gì do chính mình tưởng tượng ra. Cũng vì cái “sợ” này mà con người Âu Mỹ trở thành vô nhân tính, vô cùng tàn bạo nhưng vẫn tự cho mình là thánh thiện vì những hành động tàn bạo đó là để phục vụ Gót, vinh danh Gót,  để truyền bá Phúc Âm trong khi Tân ước không hề có Phúc Âm.
Phúc Âm chỉ là điều tín đồ tin vào một cuộc sống đời đời trên thiên đường sau khi chết, một cái bánh vẽ trên trời theo Mục sư Ernie Bringas, trên một thiên đường giả tưởng mà chính Giáo hoàng John Paull II đã phủ nhận sự hiện hữu của một thiên đường trên các tầng mây. Là dân của Gót, với tâm cảnh sợ Gót, cho nên phải tuân theo những lời dạy của Gót.
Lịch sử cho thấy, trong nhiều thế kỷ, Ca-tô La-mã giáo nắm quyền sinh sát ở Âu Châu, đã gây nên 7 núi tội ác, giết hại hơn 200 triệu người vô tội, thuộc mọi tầng lớp Nam, Phụ, Lão, Ấu. Và những hành động của Mỹ trên khắp thế giới cũng phản ánh cái huyền thoại về dân Mỹ là dân của Gót cho nên không ít thì nhiều cũng phần nào theo những lời dạy của Gót trong Cựu Ước. Jerry Falwell, một nhà truyền giáo trên TV nổi tiếng của Mỹ và có nhiều ảnh hưởng trên xã hội và chính trường Mỹ, đã đưa lên những quan điểm có thể nói là chung cho nhiều người Ki Tô Mỹ: “Gót đã nâng nước Mỹ lên mức vĩ đại mà không có nước nào đã từng được hưởng vì gia sản của Mỹ là một nền Cộng Hòa cai quản bởi những luật được xác định trong cuốn Thánh Kinh” [The Unfinished War, p. 124: God promoted America to a greatness no other nation has ever enjoyed because her heritage is one of a republic governed by laws predicated on the Bible.] và “Tính theo đầu người, nước Mỹ có nhiều công dân sợ Gót hơn bất cứ nước nào khác” [Ibid., p. 127: America has more God-fearing citizens per capita than any other nation on earth.]. Là một nhà truyền đạo Ki Tô trên TV cực kỳ bảo thủ, những tư tưởng của Falwell chứng tỏ hắn là một kẻ ngu đạo quá khích một cách điên rồ. Sau đây là vài đoạn điển hình nói lên quan điểm của một kẻ tin tất cả vào Thánh Kinh như Jerry Falwell, Ibid., p.129:
Nhà thờ địa phương là một đạo binh có tổ chức được trang bị để cho trận chiến, sẵn sàng tấn công kẻ thù. Lớp học ngày chủ nhật là tiểu đội tấn công. Nhà thờ phải là một đạo binh có kỷ luật, sẵn sàng tấn công. Tín đồ Ki Tô Giáo, giống như các nô lệ và binh lính, không được chất vấn(25)
Falwell đưa ra kế hoạch mà các tín đồ Ki Tô phải làm để rao giảng “phúc âm” [sic] trên khắp thế giới:
Điều quan trọng là phải oanh tạc lãnh thổ, đến gần bờ biển và oanh tạc kẻ thù. Điều quan trọng là phải gửi đến những tài liệu[để truyền đạo]. Điều quan trọng là phải đưa đến những chương trình phát thanh và dùng tiện nghi gọi điện thoại để nghe lời cầu nguyện. Điều quan trọng là phải dùng mọi ảnh hưởng bên ngoài đó tràn ngập trên thành trì của kẻ thù.
Nhưng sau cùng Thủy Quân lục chiến phải tiến vào, mặt đối mặt với kẻ thù, và kéo lên ngọn cờ, nghĩa là, xây nhà thờ ở địa phương.
Tôi muốn nói đến những Thủy quân lục chiến đã được Gót kêu gọi để tiến qua sự oanh tạc và hốc cá nhân và, với lưỡi lê trong tay, đối đầu với kẻ thù mặt đối mặt và từng người một đem chúng vào sự quy phục Phúc Âm của Ki-tô, đưa họ vào ngôi nhà của Gót, kéo lên ngọn cờ và coi đó như là an toàn.. Các ngươi và Ta được kêu gọi để chiếm hữu cho đến khi Ông ta (Giê-su) trở lại. (26)
Có lẽ đọc xong đoạn trên ai mà không cho rằng Jerry Falwell chỉ là một tên điên, không hơn không kém, thì chính người đó cũng điên. Nhưng điều thê thảm là, theo Giáo sư Capps, những quan điểm của Falwell đáng chú ý vì chúng tiêu biểu cho cảm nghĩ chung của nhiều nhóm Ki Tô Giáo (They are significant because they represent the general feeling of a host of Christian groups). Giáo sư Capps viết không sai. Trong cuộc chiến ở Việt Nam, lính Mỹ đã  viết trên mũ sắt những câu: “Giết một tên Á Đông cho Gót” (Kill a gook for God), “A good VC is a dead one”, “we have to destroy it to save it” ở Bến Tre, và Hồng Y Spellman sang Việt Nam nhiều lần, ủy lạo binh sĩ Mỹ rằng họ đang chiến đấu cho Chúa để chống Cộn sản và để bảo vệ nền văn minh Ki-tô Giáo, một nền văn minh quy thần, hạ thấp phẩm giá con người, rất xa lạ đối với nền văn minh nhân bản và nhân chủ của Việt Nam, nhưng lại tự cho là cao cả. Và Bush con đã theo đúng kế hoạch của Falwell ở Iraq. Sau cuộc tấn công ở Iraq, dựa trên những lý do ngụy tạo như Iraq liên hệ tới quân khủng bố ở Mỹ ngày 9/11, và Iraq có những vũ khí giết người hàng loạt, và Bush tuyên bố “nhiệm vụ đã hoàn thành” [mission accomplished] thì các nhà truyền giáo Tin Lành đã đổ xô vào Iraq với “Viện trợ Ki-Tô” (Christian aid) để rao bán phúc âm, mua linh hồn cho Chúa. Falwell, một người tuyệt đối tin vào Gót, chết năm 2007, khi 73 tuổi. Bertrand Russell, một học giả vô thần, sống tới 98 tuổi (1872-1970).
Cái huyền thoại về nước Mỹ và niềm hoang tưởng vào “dân của Gót” đã khiến cho Mỹ lâm vào cuộc chiến Việt Nam để cuối cùng đi đến thất bại... Trong cuốnKết Quả Ngược Chiều: Việt Nam – Những Huyền Thoại Khiến Chúng Ta Chiến Đấu, Những Ảo Tưởng Giúp Chúng Ta Thua, Cái Di Sản Vẫn Ám Ảnh Chúng Ta Ngày Nay (Backfire: Vietnam – The Myths That Made Us Fight, The Illusions That Helped Us Lose, The Legacy That Haunted Us Today, Ballantine Books, New York, 1985) của Giáo sư Loren Baritz, Trưởng Khoa Lịch Sử, Đại Học Rochester, đã viết một đoạn, có thể nói là giải thích tại sao Mỹ lại can thiệp vào Việt Nam và tại sao Mỹ thất bại, trang 10-11:
Người Mỹ không biết gì về người Việt Nam, không phải là chúng ta đần độn, mà vì chúng ta tin vào một số điều về chính chúng ta... Muốn hiểu sự thất bại của chúng ta, chúng ta cần phải suy nghĩ về thế nào là một người Mỹ... Huyền thoại về Mỹ như là một thị trấn trên một ngọn đồi uẩn hàm Mỹ là gương mẫu đạo đức cho phần còn lại của thế giới, một thế giới cho rằng sẽ đặc biệt ngưỡng mộ chúng ta. Điều này có nghĩa là chúng ta là một dân tộc được [Gót, lẽ dĩ nhiên của Ki Tô Giáo] chọn, mỗi người trong đó, vì được sự ưu đãi và sự hiện diện của Gót, có thể vật chết dễ dàng 100 kẻ thù ngoại đạo...
Có vô số cách để người Mỹ biết trong lòng – nơi duy nhất mà những huyền thoại có thể sống được – là chúng ta được chọn để dẫn giắt thế giới trong vấn đề đạo đức công cộng và dạy cho thế giới về đức tính chính trị. Chúng ta tin rằng những sự tốt đẹp trong nước chúng ta kết thành sức mạnh đủ để triệt hạ đối thủ của chúng ta, những người, theo định nghĩa, là kẻ thù của đạo đức, của tự do, và của Gót. (27)
Mỹ tự cho rằng Mỹ là khuôn mẫu “thiện” của cả thế giới, vì Mỹ tin tưởng ở Gót (In God We Trust), vì Mỹ là “quốc gia của Gót” (God’s Country), và Mỹ là “dân của Gót” (God’s people). Theo tinh thần Ki Tô Giáo và lịch sử Ki Tô Giáo: kẻ nào không tin Gót của Ki-tô Giáo là kẻ ác, cho nên với quan niệm trắng đen, thiện chống ác, và đã tin vào ưu thế của vũ khí, và kinh tế, Mỹ đã tự tạo cho mình một huyền thoại về nước Mỹ. Là một nước mà 80% theo Ki Tô Giáo, Mỹ bị ảnh hưởng của cuốn Thánh Kinh rất nhiều. Nhưng đây lại là một nghịch lý, vì trên thực tế, xét đến những tệ đoan xã hội, tội phạm xã hội mà theo thống kê của chính Mỹ, Mỹ chiếm giải quán quân trên thế giới, khoan kể là Mỹ đã dùng “cường quyền thắng công lý” can thiệp vào nội bộ nhiều nước trên thế giới, gây nên bao cảnh tang tóc, thì khó có thể coi Mỹ là một khuôn mẫu thiện trên thế giới. Như là một nguồn tâm linh và đạo đức để chỉ đạo xã hội, Ki Tô Giáo đã thất bại ở Âu Châu và hiện trạng xã hội Mỹ cũng đã chứng tỏ là Ki Tô Giáo cũng thất bại ở Mỹ, tuy Mỹ là nước có đa số theo Ki Tô Giáo, trong đó có 23% theo Ca-tô La-mã Giáo.
Không ai hiểu Mỹ bằng người Mỹ, nhất là giới trí thức Mỹ. Linh mục Michael Novak, Giáo sư đại học Stanford, viết trong cuốn Việt Nam: Sự Khủng Khoảng Của Lương Tri (Vietnam: Crisis of Conscience) trang 14, về khía cạnh tôn giáo của cuộc chiến ở Việt Nam theo quan niệm của Mỹ:
Đối với những người với một sự hiểu biết thần học đơn giản, thì ý nghĩa của cuộc chiến thật là rõ ràng. Đây là cuộc chiến của “những kẻ tốt chống kẻ xấu”, “những kẻ tin Gót chống những kẻ vô thần”, “ánh sáng chống sự man rợ”. Cuộc chiến chúng ta đối diện trong thế kỷ của chúng ta là cuộc chiến cho nền văn minh của chúng ta mà “hai phe đối đầu là những quốc gia nô lệ và những quốc gia trong thế giới tự do”, cuộc chiến chống “những kẻ man rợ đe dọa những dân tộc văn minh, luật pháp và trật tự, và lối sống của người Mỹ”. Đó là cách nhìn lịch sử của những người tin vào một cuộc chiến giữa thiện và ác trong ngày tận thế...
Trong những phim “cao-bồi”, bao giờ cũng có hai phe riêng biệt. Một phe chiến đấu cho luật pháp và trật tự, phe kia vô luật pháp và vô trật tự. Nếu trong chuyện phim có những dân da đỏ, sự xung đột là giữa những người da màu dã man và những người da trắng văn minh, yêu hòa bình. Kết cục bao giờ cũng là cảnh tàn bạo. Phe thắng là phe có nhiều vũ khí tối tân hơn hoặc rút súng nhanh hơn. Khi mà, trong vài trường hợp, những kẻ xấu (da màu) tiêu diệt một nhóm nhỏ những kẻ tốt (da trắng), thì đó là một sự tàn sát độc ác và tàn nhẫn; khi mà những kẻ tốt (da trắng) giết vô số những kẻ xấu (da màu), đó là một sự chiến thắng của công lý và văn minh. (28)
Như trên chúng ta đã biết, Mỹ tự cho là một thị trấn trên một ngọn đồi, và là cái đầu tầu kéo cả thế giới theo ý định của Mỹ. Nhưng sự thực không như vậy, Mỹ là một cường quốc, và bất kể tiến bộ về những gì, nhưng trên thực tế lại rất ấu trĩ về tâm linh. Thật vậy, ảnh hưởng của cuốn Thánh Kinh vẫn đè nặng trên tâm tư người Mỹ, từ nguyên thủ quốc gia xuống đến thường dân, trong khi cuốn Thánh Kinh đã không còn mấy giá trị tôn giáo cũng như trí thức trong thế giới Tây phương, khoan nói đến thế giới Hồi giáo và thế giới Đông phương. Mỹ vẫn tin rằng sự giầu mạnh của Mỹ là do sự ân sủng của Gót [God] tuy rằng không có một người Mỹ nào biết Gót là cái gì. Chúng ta hãy đọc vài đoạn trong cuốn “The Unfinished War: Vietnam and the American Conscience” của Giáo sư Walter H. Capps để hiểu rõ hơn ảo tưởng và ý thức tôn giáo của người Mỹ.
Phương pháp giải quyết của Do Thái-Ki tô là đặt căn bản trên ý tưởng an ủi là, chừng nào mà một người giữ vững đức tin thì Gót sẽ đứng về phía họ và hắn ta, hoặc ít nhất là chính nghĩa của hắn ta sau cùng sẽ thắng. (29)
Trong cuốn Sự Xung Đột Giữa Các Nền Văn Minh Và Sự Tái Lập Trật Tự Thế Giới (The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order), Samuel P. Huntington, lý thuyết gia chính trị thế giới nổi tiếng của Mỹ, viết trong tập san Foreign Affairs: Vào đầu thế kỷ 20, vị thế của Tây phương bao trùm thế giới, tạo nên một tâm cảnh chung trong thế giới Tây phương là “văn minh thế giới là văn minh Tây phương, luật quốc tế là luật Tây phương”.
Sự bành trướng của Tây phương trên thế giới từ thế kỷ 16 là dựa trên sự phát triển kỹ thuật: kỹ thuật hàng hải để đi tới các nơi xa xôi, và kỹ thuật vũ khí để chiến thắng quân sự v..v..”Tây phương thắng trên thế giới không phải là vì sự ưu việt của những ý tưởng, hoặc giá trị, hoặc tôn giáo Tây phương mà là ưu thế trong sự áp dụng bạo lực một cách có tổ chức.” (Huntington, p. 51: The West won the world not by the superiority of its ideas or values or religion but rather by its superiority in applying organized violence).
Người Tây phương thường quên đi sự kiện này; người các nước khác, nhất là các nước đã một thời bị Tây phương đô hộ, không bao giờ quên. Thật vậy, Tây phương là nơi sản xuất ra nhiều lý tưởng xã hội như tự do, phát xít, dân chủ theo quan niệm Ki Tô (Christian democracy), dân chủ xã hội (social democracy), đoàn thể, kinh tế tự do v..v.. nhưng Tây phương chưa bao giờ có được một tôn giáo lớn (theo nghĩa là chủ lực tinh thần hướng dẫn đạo đức và tính thiện của con người. TCN). Những tôn giáo lớn trên hoàn cầu đều là sản phẩm của những nền văn minh ngoài Tây phương, và trong hầu hết các trường hợp, đã có trước nền văn minh Tây phương. (Huntington, Ibid., p. 54: The West, however, has never generated a major religion. The great religions of the world are all products of non-Western civilizations and, in most cases, antedate Western civilization). So sánh giáo lý, lịch sử Ki Tô Giáo (Chính Thống, Ca Tô, Tin Lành) với các tôn giáo Á Đông như Thích, Nho, Lão và Ấn Giáo, chúng ta thấy rõ ngay điều này.
Uy tín của Huntington không ai có thể phủ nhận. Ông ta là giáo sư đại học Harvard, giữ chức vụ Giám Đốc Viện Nghiên Cứu Chiến Lược John M. Olin và Chủ Tịch Học Viện Harvard Nghiên Cứu Các Địa Phương Trên Thế Giới. Ông cũng từng là Giám Đốc Kế Hoạch An Ninh cho Hội Đồng An Ninh Quốc Gia dưới thời Tổng Thống Carter, và Chủ Tịch Hội Chính Trị Khoa Học Hoa Kỳ. Cho nên giá trị nghiên cứu trong tác phẩm của ông ta chúng ta có thể tin tưởng. Nhưng điều thê thảm là Ki Tô Giáo vẫn tự cho là một tôn giáo có giá trị nhất trên thế giới bất kể sự phá sản tâm linh và đạo đức của Ki Tô Giáo trên thế giới như lịch sử đã chứng minh.
Người Mỹ tự cho là thánh thiện vì là con dân của Gót. Nhưng sự thực giá trị xã hội của Mỹ  ra sao? Không ai có thể phủ nhận Mỹ là nước giàu nhất và mạnh nhất về quân sự. Nhưng còn về các vấn đề đạo đức xã hội, đạo đức thế giới, đức tính của con người, thì Mỹ không có gì để so sánh với các quốc gia Á Châu. Một số thống kê của chính Mỹ, chứng tỏ rằng về những tệ đoan xã hội, tội ác trong xã hội v…v…, Mỹ chiếm giải quán quân trên thế giới.
1. Thống kê năm 2000: 14 triệu người tuổi từ 12 trở lên dùng ma túy (6.3% dân số).
2. Năm 2001: 15.980 vụ giết người, 90.491 vụ hiếp dâm. Cứ 2 phút lại có một người bị hiếp (tài liệu của bộ Tư Pháp)
3. Trên 1 triệu gái mãi dâm hành nghề trên đường phố, nhà tắm hơi (sauna), phòng tẩm quất (massage parlor) và qua điện thoại, trong đó có 300.000 vị thành niên. Thành phố New York tốn $43 triệu mỗi năm để kiểm soát các vấn đề liên quan đến mãi dâm.
4. 14.000.000 người nghiện rượu.
5. Có 2.200.000 tù nhân Mỹ đang ngồi tù. Cả thế giới có 9.000.000 người đang ngồi tù, Mỹ chiếm 22% trong khi tỷ lệ dân số của Mỹ trên thế giới chỉ có 5%.
6. Ở Trung Quốc thì cứ trong 100.000 người có 111 người ngồi tù, ở Mỹ là 686 người, gấp hơn 6 lần trong khi dân số Mỹ chỉ bằng 24% dân số Trung Quốc.
7. Hơn 50% các cặp vợ chồng do Chúa kết hợp đi đến ly dị.
8. Từ 4% đến 10% dân chúng đồng tính luyến ái.
9. Trên 5 ngàn linh mục Công Giáo bị truy tố về tội cưỡng dâm trẻ em phụ tế và nữ tín đồ.
 Mỹ can thiệp vào Việt Nam cũng không phải vì ông Hồ là cộng sản, hay ông Hồ là con bài của Nga sô. Trong Phần I, tôi đã đưa ra vài tài liệu của chính quyền Mỹ là không tìm thấy bất cứ một bằng chứng nào chúng tỏ Ông Hồ Chí Minh là tay sai, theo sự chỉ đạo của Nga sô hay Trung Quốc để kháng chiến mà một số người chống Cộng cực đoan và một vài tác giả ngoại quốc ngu ngơ gọi là “gây chiến” ở Việt Nam. Kháng chiến không phải là “gây chiến”.
Không có bằng chứng nhưng cứ cho là có, đó là cái cớ để Mỹ can thiệp vào Việt Nam. Chúng ta đã biết, Mỹ tự cho mình cái quyền can thiệp vào bất cứ nước nào mà Mỹ muốn. Mỹ chỉ cần đưa ra một cớ nào đó, dù không phải là sự thật, và điều đó cũng đủ để Mỹ can thiệp vào nội bộ bất cứ nước nào. Nhưng Mỹ chỉ dám đụng đến các nước nhỏ, ít khả năng phản kháng, chứ Mỹ không dám đụng đến các cường quốc khác như Nga sô, Trung Quốc. Ngày nay khí thế của Trung Quốc đang càng ngày càng lên, lan sang cắm dùi, gây ảnh hưởng ở Phi Châu, những thuộc địa trước của khối Tây phương và Mỹ. Trước tình trạng như vậy Mỹ chỉ còn có thể phàn nàn và than phiền.
Trong cuốn Can Thiệp Và Cách Mạng: Mỹ Đối Đầu Với Những Phong Trào Nổi Giậy Trên Khắp Thế Giới (Intervention and Revolution: America’s Confrontation With Insurgent Movements Around The World, A Meridian Book, New York, 1972), Sử gia kiêm nhà khoa học chính trị (historian and political scientist) Richard J. Barnet, đã từng là nhân viên Bộ Ngoại Giao cũng như Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, viết, trang 301:
Sự hiện diện của một sự đe dọa của Cộng Sản, ngay chỉ là có thể có sự đe dọa của Cộng Sản (như ở Cộng Hòa Dominique) cũng đủ để cho Mỹ biện minh cho những sự can thiệp của Mỹ. Nhận định là có sự đe dọa cũng đủ để ngăn ngừa mọi chất vấn có thể đặt ra về sự cần thiết hay đạo đức để dẹp bỏ sự đe dọa. Mỹ càng ngày càng nói trắng ra khi tuyên bố là Mỹ có quyền đơn phương quyết định là một sự xung đột ở bất cứ nơi nào trên thế giới là sự đe dọa đối với nền an ninh quốc gia của Mỹ hay trật tự thế giới và Mỹ sẽ làm gì để đối phó. (30)
Một trong những lý do Mỹ đưa ra để biện minh cho sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam là Mỹ đơn phương quyết định là chế độ Cộng Sản ở Việt Nam sau Genève là sự đe dọa cho nền an ninh quốc gia của Mỹ, trong khi không có bất cứ một bằng chứng nào chứng tỏ như vậy. Cộng sản hay không thì Việt Nam cũng là một quốc gia nhỏ, nghèo, kém phát triển và ở xa Mỹ nửa vòng trái đất, làm sao có thể đe dọa nền an ninh của Mỹ được. Cho nên Mỹ đã chọn Việt Nam làm tiền đồn chống Cộng, chống Cộng cho chỗ đứng và uy tín của Mỹ trong vùng, bất kể là sau ngày tuyên bố đất nước độc lập, 2 tháng 9, 1945, Ông Hồ Chí Minh đã viết 8 bức thơ gửi Tổng Thống Truman và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, yêu cầu Hoa Kỳ ủng hộ tinh thần nền độc lập của Việt Nam và còn ngỏ ý Việt Nam có thể là một thị trường lớn cho những sản phẩm của Mỹ, nhưng Mỹ không hề trả lời.. Mỹ chọn Việt Nam làm tuyến đầu chống Cộng, làm phòng tuyến cuối cùng chống sự bành trướng của Cộng Sản ở Á Châu, vì cho rằng Việt Nam là một nước nhỏ yếu không có khả năng chống lại ý định của Mỹ, cho nên Mỹ sẽ thành công trong mục đích chống Cộng cùng lúc tạo uy tín của Mỹ trên thế giới. Mặt khác Mỹ còn muốn chứng tỏ cho thế giới biết là vũ khí và chiến thuật của Mỹ có thể đối phó với chiến thuật du kích của Cộng Sản. Và Việt Nam cũng là chiến trường để cho Mỹ dùng hết vũ khí cũ, thử các vũ khí mới kể cả vũ khí hóa học.
Viết về chiến tranh Việt Nam, chúng ta không thể bỏ qua yếu tố kinh tế. Phải chăng những lý do Mỹ đưa ra về sự can thiệp vào Việt Nam chỉ là, như Tướng Telford TayLor, cố vấn trưởng của Mỹ tại Tòa Án Nuremberg để xử các tội phạm chiến tranh Đức quốc Xã (Chief counsel for the prosecution, with the rank of Brigadier General, at the Nuremberg war-crimes trials), đã viết trong cuốn: “Nuremberg Và Việt Nam: Một Tấn Thảm Kịch Của Mỹ”(Nuremberg and Vietnam: An American Tragedy, New York Times Book, 1970, trang 103): “che dấu ý định khai thác Nam Việt Nam như là một căn cứ quân sự Mỹ để “ngăn chặn” Cộng Sản, hay thống trị Đông Nam Á và những tài nguyên thiên nhiên khổng lồ ở đó” [only to conceal the intention to exploit South Vietnam as an American military base to “contain” Communism, or to dominate Southeast Asia and its enormous natural resources].
Tây phương đã đến Á Châu như là những đế quốc thực dân, Á Châu không có mấy lý do để tin tưởng rằng Mỹ nhân đạo hơn những người da trắng đã đến trước. Những hành động của quân lực Mỹ đối với người dân ba miền Việt Nam có thể nói là còn tàn bạo và vô nhân tính hơn những thế lực thực dân trước, do đó không thể nói là Mỹ nhân đạo hay có ý tốt đối với người dân Việt Nam. Và chúng ta đã biết, mục đích chính của Mỹ không phải là giúp dân Việt Nam.
Hành động can thiệp vào Việt Nam của Mỹ không nằm ngoài chủ trương của Mỹ là thiết lập một trật tự thế giới ổn định (a stable world order), theo ý định của Mỹ, mà trong cái gọi là trật tự thế giới này, Mỹ nắm Ngân Hàng Quốc Tế (World Bank), Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF = International Monetary Fund). Mỹ đã dùng những cơ quan này để cho các nước nhỏ đang mở mang vay nhẹ lãi, hỗ trợ những dự án có lợi cho Mỹ, và khi cần có thể làm sụp đổ nền kinh tế địa phương. Thật vậy, theo Mục sư Robert McAfee Brown (Ibid., trang 24) thì:
Trật tự thế giới ngày nay rất lợi lộc cho những nhà tư bản Mỹ, những người ngồi trên chóp của đống lợi nhuận. Ngoại viện của Mỹ cho những kém mở mang được coi như là một chủ nghĩa đế quốc mới; không phải là đế quốc quân sự mà là đế quốc đô-la. Đế quốc đô-la không hiển nhiên như đế quốc thực dân; nó không toan tính thiết lập một văn phòng chính trị thực dân. Nó mua chuộc những chính trị gia bản xứ sẵn sàng bán linh hồn và xen vào nội bộ của quốc gia qua những phương pháp kinh tế chứ không phải là chính trị. Nó cũng có hiệu lực như là thực dân quân sự nhưng khó mà có thể lột mặt nạ của nó ra. (31)
Trong cuốn Turning Points in World History: The Vietnam War, yếu tố kinh tế cũng được nói tới ở trang 50:
Trong ngôn từ chiến lược và kinh tế, Đông Nam Á cũng là vấn đề quan trọng đối quyền lợi của Mỹ. Đông Nam Á rơi vào tay Cộng Sản sẽ đe dọa chuỗi đảo trải dài từ Nhật tới Phi Luật Tân, cắt đường hàng không của Mỹ tới Ấn Độ và Nam Á và dẹp bỏ phòng tuyến phòng vệ đầu ỡ Thái Bình Dương. Úc và Tân Tây Lan (New Zealand) sẽ bị cô lập. Vùng (Đông Nam Á) có nhiều tài nguyên thiên nhiên và chiến lược, gồm có thiếc, cao su, gạo, nguồn dầu dừa, quặng sắt, đồng, tungsten, và dầu hỏa. Mỹ không chỉ bị cắt đứt, không tơ hào gì được những nguồn tài nguyên đó, mà tiềm năng về những thị trường to lớn để tiêu thụ những sản phẩm của Mỹ cũng bị đe dọa. (32)
Ở trên tôi đã đưa ra sơ lược ba yếu tố chính trị, tôn giáo, và kinh tế đã góp phần trong cuộc can thiệp của Mỹ vào Việt Nam. Căn bản là Mỹ đã chọn Việt Nam làm địa bàn chống Cộng ở Đông Nam Á, bất kể là người Việt Nam có muốn hay không. Mỹ đã quyết định dùng vũ lực để chống Cộng ở Việt Nam, Nam Việt Nam là phòng tuyến không cho Cộng Sản vượt qua, vậy những “nếu” hay “tại vì” đặt ra để giải thích cuộc can thiệp của Mỹ vào Việt Nam đều không thích hợp. Mỹ sẽ nhảy vào can thiệp nếu có nguy cơ miền Nam rơi vào tay Cộng Sản, bất kể là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam gồm 100% người Nam hay 100% người Bắc. Nguy cơ này càng ngày càng hiện rõ từ năm 1961 đến cao điểm vào những năm 1964-1965, cho nên Mỹ đã tự tiện ồ ạt đem quân vào Việt Nam. Nhưng nỗ lực quân sự của Mỹ cũng không đi đến đâu trước ý chí cương quyết chống xâm lăng của người dân Việt Nam cả hai miền. Mỹ biết vậy cho nên đã có những chính sách có thể nói là “diệt chủng”, giết dân không phân biệt, kể cả người già, phụ nữ và trẻ con. Nhưng cuối cùng Mỹ cũng phải giải quyết bằng cách tháo chạy (run), được gọi bằng mỹ danh “Hòa bình với danh dự” (Peace with honor), qua Thỏa Hiệp Hòa Bình Paris năm 1973.
Giáo sư Loren Baritz viết trong cuốn Backfire, trang 275: Điều Bắc Việt tin chắc là văn hóa Mỹ sẽ không thể kéo dài cuộc chiến đã chứng tỏ rằng đúng. (The North’s conviction that American culture would not be able to sustain the war proved to be correct.). Cuộc chiến ở Việt Nam đã quá tốn kém đối với Mỹ, và Nixon muốn bảo đảm cái ghế Tổng Thống của mình, nên bằng mọi cách phải đi đến giải pháp “hòa bình với danh dự”, danh dự trong sự bỏ cuộc, tháo chạy, vì không thể thắng. Và chúng ta đã biết, Thỏa Hiệp Hòa Bình Paris 1973 cuối cùng đã được ký kết giữa Mỹ và Bắc Việt, trên thực tế, sau nhiều cuộc bàn thảo giữa Kissinger và Lê Đức Thọ.
Đối với Mỹ, Thỏa Hiệp Hòa Bình Paris 1973 chỉ là để cho Mỹ vuốt mặt với dân chúng Mỹ qua chiêu bài “Hòa bình với danh dự” (Peace with honor), quan niệm danh dự của Mỹ: Mỹ rút hết quân ra, không còn lính Mỹ chết, và lấy lại các tù binh bị Bắc Việt bắt. Số phận VNCH Mỹ không mấy quan tâm, và Mỹ biết rõ là Bắc Việt không bao giờ từ bỏ mục tiêu thống nhất đất nước. Thỏa Hiệp Paris còn tệ hơn là Hiệp Định Geneva, cho phép 150000 quân Bắc Việt ở lại miền Nam cùng với 150000 quân thuộc Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, nấp sau danh xưng Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời miền Nam VN (PRG). Câu đầu trong bản Thỏa Hiệp Hòa Bình, mở đường cho Bắc Việt thống nhất đất nước và giữ toàn vẹn lãnh thổ. Đây chính là câu mà Kissinger định để trong một đoạn sau của bản Thỏa Hiệp nhưng Bắc Việt cương quyết đòi phải để đầu tiên và Kissinger đã nhượng bộ:
Điều 1. Mỹ và mọi nước khác tôn trọng nền độc lập, chủ quyền, sự thống nhất, và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam như đã được công nhận bởi Hiệp Định Geneva 1954 về Việt Nam.
[Article 1:  The United States and all other countries respect the independence, sovereignty, unity, and territorial integrity of Viet-Nam as recognized by the 1954 Geneva Agreements on Viet- Nam.]
Nixon và Kissinger là những chính trị gia xảo quyệt, đều biết rõ là Thỏa Hiệp không kiến tạo hòa bình ở Nam Việt Nam. Và đối với Mỹ, VNCH không là gì, chỉ là tay sai để cho Mỹ thao túng. Hãy đọc những bức thư của Nixon gửi cho Thiệu, đe dọa, ép Thiệu phải ký vào Thỏa Hiệp Paris 73, mà chính Kissinger đã công nhận là có tính cách tàn bạo (brutality) trong cuốn Ending The Vietnam War. Nixon viết thẳng, Thiệu không ký thì Nixon sẽ ký tay đôi với Bắc Việt và chấm dứt ủng hộ, viện trợ cho Thiệu. “Văn khố quốc gia Mỹ giải mật 150 giờ đồng hồ những lời nói của Nixon trong những cuốn băng ghi âm. Nixon bảo Kissinger nói với Thiệu – rằng Quốc hội Mỹ sẽ cắt viện trợ cho Sài Gòn trừ phi Thiệu ủng hộ Thỏa Hiệp.. Nixon nói “Tôi không biết là sự đe dọa đó đi đến đâu nhưng tôi sẽ làm bất cứ điều nào nghĩa là – nếu cần lấy đầu của hắn.” (The National Archives released more than 150 hours of new tapes from Nixon.. Nixon asked Kissinger to tell the South Vietnamese -- truthfully or not -- that the US Congress would cut off aid to the Saigon government unless it supported the accords. "I don't know whether that threat goes far enough or not but I'd do any damn thing that is -- or cut off his head if necessary," Nixon said.)
Nixon cũng biết rõ là thực chất Thỏa Hiệp chỉ là một tờ giấy lộn, như Wilfred Burchett viết trong cuốn Grasshoppers & Elephants; Why Viet Nam Fell, trang 169, về lời hứa hẹn viết trên giấy tờ của Nixon đối với Thiệu: “Đây chỉ là một mảnh giấy không đáng để ý. Ký đi. Sau đó ông muốn làm gì thì làm, và chúng tôi sẽ ủng hộ ông hết mình” (It’s a scrap of paper. Sign it. Do what you want later, and we’ll back you to the hilt. And he (Thieu) had it in writing from Nixon). Nixon còn viết cho Thiệu, hứa như sau mà Thiệu tin tưởng nên đã phổ biến lời hứa hẹn này vào năm 1975 khi Bắc Việt tấn công: “Ông hãy tin lời bảo đảm tuyệt đối của tôi là nếu Hà Nội không theo đúng những điều khoản trong bản thỏa hiệp, thì tôi sẽ có những hành động nghiêm khác trả đũa ngay.” (Kissinger, Ibid., p. 385: You have my absolute assurance that if Hanoi fails to abide by the terms of this agreement it is my intention to take swift and severe retaliatory action). Nhưng ông Thiệu và Hoàng Đức Nhã, người luôn luôn có mặt bên ông Thiệu trong những cuộc gặp gỡ với Tướng Haig, sứ giả của Nixon, không biết là lời của Tổng Thống Mỹ chỉ có giá trị cam kết khi được Quốc hội phê chuẩn. Và khi đó thì Quốc hội Mỹ đã quyết định cắt kinh phí chiến tranh ở Đông Dương.
Kissinger viết rõ, Ibid., 457:
Những lá thư của Tổng Thống không phải là những cam kết hợp pháp mà chỉ là những biểu thị của ý định của vị Tổng Thống đương quyền đối với những bất trắc dự đoán có thể xẩy ra. Chúng đặt trên những vị Tổng thống kế tiếp một trách nhiệm tinh thần chứ không phải là pháp lý. Và lẽ dĩ nhiên, không có Tổng Thống nào có thể làm cho quốc hội cam kết bằng một lời tuyên bố đơn phương.” (33)
Như trên đã nói, không có phe nào tin tưởng là Thỏa Hiệp Hòa Bình Paris 73 có giá trị mang lại hòa bình cho Nam Việt Nam. Đặc biệt là Mỹ, Mỹ muốn người Việt tiếp tục cuộc chiến, cho nên trước khi Thỏa Hiệp được ký kết Mỹ đã thúc đẩy VNCH chiếm thêm nhiều đất và cung cấp cho VNCH một số quân cụ lớn lao. Marilyn B. Young viết, Ibid., p. 275:
Kissinger khuyên Đại sứ Bunker là hãy thúc đẩy những vị chỉ huy quân lực VNCH hãy tiến chiếm nhiều đất bao nhiêu hay bấy nhiêu trong những tuần lễ tới vì có thể sẽ có cuộc ngưng bắn. Cùng và thời gian đó một chiến dịch tái vũ trang tên là “Nâng Cấp” được gọi lại là “Nâng Cấp Lên Nữa”. Với những cung cấp của “Nâng Cấp Lên Nữa”, Saigon được đãi ngộ bởi một không vận những đại bác 105 ly và 155 ly, máy bay trực thăng, máy bay chiến đấu (làm cho không quân của VNCH trở thành lực lượng không quân lớn thứ tư trên thế giới), xe thiết giáp, xe tăng, xe vận tải, và đại pháo cho thủy quân. Một tướng lãnh Mỹ nói đùa: “Nếu chúng ta cho những thứ này cho Bắc Việt, chúng có thể đánh chúng ta cho đến hết thế kỷ” (34)
Và chúng ta đã biết, ngay sau cuộc ký kết Thỏa Hiệp Hòa Bình Paris 73, chính quyền miền Nam, với số lượng vũ khí và quân cụ mới, đã mở những cuộc hành quân lớn ở Cửa Việt và vùng Quảng Trị để chiếm đất dành dân. Edwin E. Moise viết năm 1998:
Chiến tranh không ngưng ngay cả trong một ngày. Hầu hết những cuộc đụng chạm trong những tháng đầu sau cuộc ngưng bắn đều do Quân Đội VNCH, muốn có thể chiếm được càng nhiều đất càng tốt trước khi CS có thể tái dựng lực lượng quá nhiều. Những phương thức để đi đến một cuộc dàn xếp chính trị cho tương lai Nam Việt Nam quy định trong Thỏa Hiệp Paris bị ngăn chận bởi chính quyền Thiệu ở Sài Gòn. (35)
Và ông Thiệu thì chủ trương đuổi hết quân Bắc Việt và cả quân của PRG về Bắc. Vậy thì làm sao có được hòa bình. Chẳng vậy mà ngay ngày hôm sau Hiệp Định Paris được ký kết, ông Thiệu ra lệnh phải tôn trọng Thỏa Hiệp như thế này: “Thấy CS ở đâu là bắn bỏ ngay, thấy ai tuyên truyền cho CS cũng bắn bỏ ngay” [Marilyn B. Young, The Vietnam Wars: 1945-1990, p. 279: The next day Thieu issued clear orders on how the cease-fire was to be observed. If “Communists come into your village, you should immediately shoot them in the head”. Those who “begin talking in a Communist tone… should be immediately killed”.]
Để đáp lại, phía Bắc Việt cũng bành trướng thế lực của họ trong nhiều vùng ở miền Nam. Và cuối cùng thì chiến tranh cũng kết thúc, hòa bình thực sự có trên đất nước sau ngày 30.4.1975. Tôi không muốn nói đến vấn đề với lực lượng quân, dân, cán, chính hăng say chống Cộng như thế và với số vũ khí quân cụ như thế mà tại sao chỉ có 55 ngày là miền Nam sụp đổ.
Thỏa Hiệp Paris năm 1973, trên thực tế được ký kết giữa Bắc Việt và Mỹ, giúp cho Mỹ “rút lui trong danh dự” và xóa sổ Nam Việt Nam,nhưng theo quan điểm của môt Linh mục Việt Nam thì đó là  “kế hoạch mầu nhiệm” trong sự quan phòng của Thiên Chúa đã được an bài để hợp với lòng người Ca Tô Giáo Việt Nam. Linh mục Peter Hoàng Omi nhận địnhNếu chúng ta có một đức tin mạnh mẽ vào sự Quan Phòng của Thiên Chúa thì chúng ta phải biết cảm tạ Thiên Chúa vì tất cả những sự kiện xảy ra trong đời ta và trong Giáo Hội. Quí anh chị em nên biết một điều là chẳng có gì xảy ra ngoài sự xếp đặt trong Tình Yêu Quan Phòng của Thiên Chúa. Chẳng có thế lực trần gian nào có thể lèo lái Thiên Chúa theo ý của mình được!... Thiên Chúa có chương trình cho mỗi người và mỗi dân nước, và chương trình của Thiên Chúa thì tuyệt hảo. Vậy thì không hiểu tại sao người Ca-tô giáo lại chống chính quyền Cộng sản. Họ không sợ làm nghịch ý Chúa, chương trình của Chúa cho dân nước Việt Nam, rồi sẽ phải đầy đọa xuống hỏa ngục để cho ngọn lửa vĩnh hằng của Chúa thiêu đốt không bao giờ dứt hay sao.
Mỹ nói là đến Việt Nam để giúp Việt Nam, tuy chẳng có Việt Nam nào nhờ giúp. Vậy Mỹ đã làm những gì ở Việt Nam để giúp Việt Nam? Nhiều lắm ! Đại Cương là tàn phá đất nước Việt Nam, về sinh mạng cũng như về vật chất, gọi là để bảo vệ quan niệm về tự do, dân chủ của Mỹ ở Việt Nam. Vậy chúng ta hãy xem Mỹ thực hiện mục đích cao cả đó như thế nào.
Sơ Lược Những Tội Ác Chiến Tranh Của Mỹ Ở Việt Nam
 David Lamb (UPI reporter 1960’s; Los Angeles Time’s first peacetime bureau in VN) đã đưa ra một nhận định khá đúng trong cuốn Vietnam, Ngày Nay(“Vietnam, Now” , Public Affairs, NY, 2002) trang 91:
Mỹ đã tới Việt Nam để xây dựng nhưng rút cuộc là phá hủy.
(The US had come to Vietnam to build and ended up destroying.)
Trong cuốn “What Are Our Herbicides Doing To Us? Defolation”của Thomas Whiteside, George Wald viết trong Lời Nói Đầu, trang xiii, xvi:
Tôi thấy không có cách nào ra khỏi kết luận là ở Nam Việt Nam chúng ta đã phá hủy một cách có hệ thống một quốc gia và dân chúng của quốc gia đó – chính cái quốc gia mà chúng ta nói rằng chúng ta chiến đấu để duy trì quốc gia đó..
Những phương thức của chúng ta ngày nay ở Việt Nam gồm có những cuộc hành quân chống quần chúng dân sự gần như là có tính cách diệt chủng hơn là khởi một cuộc chiến như người Mỹ thường hiểu trong quá khứ, được chấp nhận bởi những nước văn minh và qui định trong Luật Quốc Tế. Sự dùng bừa bãi những chất hơi cay, chất sát trùng và chất khai quang nổi bật trong những phương thức đó. (36)
Mục đích chính của Mỹ không phải là để tạo nên một miền Nam dân chủ tự do. Người Mỹ không có thực tâm, không có ý tốt giúp Việt Nam, tất cả chỉ vì chính trị và quyền lợi của Mỹ. Người nào tin rằng Mỹ thực tâm giúp Nam Việt Nam để bảo vệ những giá trị tự do dân chủ cho người dân Nam Việt Nam là đang nằm mơ. Hãy xét đến thực chất của các chính quyền Ngô Đình Diệm và “Diệm không Diệm” của Nguyễn Văn Thiệu. Hãy xét đến những chiến dịch quân sự dã man nhất của Mỹ ở Việt Nam đối với người dân trong cuộc chiến.
Tội ác chiến tranh của Mỹ trên thế giới và ở Việt Nam thì không có cách nào tả xiết. Nó thuộc loại vô nhân tính hay nói đúng hơn, đó là nhân tính Ki Tô, một nhân tính bắt nguồn từ sự tự tin nước Mỹ là nước của Gót (God’s country) và người dân Mỹ là dân của Gót "(God’s people). Tài liệu về những tội ác chiến tranh của Mỹ trên thế giới ngày nay có rất nhiều. Ở đây tôi chỉ nói đến một phần nhỏ những tội ác chiến tranh (war crimes) của Mỹ ở Việt Nam. Có vài cuốn sách điển hình về tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam chúng ta cần đọc:
- Cuốn “Kill Anything That Moves: The Real American War In Vietnam” của Nick Turse, mới xuất bản ngày 15 tháng 1, 2013, đã đưa ra những hình ảnh thực của quân đội Mỹ đối với người dân Việt Nam và đất nước Việt Nam.
-  CuốnThe War Behind Me: Vietnam Veterans Confront The Truth About U.S. War Crimes, Inside the Army’s Secret Archive of Investigation” của Deborah Nelson.
Cuốn Không Thể Chuộc Lỗi [Failure to Atone] của Bác sĩ Allen Hassen, đã từng phục vụ ở Việt Nam.
- Cuốn : The CIA and the Political Defeat of the U.S. in Vietnam, của Zalin Grant.
- Cuốn The Phoenix program của Douglas Valentine.
Và một vài trang nhà trên Internet:
US War Crimes in Vietnam
Vietnam – The War Crimes Files
    
Chúng ta hãy đọc vài đoạn điển hình trên Internet, và đây chỉ là đại cương, phần chi tiết những sự kiện trong bài này nằm trong rất nhiều tài liệu hiện hữu, và chúng ta hãy tự vấn lương tâm xem người Quốc gia chúng ta có trách nhiệm gì về những sự kiện lịch sử này hay không.
American Terrorism and Genocide of the Vietnamese People, 1945-1974
(Chủ Nghĩa Khủng Bố Và Diệt Chủng Dân Việt Nam Của Mỹ: 1945-1974)
Bài này với nhiều chi tiết hơn có trên:http://www.sachhiem.net/TCN/TCNts/TCNts25.php
Những tội phạm chiến tranh thuộc Thủy, Lục, Không quân Hoa Kỳ đã tàn sát 3 triệu người ở Việt Nam, trong rất nhiều nơi như Mỹ Lai. Hầu hết các nạn nhân là đàn bà và trẻ con.
CIA có ngay cả một chương trình khủng bố chính thức của quốc gia Mỹ ở Việt Nam, được biết là “Chiến Dịch Phụng Hoàng” hay “Kế Hoạch Phụng Hoàng”. [Kế hoạch Phụng Hoàng còn được biết dưới tên “Kế Hoạch Ám Sát” (Douglas Valentine, The Phoenix Program, p. 191: “Phoenix was labeled an Assassination Program”).] Qua Kế Hoạch Phụng Hoàng, nhiều trăm ngàn người đã bị tra tấn đến chết trong những “trung tâm thẩm vấn” trên khắp Nam Việt Nam. Những trung tâm tra tấn này được dựng lên bởi Mỹ rõ ràng cho mục đích đó. Phụ nữ luôn luôn bị hãm hiếp như là một phần của tra tấn trước khi bị giếtKhủng bố, hãm hiếp và giết người hàng loạt một cách đại qui mô trên khắp miền quê là chính sách của tập thể Lục Quân, Không Quân, Thủy Quân Lục Chiến, Thủy Quân Hoa Kỳ.Cuộc tàn sát ở Mỹ Lai là một chiến dịch trong Kế Hoạch Phụng Hoàng.
 Chính sách diệt chủng dân Việt Nam của Mỹ có nguồn gốc từ ngay sau Đệ Nhị Thế Chiến.
Mỹ đã ủng hộ Pháp trong toan tính lấy lại quyền cai trị đẫm máu của thực dân Pháp ở Đông Nam Á.
Ngoài việc liên minh với những thế lực thực dân đàn áp dân Việt Nam, Mỹ đã thực sự phối hợp lực lượng với những kẻ đã từng cộng tác với Nhật Bản. Và ai là kẻ thù mới của Mỹ? Hồ Chí Minh và những người theo ông ta – Việt Minh – những người đã cộng tác chặt chẽ trong nỗ lực chống Nhật của Mỹ và Đồng Minh. Việt Minh còn cứu cả những phi công Mỹ bị bắn rơi thuộc Phi Đoàn 14 của Mỹ. Nhưng những điều này không đáng kể gì đối với những tên tài phiệt trong công ty Mafia nằm trong chính quyền Mỹ. Cái thủ đoạn cổ điển của Mỹ đâm sau lưng đồng minh của mình đã đặt điệu cho cơn ác mộng khủng khiếp ở Đông Nam Á trong 35 năm tới.
Hồ Chí Minh đã bị cái Công Ty Mafia trong chính quyền Mỹ phản bội vì họ đơn giản khoác cho ông ta cái nhãn hiệu “Cộng sản”.
John Kerry, Trung Úy Thủy Quân, làm chứng trước Ủy Ban Ngoại Giao của Thượng Viện năm 1971.
“Tôi muốn nói rằng vài tháng trước ở Detroit chúng tôi có một cuộc điều tra trong đó có 150 quân nhân đã được giải ngũ trong danh dự đã làm chứng cho những tội ác chiến tranh phạm ở Đông Nam Á. Họ nói những câu chuyện của thời đó là chính họ đã hãm hiếp, cắt tai, chặt đầu, kẹp giây điện từ những bộ máy truyền tin vào nhưng cơ quan sinh dục rồi quay điện, chặt chân tay, làm nổ tan xác, bắn chơi vào các thường dân, triệt hạ cả làng theo kiểu của Thành Cát Tư Hãn, bắn trâu bò, chó, làm trò chơi, đầu độc các kho lương thực và hầu như là tàn phá toàn diện miền quê Nam Việt Nam, ngoài sự tàn phá thông thường của chiến tranh và sự tàn phá thông thường và đặc biệt của những cuộc bỏ bom trên đất nước này.”

Những hành động tàn bạo của Quân Đội Mỹ và những kỹ thuật tra tấn của Lực Lượng Đặc Biệt:
Trong thời những chính quyền thời Kennedy và Johnson số quân sát nhân xâm lăng của quân đội Mỹ nhảy vọt từ 23000 năm 1963 lên tới 184000 năm 1966. Con số này cao nhất trong năm 1969 mà Nixon làm Tổng Thống, với 542000 binh sĩ Mỹ chiến đấu chống Việt Cộng.
Nhưng đó không phải là tất cả những gì họ đã làm.
Quá nhiều “con em của chúng ta” đã phạm phải những tội ác cuồng dâm chống nhân loại. Lính Mỹ tra tấn tù binh. Lính Mỹ hiếp người qua đường hậu môn, hãm hiếp và bạo sát đàn bà và con gái. Lính Mỹ tàn sát toàn thể đàn ông, đàn bà, trẻ con trong nhiều làng – kể cả con nít - ở nhiều, nhiều nơi như Mỹ Lai và Thạnh Phong.
[Thạnh Phong là cái làng mà Nguyên Thượng Nghị Sĩ Robert Kerrey (không phải là John Kerry) đã chỉ huy một toán SEALS 7 người vào tàn sát 21 người đàn ông, đàn bà và trẻ con trong làng vào tháng 2, 1969. Vào căn nhà lá đầu tiên, toán này đã cắt cổ một ông lão, vợ ông ta và 3 đứa cháu nhỏ.
["Former US Senator Robert Kerrey, newly inaugurated as the president of the New School University, one of the most prestigious positions in American academia, has admitted participating in a death squad attack on a Vietnamese village [Thanh Phong] 32 years ago, in which he and six soldiers under his command killed 21 women, children and elderly men. "In the course of the nighttime assault, the American raiders [U.S. Navy SEALS] killed every Vietnamese they encountered — men, women, children. They used every weapon in their arsenal, from knives to rifles and grenades to light anti-tank weapons, expending more than 1,200 rounds of ammunition on a village where only a few dozen people lived. "...the SEALS slit the throats of an elderly man, his wife and three grandchildren in the first hut they encountered when they entered the village. The graves of these five victims, marked with a common date of death, can be seen in the village today." TCN]
Tài liệu trong  cuốn Rogue State: A Guide to the World’s Only Superpower của William Blum cho thấy vài chi tiết về chính sách tàn bạo, diệt chủng của Mỹ:
Lực Lượng Đặc Biệt dạy binh sĩ của mình thi hành nhiệm vụ ở Việt Nam phải dùng tra tấn như thế nào là một phần trong sự thẩm vấn.
Chiến dịch Phụng Hoàng nổi tiếng, dựng lên bởi CIA để quét sạch hạ tầng cơ sở của Việt Cộng, đã tra tấn những người bị tình nghi như sau:
- Quay điện vào các bộ phận sinh dục của nam và nữ.
- Cắm vào tai một cái đũa gỗ dài 15 cm rồi đập dần đũa vào óc cho đến khi nạn nhân chết.
- Những người bị tình nghi cũng bị ném từ trên trực thăng xuống để làm gương cho những người tình nghi quan trọng khác phải khai, tuy đây có thể coi như là sát nhân đối với nạn nhân bị ném, nhưng cũng là một hình thức tra tấn đối với những người khác.
- Vi phạm Quy Ước Geneva, Mỹ trao tù binh cho đồng minh Nam Việt Nam của họ biết rõ rằng nhưng người này sẽ bị tra tấn, viên chức Mỹ thường có mặt trong cuộc tra tấn.
Cuộc Tàn Sát Bắt Đầu Trong Sự Sốt Sắng:
Cương quyết thi hành dịch vụ diệt chủng, Không Quân Mỹ phát động chiến dịch “Rolling Thunder” tấn công dân Việt Nam năm 1964. Riêng cuộc tấn công này đã thả xuống dất nước nhỏ bé nhiều bom hơn là toàn thể số bom dùng trong Đệ Nhị Thế Chiến.
Trong 5 năm tiếp theo, nhiều trăm ngàn người dân Việt Nam, đàn ông, đàn bà, trẻ con bị nghiền nát và thiêu sống bởi những phi hành đoàn của Không Quân Mỹ. Đất nước Việt Nam phải chịu đựng 22 tấn thuốc nổ cho mỗi 1.6 km vuông. Nghĩa là 660 kg chất nổ mạnh cho mỗi người, đàn ông, đàn bà và trẻ con.
Trong 13 năm chiến tranh ác ôn của Mỹ chống dân tộc Việt Nam, tổng cộng là 8 triệu tấn bom (bom Napalm và bom chùm) và chất độc khai quang màu Cam đã thả trên đất nước – và ít ra là 3 triệu người đã bị tàn sát.
Hầu hết người Mỹ có lẽ không thể nào hiểu nổi điều này nghĩa là gì.
BA – TRIỆU – NGƯỜI !
Cùng với lò nướng thịt thổ dân Mỹ, lò nướng thịt người Việt Nam của Mỹ đã xếp Mỹ xuống đáy của địa ngục – cùng với những công ty nổi tiếng như Nazi của Đức, chính quyền Công Giáo Ustashi ở Croatia, quân lực Nhật Bản, quân lực Thổ Nhĩ Kỳ, những đoàn quân bạo dâm chiến thắng của Tây Ban Nha, những đoàn quân Mông Cổ, La Mã và những con quỷ diệt chủng như trên.
 Không chỉ những con quỷ Nazi Đức mới phạm tội diệt chủng. Chính quyền ác ôn và quân lực Mỹ của chúng ta cũng phạm tội diệt chủng. Hằng triệu người. Và tuyệt đại đa số nạn nhân là người dân thường không có ai bảo vệ.
[Vậy mà có tên chống Cộng ngu đến độ đòi đưa Cộng Sản ra Tòa Án Xử Tội Phạm Chiến Tranh vì vụ Tết Mậu Thân ở Huế]
Dân thường Đàn Ông . Đàn Bà. Trẻ Con.
Hãy coi câu chuyện ở Mỹ Lai như là một thí dụ về người lính Mỹ anh hùng của chúng ta khi hành sự - tàn sát trẻ con và hãm hiếp con gái Việt Nam để làm cho thế giới yên ổn cho những công ty như Coca Cola và hãng dầu Standard.
Sau cuộc tàn sát …bệnh tật và chết thêm:
Nhờ có sự kỳ thị chủng tộc kiêu căng, tự cho là công chính và không quan tâm của Mỹ mà người Việt Nam tiếp tục bị đau khổ. Năm 1985 người ta ước tính là một phần ba đất đai [Nam] Việt Nam bị nhiễm độc, vì Không Quân Mỹ đã dùng thuốc khai quang như Chất Độc Màu Cam. Điều này đã khiến cho Việt Nam nghèo nàn, đất đai bị ô nhiễm nặng và có đầy những trái bom chùm chưa nổ - và người dân bị khủng khoảng tâm lý. 30 năm chiến tranh diệt chủng được nối tiếp bởi gần 20 năm cấm vận của Mỹ.
[Giáo sư Noam Chomsky cũng đã châm biếm, cho rằng Mỹ đã thắng một phần ở Việt Nam (A partial victory) vì đã thành công để lại cho Việt Nam một di sản tan hoang đất nước, khó có cơ hội phục hồi về xã hội và kinh tế… (Nhưng CS đã phục hồi được về xã hội và kinh tế, và còn tiến xa hơn trước)]
Trong những năm từ khi những binh sĩ Mỹ giết người, hãm hiếp, lực lượng SEALS [Sea, Air and Land Forces], của Thủy Quân bị đá ra khỏi Việt Nam một cách ô nhục, cái di sản ác ôn của Mỹ để lại vẫn tiếp tục có ảnh hưởng đến người dân. Chất độc Da Cam đã đưa đến nhiều vụ khuyết tật bẩm sinh trong những thế hệ người dân Việt Nam và nhiều trăm ngàn trường hợp chết về ung thư đã xẩy ra trong những người sống trong những vùng bị trải thuốc khai quang..
Những trái bom chùm chưa nổ đã tạo ra những bãi mìn không có họa đồ, làm cho mọi người sợ hãi không dám canh tác trong những cánh đồng có thể trồng trọt được và ruộng lúa. Những trái bom đó của Mỹ vẫn tiếp tục giết hại, làm chân tay tàn phế và bị tàn tật suốt đời cho nhiều ngàn trẻ con và người lớn Việt Nam. (37)
Năm nay, cuốn “Kill Anything That Moves: The Real American War In Vietnam” của Nick Turse, mới xuất bản ngày 15 tháng 1, 2013, đã đưa ra những hình ảnh thực của quân đội Mỹ đối với người dân Việt Nam và đất nước Việt Nam.  Nick Turse cho chúng ta thấy sự phát hiện khủng khiếp của ông ta là, sự tàn sát ở Mỹ Lai không phải là một việc xẩy ra một cách đơn độc, mà chỉ là một vụ điển hình trong nhiều vụ tàn sát như vậy, mà trong một số vụ những người bị tàn sát là trẻ con, người già và phụ nữ. Trước khi giết, bao giờ cũng là hãm hiếp, tra tấn nhiều cách khác nhau, mà không có một quân nhân nào bị trừng phạt. Trong cuốn sách mới, “Giết mọi thứ di động”, Nick Turse đã chứng minh, sau một thập niên khảo cứu về những điều khó chấp nhận, là không quân và lục quân Mỹ đã giết nhiều thường dân ở ngoài Bắc và ở trong Nam như là một chính sách – lặp đi lặp lại, ngày này qua ngày khác, tuần này qua tuần khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác.
Tất cả những tội ác chiến tranh như trên của Mỹ ở Việt Nam, mỗi tội chỉ xảy ra trong một thời gian và không gian nào đó và đã qua. Nhưng còn một tội ác chiến tranh khác vẫn còn di hại ở Việt Nam cho tới ngày nay mà không biết bao giờ mới hết. Đó là di hại của chất độc màu da cam [agent orange] dùng trong chiến tranh hóa học của Mỹ ở Việt Nam. Chúng ta hãy đọc một đoạn trong cuốn Không Thể Chuộc Lỗi [Failure to Atone] của Bác sĩ Allen Hassen,trang 271, nội dung là những “Sự thật chưa từng được tiết lộ của một bác sĩ tình nguyện người Mỹ tại Việt Nam”:
Thảm Kịch Và Di HọaTrong suốt một thập kỷ, từ năm 1961 đến năm 1971. Quân đội Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến tranh hóa học lớn nhất trong lịch loài người tại miền Nam Việt Nam. Theo số liệu thống kê, trong cuộc chiến tranh hóa học này, khoảng 3 triệu hecta rừng cây và đồng ruộng Việt Nam đã phải hứng chịu 80 triệu lít chất diệt cỏ và làm rụng lá cây (hay còn gọi là chất khai quang). Cho đến ngày nay, khi mà cuộc chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng hơn 30 năm, nhưng những “cơn mưa hóa chất” do những chiếc máy bay Mỹ phun từ trên trời xuống vẫn để lại hậu quả nặng nề: cuộc sống của hàng triệu người Việt Nam đã, đang và vẫn sẽ còn bị âm thầm hủy hoại không biết đến bao giờ!
Về ảnh hưởng của chất độc da cam, ngày nay chúng ta đã có rất nhiều tài liệu. Chính quyền Mỹ đã để ra nhiều triệu đô-la để đền bù cho những cựu quân nhân Mỹ bị ảnh hưởng của chất độc da cam. Nhưng Mỹ từ chối trách nhiệm đối với những nạn nhân người Việt Nam. Đó là đạo đức của Mỹ. Chúng ta có thể đọc một số chi tiết trong bài:
ĐẠO ĐỨC CHÍNH QUYỀN MỸ Trong Vấn Nạn CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM Và Sự Vô Sỉ Của Một Số Người Việt Lưu Vong, trên:http://www.sachhiem.net/TCN/TCNkh/TCNkh18.php
Quý độc giả cũng có thể đọc cuốn “Chất Độc Màu Da Cam” của Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, Giao Điểm xuất bản năm 2005. Đây là một công trình nghiên cứu nghiêm túc của một khoa học gia người Việt ở Úc. Cuốn sách viết về mức độ tác hại to lớn của chất độc màu da cam trên đất đai, mùa màng, môi trường và con người ở Việt Nam với những dữ kiện khoa học khó ai có thể phủ bác, nhất là càng ngày càng có nhiều nghiên cứu về chất độc màu da cam trong thế giới Tây phương mà những kết quả nghiên cứu không những đồng thuận với công cuộc nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Tuấn mà còn tiến xa hơn nữa trong việc khẳng định ảnh hưởng của chất độc màu da cam trên con người và môi sinh. Nội dung cuốn sách, ngoài việc đưa ra những tác hại của chất độc màu da cam và lên án chính sách diệt chủng của Mỹ, chúng ta còn thấy trong đó tiềm tàng lòng yêu dân tộc của tác giả.
Một tính toán chính trị sai lầm, đan quyện với một ý đồ đế quốc thực dân mới (thực dân kinh tế), cộng với ảo tưởng của “một thị trấn trên một ngọn đồi” của những dân “cao-bồi bắn dân Da Đỏ” (cowboys shooting Indians) trong những phim về Miền Tây nước Mỹ “Westerns”, đã đưa nước Mỹ vào vũng lầy Việt Nam bất kể lý do, bất kể đạo đức, bất kể công pháp quốc tế, nhưng rồi phải gánh chịu một cuộc thảm bại đầu tiên trong quân chính sử nước Mỹ, sau khi tàn phá đất nước Việt Nam một cách man rợ, vô nhân tính. Noam Chomsky đã châm biếm, cho rằng Mỹ đã thắng một phần ở Việt Nam (A partial victory) vì đã thành công để lại cho Việt Nam một di sản tan hoang đất nước, khó có cơ hội phục hồi về xã hội và kinh tế, cộng với cuộc cấm vận của Mỹ kéo dài trong 19 năm. Trong cuốn The Political Economy of Human Rights - Volume II, Noam Chomsky and Edward S. Herman, South End Press, 1979, hai tác giả viết:
Mục đích chính của Mỹ ở Thế Giới Thứ Ba là đảm bảo rằng thế giới này phải mở cửa để cho sự xâm nhập kinh tế và kiểm soát chính trị. Không chịu như vậy thì Mỹ sẽ dùng mọi nỗ lực để đảm bảo là những quốc gia muốn đi theo con đường độc lập tự quyết… thì sẽ phải gánh chịu những điều kiện khó khăn nhất mà quyền lực của Mỹ có thể áp đặt lên. (38)
Giáo sư Loren Baritz viết chi tiết hơn trong cuốn “Backfire…”, trang 274:
Sau bao nhiêu điều nói láo, bao nhiêu sự tàn sát, huyền thoại về “thị trấn trên một ngọn đồi” không còn có thể đưa ra để biện minh cho đạo đức của Mỹ để can thiệp vào Việt Nam. Sau bao sự thất vọng, sự thử thách về kiên nhẫn, đức tin vào nền văn hóa kỹ thuật đã trở nên ít thuyết phục hơn là sự mong muốn giảm sự tổn thất của chúng ta và tháo chạy. Quân lực Mỹ không bị đánh bại ở chiến trường; văn hóa Mỹ bị đánh bại trước những chiến thắng.. Benjamin Franklin dạy chúng ta “thì giờ là tiền bạc”. Như chúng ta đã tiêu phí nhiều triệu đô-la, họ (Bắc Việt) chịu đựng trong nhiều năm. Họ đã phải trả một giá cao về những đời sống. Sự đầu tư của họ đã thành công.
Trang 341: Một hậu quả khác của sự dùng kỹ thuật một cách hoang phí là sự thỏa mãn khi chúng ta khám phá ra rằng Cộng sản không thể giải quyết được những vấn nạn về kinh tế và xã hội sau khi thắng. Chúng ta đã xử sự để đảm bảo rằng họ chỉ thắng được một đất nước tan tành, không còn một giá trị kinh tế nào còn tồn tại ở ngoài Bắc, với hàng ngàn mẫu rừng chết khô ở miền Nam, cùng với sự lụt lội và đất đai mất khả năng trồng trọt. Chúng ta để lại cho họ một mặt đất lỗ chỗ như mặt trăng với những vũng nước độc, một mảnh đất chết, và một dân miền Nam đồi bại mà Thượng nghị sĩ Fulbright đã từng nhận định: “Một xã hội của gái điếm và lính đánh thuê.” (39) [Fulbright không nghĩ đến nguyên nhân từ đâu mà xã hội Nam Việt Nam, ít ra là ở các thành thị, trở thành như vậy. Nếu là người có đầu óc một chút thì Fulbright không bao giờ nên nói như vậy. Vì nguyên nhân chính là Mỹ đã nhập cảng những giá trị của lính tráng Mỹ vào Nam Việt Nam. TCN]
Chúng ta hãy đọc một tài liệu của Marilyn Young trong cuốn The Vietnam Wars (1945-1990), trang 301, về tình trạng Việt Nam sau cuộc chiến:
Sau cuộc chiến: Nhu cầu rất cần viện trợ của Việt Nam ở mức độ cao nhất: Ở trong Nam, 9000 trong số 15000 thôn xã, 25 triệu mẫu đất trồng trọt, 12 triệu mẫu rừng bị phá hủy, và 1.5 triệu gia súc bị giết; có khoảng 200000 gái điếm, 879000 trẻ mồ côi, 181000 bị tàn phế, và 1 triệu phụ nữ góa chồng; tất cả 6 thành phố kỹ nghệ ở ngoài Bắc bị hư hại nhiều, cũng như nhiều tỉnh lỵ khác, và 4000 trong số 5800 phường nông nghiệp. Bắc và Nam, đất đai bị lỗ chỗ bởi những hố bom và còn nhiều bom chưa nổ, cho nên sau cuộc chiến lâu mà các nông dân và gia đình vẫn bị trọng thương khi họ muốn khai phá trồng trọt lại trên những cánh đồng. 75 triệu lít chất diệt trừ sâu bọ đã được trải trên miền Nam trong cuộc chiến, và dù ảnh hưởng lâu dài của những chất độc không được rõ vào năm 1975, nhiều dị tật bẩm sinh và trụy thai đã xẩy ra từ sớm. (40)
Hãy nghĩ tới xã hội Việt Nam sau cuộc chiến, mọi mặt đều kiệt quệ đến tận xương tủy, cộng với chính sách cấm vận trong 19 năm để trả thù của Mỹ (Ấn Độ muốn viện trợ cho Việt Nam 100 con trâu cũng bị Mỹ ngăn chận), Trong hoàn cảnh của cả đất nước như vậy, những khó khăn trong cuộc sống là điều làm sao tránh được. Số người vượt biên gia tăng là chuyện dễ hiểu dù rằng tuyệt đại đa số, dù họ có ở lại, cũng không thuộc thành phần bị đàn áp, trả thù chính trị hay phải đi học tập cải tạo. Việt Nam không có cây đũa thần, nhưng tôi không hiểu với ý chí nào mà  Việt Nam vươn lên được tới tình trạng ngày nay, phải chăng đó là một phép lạ. Trong phép lạ này cũng có phần của một số người Việt hải ngoại, những người không chịu nghe theo lệnh của bọn người áo đen, bọn bán phở và viết báo chống Cộng, yêu cầu Mỹ đừng bỏ cấm vận, hô hào dân tỵ nạn đừng gửi tiền về, đừng về Việt Nam, đừng mua hàng Việt Nam v..v... Tôi khuyên những người Việt ở ngoại quốc nghĩ láo, nói láo về Việt Nam, hãy về Việt Nam một chuyến để xem đất nước ngày nay mở mang như thế nào. Còn chuyện suy thoái đạo đức cách mạng hay những tệ đoan trong xã hội là những chuyện mà chúng ta phải cố gắng giải quyết ngày nay, chúng không liên quan gì đến bản chất hai cuộc chiến chống xâm lăng trước và sau Geneva.
 Giáo sư Baritz viết một câu hơi khó hiểu: Bắc Việt quan niệm “Không thua là thắng” nếu họ kiên trì, còn cấp lãnh đạo Mỹ thì quan niệm “Không thắng là thua” (Backfire…, p. 275: The North Vietnamese believed they would win if they did not lose, if they could hang on. The American war leaders believed they would lose if they did not win.) Và Bắc Việt đã kiên trì tranh đấu để cho Mỹ không thắng. Sau đây tôi sẽ không bàn về vấn đế thắng hay thua mà thử giải thích tại sao cuộc chiến lại có một kết cục như vậy.
Tôi muốn giải thích dựa trên quan điểm của tôi, một người đã từng tham dự cuộc chiến và đã sống ở miền Nam cho đến vài ngày trước ngày 30 tháng 4, 1975, và dựa trên những điều tôi biết về các chế độ miền Nam, nhưng tôi sẽ không đi vào những chi tiết mà tôi không muốn nói đến vì dù sao tôi cũng là người theo phe miền Nam. Tôi cũng sẽ đưa ra một số quan điểm của người Mỹ về kết cục của cuộc chiến.
Những yếu tố quyết định một cuộc chiến giữa hai phe là gì? Theo tôi thì có bốn: chính nghĩa làm động cơ chiến đấu, khả năng và tư cách của cấp lãnh đạo quân chính, ý chí chiến đấu của binh sĩ, và tất nhiên, lực lượng quân sự. Về chính nghĩa và khả năng và tư cách của cấp lãnh đạo quân chính thì Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang đã có những bài phân tích khá đầy đủ.
Đọc giả có thể đọc các bài sau đây của GS Quang:
Quan Niệm Về Chính Thống Hay Chính Nghĩa Của Người Lên Cầm Quyền, [http://sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=5044];
Tính cách thuận lý và nghich lý của một chính quyền[http://sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=7] ;
Các nhân vật lãnh đạo [http://giaodiemonline.com/nov/chuong18.htm]
Ở đây, tôi chỉ đưa ra vài nét chính. Về những yếu tố quyết định này, có những sự thật khá đau lòng đối với người Việt Quốc Gia. Dù chúng ta có chấp nhận hay không thì những sự thật lịch sử vẫn là những sự thật. Chúng ta có thể viết lịch sử theo ý chúng ta muốn. Nhưng trước những sự thật hiển nhiên mà chúng ta cứ cố tình xuyên tạc để nói lên những điều không đúng sự thật thì đó chỉ chứng tỏ tư cách không lương thiện trí thức của chúng ta mà thôi.
Như trên tôi đã chứng minh, hai cuộc chiến tiền và hậu Geneva thực chất là chống xâm lăng, trước là Pháp, sau là Mỹ.. Cho nên, Bắc Việt, dù mang cái vỏ Cộng sản, vận động quần chúng chống xâm lăng thì chúng ta cũng không thể phủ nhận là họ có chính nghĩa. Chúng ta không thể nói một cách vô trách nhiệm: Vì họ là Cộng sản nên họ không có chính nghĩa. Về phía Quốc Gia thì bất kể lý tưởng ra sao, nhưng thực chất đều là nằm dưới quyền của những thế lực ngoại quốc, với quân đội ngoại quốc nằm trên đất nước, mới đầu là Pháp, sau là Mỹ, cho nên khó có thể gọi là có chính nghĩa, ít ra là đối với đa số người dân Việt Nam hai miền. Cộng hay không là vấn đề nội bộ của Việt Nam, người ngoài đừng có xía vào. Người Mỹ có câu “không phải chuyện của anh” (none of your business). Nhưng chúng ta đã biết, Mỹ dùng “cường quyền thắng công lý”, cùng tay sai Ngô Đình Diệm phá cuộc Tổng Tuyển Cử năm 1956 quy định bởi Hiệp Định Geneva.
Về các cấp lãnh đạo hai miền thì khó mà có thể so sánh, đối chiếu. Hầu hết những cấp lãnh đạo của Bắc Việt trong hai cuộc chiến ở Việt Nam là những người yêu nước, chống Pháp, chống Nhật, vào tù ra khám. Giáo sư Harrison viết trong cuốn The Endless War, Ibid., trang 20: “Trong 42 người trong Ủy Ban Trung Ương Đảng thì 14 người bị giết bởi Pháp từ năm 1930, và những người sống sót đã ngồi tù tổng cộng là 222 năm, trung bình mỗi người hơn 7 năm” (Of the Party’s Central Committee (there were the 42 full members), 14 had been killed by the French since 1930, and the survivors had spent 222 years in prison, an average of over 7 year each). Thử đối chiếu giữa hai khuôn mặt chính trong cuộc chiến chống Mỹ: Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm.
Bất kể Ngô Đình Diệm có chống Cộng cho Chúa hay tự nhận là một phán quan Tây Ban Nha để diệt những người mọi rợ không tin Chúa hay không, nhưng trên thực tế đối với đa số người dân Việt thì: một đàng suốt đời sống gian khổ, tổ chức, tập họp những người yêu nước chống Pháp, mong giành lại độc lập và thống nhất cho đất nước [Cụ Hồ], một đàng làm quan cho Pháp, bắt người yêu nước chống Pháp tra khảo, rồi trong khi nước nhà sôi bỏng vì chiến tranh, kháng chiến chống Pháp trở lại Đông Dương thì nằm yên vị trong các Trường Dòng Công Giáo ở Mỹ, Bỉ rồi được Mỹ bốc về làm “chí sĩ cứu tinh dân tộc” [Cụ Diệm].
 http://richgibson.com/HoChiMinh.htm
Trên đây là các hình ảnh tiêu biểu của Cụ Hồ với dân chúng
Và dưới đây là vài hình ảnh tiêu biểu của ông Diệm.
Cảnh năm 1961, quân đội VNCH đẩy thuyền đưa Cụ đi thăm nước lụt và đứng dưới nước để dàn chào Tổng Thống. Ảnh từ video clip http://www.youtube.com/watch?v=mqd2ccc5N_o&feature=youtu.be
 http://www.youtube.com/watch?v=mqd2ccc5N_o&feature=youtu.be
Hai hình ảnh trái ngược khác: một đàng thường chỉ mặc chiếc quần cụt Kaki, chân đi đôi dép, sống thân thiện hòa mình với binh sĩ, dân chúng, trẻ em bá vai bá cổ; một đàng thì luôn luôn mang bộ âu phục màu trắng, sống quan liêu, xa cách dân chúng, đi đâu là tiền hô hậu ủng, sợ dân, cảnh sát bắt dân phải quay mặt đi chỗ khác v…v…
Về các tướng tá miền Nam thì khỏi nói. Họ là những ai? Thành tích yêu nước ra sao? Khả năng quân sự và đạo đức ra sao? Ông Thiệu? Đặng Văn Quang? Ngô Dzu? Trần Thiện Khiêm? v…v… và v…v…Chúng ta không nên nhắc đến họ thì hơn.
Tôi cũng không muốn bàn đến tác phong, ý chí chiến đấu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Không phải trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không có người thanh liêm và có khả năng quân sự, nhưng vài con én không thể làm nổi mùa xuân. Tôi chỉ kể một điều phản ánh tâm trạng của một số người khi Mỹ đổ quân vào Việt Nam, khi đó tôi còn ở trong quân đội. Câu tôi thường nghe ở nhiều cấp trong quân đội là “Kệ mẹ nó, để cho nó đánh”. Tôi có thể nói rằng, phần lớn quân đội VNCH đánh chỉ để tự vệ, là vấn đề sống còn. Chẳng có mấy người, kể cả cấp tướng tá, hăng say chống Cộng vì lý tưởng Quốc Gia, trừ những người Ca-tô chống Cộng cho Chúa chứ không phải cho Quốc Gia.
Cuối cùng là một nghịch lý:
“Miền Nam, tương đối vượt trội hơn miền Bắc về kinh tế, tổ chức xã hội, tự do, giáo dục v…v…, có hơn một triệu quân, một thời cộng với hơn nửa triệu quân Mỹ, với đầy đủ vũ khí, đạn dược, và có ưu thế tuyệt đối về máy bay chiến đấu, về B52 để trải thảm bom từ trên thượng tầng không khí, xe tăng, tàu chiến, và cả thuốc khai quang Agent Orange để cho Việt Cộng không còn chỗ ẩn núp v..v.. nhưng tại sao vẫn không thắng nổi đối phương để rồi Mỹ phải tìm cách Việt Nam hóa cuộc chiến, rồi “tháo chạy” [từ của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng]. Với số quân cụ, máy bay, vũ khí được cung cấp ngay trước Thỏa Hiệp Paris 1973, một số lượng mà nếu cung cấp cho Bắc Việt thì họ có thể đánh Mỹ cho đến hết thế kỷ, mà tại sao cuối cùng, Việt Cộng vẫn “cưỡng chiếm” được miền Nam?
Mỗi người hãy tìm câu trả lời cho chính mình. Câu trả lời của riêng tôi là, sự phân tích rất sơ lược về bốn yếu tố quyết định trên và những tài liệu trong những phần trên là những câu trả lời rõ ràng nhất.
Bây giờ chúng ta hãy đọc vài nhận định của người Mỹ về tại sao Mỹ không thắng ở Việt Nam và kết quả của cuộc chiến đã ảnh hưởng đến nước Mỹ như thế nào.
Tại sao Mỹ thất bại ở Việt Nam? David Lamb (UPI reporter 1960’s; Los Angeles Time’s first peacetime bureau in VN) đã đưa ra một nhận định khá đúng trong cuốn Vietnam, Ngày Nay (“Vietnam, Now” , Public Affairs, NY, 2002) trang 91:
Sai lầm lớn của người Mỹ là không hiểu lịch sử, văn hóa và trạng thái tâm lý đặc trưng của Việt Nam. Họ quá tin chắc vào sức mạnh quân sự sẽ thắng cuộc chiến, không bao giờ buồn để ý đến chuyện tìm hiểu là họ chiến đấu với ai... Mỹ đã tới Việt Nam để xây dựng nhưng rút cuộc là phá hủy. Mỹ tới rừng rú Việt Nam để chiếm lòng dân, nhưng trong cuộc chiến lâu dài nhất – cuộc chiến đầu tiên mà Mỹ thất trận –đã khám phá ra rằng những dụng cụ chiến tranh không thể thay thế cho sinh khí của tinh thần quốc gia. [của người dân Việt]. (41)
Một hình ảnh điển hình trong cuộc chiến cho chúng ta thấy tại sao người Mỹ không thể thắng được ở Việt Nam. Tôi xin dịch một đoạn trong trang 209 của một cựu quân nhân Mỹ trong cuốn Nhìn Lại Việt Nam: Những Bài Học Từ Một Cuộc Chiến (Vietnam Reconsidered: Lessons From A War, Edited by Harrison E, Salisbury, Harper & Row, Publishers, New York, 1984):
Sau khi được lệnh tấn công vào một làng qua một ruộng lúa, một binh sĩ Mỹ đã tham dự cuộc tấn công viết lại như sau:
“Trong làng chỉ có vài dân làng và vài gia súc. Một người đàn bà đang kêu khóc và nguyền rủa chúng tôi khi chúng tôi đi qua. Tôi không hiểu bà ta nói cái gì. Không phải là những lời khen tặng. Tại sao bà ta lại hét vào mặt tôi? Tôi đến từ mười sáu ngàn cây số, đi trong mưa, mưa rầm, sức nóng vùng nhiệt đới, cánh đồng lúa, sông ngòi, lội bùn đến hông, ngã lên ngã xuống, bị mọi thứ sâu bọ cắn, luôn luôn mệt mỏi, bị tiêu chảy, sống bằng thức ăn mà tôi không cho cả chó ăn, bị bắn, phục kích, bị ném lựu đạn v..v.. để giải thoát bà ta – mà bà ta đang đứng kia nhổ vào mặt tôi và nguyền rủa tôi?
Một tiếng nói thì thầm trong óc tôi. Nó nói rằng: “Này, ngươi, người đàn bà này cóc cần biết là ngươi cao quý như thế nào khi đến từ ngàn dậm để giải thoát bà ta khỏi Cộng sản; tất cả bà ta biết là nhà ngươi, hay là người nào đó giống ngươi, vừa mới đốt nhà bà ta. Nhà ngươi có thể gọi đó chỉ là cái nhà tranh và cười vì nó không có cửa, nhưng đó là nhà của bà ta và nó vừa bị đốt cháy, bất kể là vì những lý do cao quý nào. Đó là tại sao bà ta đang nguyền rủa nhà ngươi cũng như tổ tiên ba đời nhà ngươi. Vì chính ngươi, chứ không phải là những người Cộng sản, vừa mới đốt nhà bà ta và hủy diệt tất cả những gì đáng quý trong đời của bà ta. Về vấn đề nhà không có cửa, bà ta tiến bộ hơn các ngươi nhiều, điều mà có thể nhà ngươi không bao giờ biết được. Bà ta có một xã hội mà nhà không cần đến cửa, đừng nói đến một lô những khóa cửa, đối với cái xã hội cao quý của nhà ngươi. Đúng vậy, đồ ăn mày, nhà ngươi nghĩ rằng nhà ngươi quá văn minh đi; nhà ngươi nghĩ rằng nhà ngươi đã làm nhiều để giúp những dân nghèo, những dân man rợ ngu dốt này. Có thể trong một ngàn năm nữa, nếu xã hội của nhà ngươi còn tồn tại, nó sẽ tiến hóa đến mức nó có thể sống không sợ hãi để đến nỗi phải khóa cửa. Và rồi sau một ngàn năm nữa, nó sẽ tiến tới độ nhà không cần cửa. Hãy chịu khó để thì giờ nghĩ về điều đó đi, đồ cứt chim”(42)
George C. Herring, trong cuốn America’s Longest War, The United States and Vietnam, 1950-1975, viết,  p. 271:
Việt Nam cho thấy rõ chính sách ngăn chận Cộng sản trên thế giới không thể thành công. Mỹ có một vị thế chưa từng có về sức mạnh quân sự và ảnh hưởng, và đã đạt được vài kết quả đáng kể ở Âu Châu trước đây. Tuy nhiên, sức mạnh quân sự của Mỹ là từ sự yếu kém của các nước khác chứ không phải là sức mạnh nội tại của Mỹ, và Việt Nam, không còn nghi ngờ gì nữa, đã chứng tỏ sức mạnh của Mỹ, bất kề là lớn lao đến đâu, cũng có giới hạn. Việt Nam cho thấy rõ ràng là Mỹ không thể duy trì quan niệm về trật tự thế giới của mình trước sự kiên quyết của một kẻ thù yếu kém hơn nhiều. Cuộc chiến sẽ không đưa đến sự suy thoái sức mạnh của Mỹ, như một vài người cho rằng như vậy, nhưng đó là triệu chứng của những giới hạn về sức mạnh quốc gia của Mỹ trong thời đại nguyên tử và những sự khác biệt trên thế giới.
Chủ đích cuộc can thiệp của Mỹ vào Việt Nam không phải để đảm bảo một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Việt Nam. Một số lớn người Việt Nam không muốn sống dưới dạng chính quyền Cộng sản. Mặt khác, người Việt Nam cũng không hồ hởi để ôm vào – có thể là ngay cả không hiểu – lối sống của người Mỹ. (43)
Mỹ đã thất bại ở Việt Nam trong những mục đích tham chiến, sau những chiêu bài như bảo vệ nền văn minh Ki Tô Giáo, hay nhân danh thế giới tự do chống Cộng sản, hay giúp dân Việt Nam để có tự do dân chủ. Nhưng chúng ta đã biết, tất cả những chiêu bài Mỹ đưa ra đều không có giá trị. Kết cục của cuộc chiến đã khiến cho trước thế giới, Mỹ không còn là “một thị trấn trên một ngọn đồi”. Nhưng không phải chỉ có vậy. Morris Dickstein viết trong Gates of Eden: American Culture in the Sixties, Basic Books, New York, 1977, trang 271:
Ở Việt Nam chúng ta không chỉ thua một cuộc chiến tranh và mất đi một tiềm lục địa, chúng ta cũng còn mất đi lòng tự tin lan tràn khắp xã hội rằng vũ khí và mục tiêu của Mỹ bằng cách nào đó nối kết với công lý và đạo đức, không chỉ với sự theo đuổi quyền lực. Mỹ đã thất bại về quân sự, nhưng “ý tưởng quốc gia” của Mỹ, huyền thoại về nước Mỹ mà chúng ta ấp ủ, còn bị một cú làm cho tiêu tan hơn…Việt Nam đã tước đi mất một hình ảnh về quốc gia này mà chúng ta hết sức cần đến  (44)
Paul Potter viết trong bài Mỹ không có bảo vệ tự do ở Việt Nam” (The United States is not defending freedom in Vietnam) trong cuốn “Perspective on Modern World History: The Vietnam War”, Greenhaven Press, MI,2011, p. 114:
Cuộc chiến tranh không thể tin được ở Việt Nam đã cung cấp lưỡi dao cạo, cạnh cắt sắc đáng sợ cuối cùng đã làm tổn thương đến dấu vết của ảo tưởng là đạo đức và dân chủ là những nguyên tắc chỉ đạo của chính sách ngoại giao Mỹ. Tự cho là công chính, nền đạo đức bọc đường hứa hẹn giúp kinh tế Việt Nam một tỷ đô-la ngay mà lúc chúng ta gửi đến nhiều tỷ để phá hủy kinh tế và xã hội và đàn áp chính trị thì nhanh chóng mất đi quyền năng nào đã từng có để bảo đảm với chúng ta về sự đứng đắn của chính sách ngoại giao của chúng ta. Chúng ta càng đào sâu vào thực tế những gì nước này đang làm và hoạch định ở Việt Nam thì chúng ta càng đi đến kết luận của Thượng Nghị Sĩ Wayne Morse, rằng Mỹ rất có thể là sự đe dọa lớn nhất cho hòa bình thế giới ngày nay..
Tổng thống Johnson nói rằng chúng ta đang bảo vệ tự do ở Việt Nam. Tự do của ai? Không phải là tự do của người Việt Nam. Hành động đầu tiên của tên độc tài đầu tiên Mỹ đặt ở Việt Nam, Ngô Đình Diệm, đã bắt đầu khủng bố một cách có hệ thống mọi đối lập chính trị, Cộng sản cũng như không Cộng sản..
Mô thức đàn áp và phá hủy mà chúng ta đã phát triển và biện minh trong cuộc chiến thì quá rốt ráo đến 1965 chúng ta chỉ có thể gọi đó là “văn hóa diệt chủng”. Tôi không chỉ nói về bom napalm hay chất phá hủy mùa màng hay tra tấn đã giáng vô tội vạ lên đầu các phụ nữ và trẻ em, những quân nổi giậy hay trung lập, khi chỉ nghi ngờ là có hoạt động của quân nổi giậy. Những thứ này đã đủ khủng khiếp ngoài sức tưởng tượng. Nhưng đó chỉ là một phần trong một mô thức lớn hơn để phá hủy toàn bộ cơ cấu xã hội của Việt Nam. Chúng ta đã làm mất gốc rễ người dân khi kéo họ ra khỏi đất đai của họ để cầm tù họ trong những trại tập trung (ấp chiến lược). Qua sự cưỡng bách tòng quân và trực tiếp can thiệp và kiểm soát chính trị, chúng ta đã phá hủy tục lệ và truyền thống địa phương, chà đạp lên những thứ có giá trị đối với người dân về phẩm cách và mục đích của sự sống.
Làm sao mà ai có thể lấy làm ngạc nhiên khi thấy một dân tộc phải gánh chịu cuộc chiến toàn diện tiến hành trên đất nước họ và nền văn hóa của họ, nên càng ngày càng có nhiều người nổi lên chống lại sự chuyên chế bạo ngược đó? Có cách giải quyết nào khác? Vậy mà sự đáp ứng của chúng ta trước sự nổi giậy đó là đàn áp mạnh mẽ hơn, chống đối tàn nhẫn hơn những thể chế xã hội và văn hóa có tác dụng duy trì phẩm giá con người và ý chí đối kháng.
Ngay cả Tổng thống cũng không thể nói là cuộc chiến tranh này là để bảo vệ sự tự do của người dân Việt Nam. Có thể khi Tông thống nói về tự do thì đó là tự do của người Mỹ. Nhưng có một lô-gíc kỳ cục nào có thể nói là sự tự do của một dân tộc (Mỹ) chỉ có thể duy trì được bằng cách nghiền nát sự tự do của dân tộc khác (Việt Nam).? (45)
Trong cuốn “The Endless War”, Ibid., trang 316, Giáo sư James P. Harrison viết:
Không ai có thể bàn cãi về những cuộc tranh đấu thắng lợi của những bậc lãnh đạo trong Đảng và Chính Quyền Việt Nam trong nhiều thập niên trước năm 1975. Muốn hiểu những cuộc tranh đấu này, điều cần là phải bắt đầu từ trước năm 1945, khi mà những người Cộng sản đã nắm được một phần quyền lực ở Việt Nam. Chỉ nhìn một cách bao quát như vậy mới mở r cho chúng ta hiểu về sự bền chí và kiên cường của những người Cộng sản Việt Nam. Từ đó mới có thể nhìn thấy là những đặc tính đó là sản phẩm, có thể hầu như là sản phẩm duy nhất, của một sự hiến thân có gốc rễ trong nền văn hóa lịch sử của đất nước, trong những khía cạnh tôn giáo của sự cam kết cách mạng cho tinh thần quốc gia và chủ nghĩa Marx, và trên hết là sự tổ chức của họ mà trong 50 năm đã động viên được sự ủng hộ của giới trẻ, phụ nữ và các nông dân để lập lên những “thành đồng” và “lũy thép” để có thể chịu đựng được những sự bất lợi lớn lao nhất trong lịch sử... Dù sao thì, bất kể những gì đã xẩy ra ở Việt Nam, chúng cũng nhắc nhở cho chúng ta đó cuộc một chiến cách mạng đáng lưu ý nhất trong lịch sử.. (46)
Và trong cuốn “The Limits of Intervention”, Ibid., trang 127, Thứ Trưởng Bộ Không Lực Hoa Kỳ, Townsend Hoopes, nhận định:
Lòng khao khát về quốc gia là mệnh lệnh lịch sử để giải thích con người Hồ Chí Minh. Những phát biểu về Cộng sản quốc tế [của ông Hồ] đều có thực, nhưng chỉ là thứ yếu. Duy trì một nền tảng ủng hộ rộng rãi cho cuộc chiến trong nhiều thập niên; làm thấm nhuần trong những cấp chỉ huy trong quân đội sự kiên cường, sáng kiến giải quyết các vấn đề, và sẵn sàng hi sinh trước những bất lợi to lớn; nuôi dưỡng sự bền chí trước những thất bại; tổ chức lại nền kinh tế và hệ thống phân phối dưới áp lực của những trận bom Mỹ - nói ngắn gọn, đánh bại một sức mạnh quân sự nổi tiếng và thách thức quốc gia mạnh nhất trên thế giới – những thành đạt như vậy, nhìn một cách khác quan, sẽ khiến cho ông Hồ đi vào lịch sử như là một lãnh tụ kỳ diệu. Nhưng điểu này chỉ có thể giải thích được trong tinh thần của chủ nghĩa quốc gia; lý tưởng là một nhiên liệu không có đủ chất octane.
(Điều này có nghĩa là lý tưởng Cộng sản không đủ để cho Việt Nam có được những thành đạt như vậy).
Nhưng chủ nghĩa quốc gia mới là lực thúc đẩy chính,  do đó cuộc chiến ở Việt Nam không phài là cuộc thử thách về ý chí của hai phe – Hà nội và Washington – có cùng mục đích như nhau. Đối với Bắc Việt, đó là một cuộc tranh đấu căn bản, một nhiệm vụ bao trùm mọi vấn đề khác, vấn đề sống còn. Đối với Mỹ, nó có tính cách ngoại vi, một sự cạnh tranh cần thiết cho sự chú ý của thế giới và cho tiềm lực kinh tế và quân sự với nhiều quyền lợi khác của một cường quốc trên hoàn cầu. (47)
Hậu Kết
Việt Nam kháng chiến chống Pháp, cũng như chống Mỹ, không phải để bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản của Tàu và Nga như nhiều người đã nhìn theo quan điểm thiển cận của mình với mục đích chống Cộng. Việt Nam không có khả năng như vậy, dù muốn. Thật vậy, tuyệt đại đa số những nhà nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam đều công nhận rằng thuyết Domino của Mỹ là sai, và Việt Nam không lệ thuộc Nga và Tàu như người ta thường tưởng.
Đối với Cộng sản Việt Nam, chủ nghĩa quốc gia là chính yếu, chủ thuyết Cộng sản là thứ yếu.  Hơn nữa, khối Cộng Sản không phải là thống nhất, đoàn kết muôn người như một và lý tưởng Cộng Sản của những quốc gia bị áp bức dưới chế độ thực dân mỗi nước một khác và chủ đích áp dụng là để giải phóng quốc gia. Trong cuộc chiến 30 năm, từ 1945 đến 1975, Việt Nam chỉ ở trong thế bắt buộc để tự vệ trong mục đích giành độc lập và thống nhất cho nước nhà mà tôi tin rằng tuyệt đại đa số người dân Việt khao khát, lẽ dĩ nhiên không thể không có sự trợ giúp ở bên ngoài, từ các nước bạn. Nhiều sử gia đã cho rằng chính Mỹ đã đẩy ông Hồ Chí Minh hẳn về phía Cộng Sản, vì ông Hồ Chí Minh không có con đường nào khác để thực hiện hoài bão giải phóng đất nước, giành độc lập và thống nhất cho nước nhà. Trên bình diện quốc tế, kết quả cuộc chiến ở Việt Nam đã góp phần không nhỏ cho sự cáo chung của chủ nghĩa thực dân trên thế giới.
Mỹ quên đi rất nhanh những tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, như Bác Sĩ Allen Hassan nhận định: “Nước Mỹ nhớ rất kỹ những gì người khác gây cho họ - nhưng lại quên rất nhanh những gì họ đã gây ra cho người khác…” Mọi chính sách của Mỹ đều có tính cách lưỡng chuẩn. Mỹ tự cho quyền phán xét nhân quyền của nước khác nhưng không bao giờ nhìn đến vấn đề nhân quyền của Mỹ trên thế giới và bỏ qua những vi phạm nhân quyền trầm trọng trong các nước đồng minh của Mỹ. Vì vậy mà ngày nay mấy dân biểu cắc ké của Mỹ, thực chất không có bất cứ một quyền nào và không đủ tư cách, nhưng vẫn xía vào chuyện nội bộ Việt Nam một cách trơ trẽn trịch thượng mà không biết xấu hổ. Mỹ đền bù cho các cựu quân nhân Mỹ bị nhiễm chất độc màu da cam ở Việt Nam nhưng không thừa nhận tội ác dùng chiến tranh hóa học ở Việt Nam và không có sự đền bù nào cho những nạn nhân của chất độc màu da cam người Việt Nam.
Tôi quan niệm rằng, nếu những tài liệu mà tôi dẫn chứng trong bài viết này hiện có đầy trong các thư viện của các trường đại học, trong các thư viện công cộng, trong các tiệm sách, trong Internet v...v.., viết bởi các học giả Âu Mỹ, những người mà tôi tin rằng không có lý do gì để bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột Quốc Cộng ở Việt Nam, tuy cũng có vài tác giả hạng hai vẫn cố tình biện hộ cho cuộc can thiệp của Mỹ vào Việt nam.
Những tác phẩm này không tạo thành "vấn đề" đối với người Mỹ thì không có lý do gì lại có vấn đề đối với những người Việt di cư. Tuyệt đại đa số những tác phẩm viết nghiêm chỉnh về cuộc chiến ở Việt Nam đều viết bởi các tác giả có uy tín trong xã hội như học giả, giáo sư đại học, bộ trưởng, cựu tướng lãnh, chính trị gia v..v.., những người đặt sự lương thiện trí thức lên hàng đầu. Trường phái gọi là “chính thống” này thường viết sau khi tham khảo rất nhiều tài liệu và dựa trên những sự kiện lịch sử, và phân tích sự việc như chúng là như vậy. Phần lớn những tác phẩm thuộc loại này viết sau năm 1975, có khi cả nhiều năm sau. Không có lý những học giả của Mỹ trong các đại học lớn lại viết về chiến tranh Việt Nam với mục đích xuyên tạc sự thật để bôi nhọ quốc gia của họ. Kết luận của trường phái gọi là “chính thống” (orthodox) này là: “Cuộc can thiệp (intervention) hay xâm lăng (invasion) của Mỹ vào Việt Nam là bất chính và là một sự sai lầm lớn lao.” Điều này đúng hay sai? Những tài liệu trích dẫn trong phần trên đã có câu trả lời rõ ràng.
Bài viết này không phải là để chống Mỹ mà chỉ đưa ra một số sự thực về nước Mỹ liên quan đến vấn đề Mỹ can thiệp vào Việt Nam và những gì Mỹ đã làm ở Việt Nam. Nhiều trí thức Mỹ đã lên tiếng về những vấn đề này và ngày nay chúng ta không thiếu những tài liệu khả tín.
Có những sự kiện lịch sử mà tôi tin rằng rất ít người dân Mỹ bình thường biết đến, khoan nói đến những người Việt di cư. Quần chúng Mỹ thường ít để tâm đến những vấn đề này, họ chỉ quan tâm đến đời sống cá nhân sao cho thoải mái. Những người Mỹ thuộc thế hệ trước thường không muốn nhắc đến chiến tranh Việt Nam. Nhưng đối với người Việt thì khác.
Chiến tranh đã chia rẽ lòng người, thù hận một chiều của những kẻ chiến bại kéo dài, do đó những thông tin trong bài viết này là những thông tin mà tôi cho rằng chúng ta nhìn lại hai cuộc chiến như chúng thực là như vậy. “Rồi các ngươi sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ cởi trói cho các ngươi”: đó là một câu trong Tân Ước. Đầu óc chúng ta thường bị trói chặt trong thiên kiến, trong thù hận, vì chúng ta không biết đến sự thật, hay cố chấp bác bỏ những sự thật không phù hợp với sự hiểu biết hay thiên kiến của chúng ta. Hi vọng những sự thật trong bài viết này sẽ cởi trói cho chúng ta thoát khỏi những quan niệm cố chấp một chiều về hai cuộc chiến ở Việt Nam. Ngày 30/4 lại sắp tới, những người Việt lưu vong ngày nay còn nói đến những cụm từ “Mất nước” hay “Quốc hận” xin hãy nghĩ lại, Nước và Quốc của họ là cái gì?
Trần Chung Ngọc
Grayslake, IL.
Ngày 15 tháng 2, 2013.

2 comments:

  1. *TIÊN SƯ TỤI BA QUE

    Có một lũ già ngu hơn lợn
    Não toàn giòi mặt chó nhơn nhơn
    Nhân cách uốn lượn giống lươn
    Bẻ cong lịch sử, bố tương vỡ mồm

    Chường mặt chó ra điều nhân sỹ
    Vẻ đau thương vận bĩ quốc gia
    Ngu hơn lợn - ngỡ tinh hoa
    Được lời nịnh thối - ngỡ là ông sao.

    Thằng hán nôm núp trang bô sít
    Chuyên bới phân, móc đít ra soi
    Chê rằng phân rất lắm giòi
    Lại khen bên Mỹ ít giòi ít phân.
    Tụ tập nhau 72 nhân sỹ
    Giở trò ma chữ ký nhân dân
    Không ngờ bị Bần Cố Nông
    Chơi cho một vố ọc phân lên mồm.


    Thằng răng vổ viết "bên thắng cuộc"
    Một lũ ngu vớ được xít xoa
    Đéo biết rằng nó ba hoa
    Bốn mươi phần nó bịa ba chín phần
    Nó tính chuyện bẻ cong lịch sử
    Trắng thành đen, thiện ác đổi thay
    Đảo luân lộn lý cho tày
    Da mặt thằng vổ chắc dày hơn mông.

    Có thằng trước nhà văn quân đội
    Rửng rưng vào nói tội gì đâu
    Chẳng qua trong lúc đánh nhau
    Đòn tra tấn giã lên đầu tù nhân
    Là biện pháp khảo tra tin tức
    Có chi mà so sánh cân đo
    Địt con mẹ, khốn nạn chưa
    Núi xương với nó vẫn chưa là gì.

    Nhà thơ Chí chuyên làm thơ cứt
    Thơ đéo gì ý thức lang băm ?
    Đéo gì giẻ rách, tâm thần ?
    "Muốn mang hồ", "vác sông Hồng" là sao ?
    Ngồi đáy giếng "Ếch" chê đất nước
    Đất nước buồn lại bị ruồi bu
    Ruồi đây là những đứa ngu
    Vui hơn ngày trước lại tru là buồn.

    Đứa bá láp thích thơ năm chữ
    Trình như lồn, nhân cách hố phân
    Viết thơ tỏ vẻ ân cần
    Dặn dò giới trẻ chớ nhầm đường đi
    Nó nhất quyết biểu tình Tung Quắc
    Đề phòng khi nhà nước đớn hèn
    Năm 79 mày có xem ?
    Khựa sang là múc, hèn con mẹ mày.
    "Lại nói về chiến tranh" quá khứ
    Chuyện trong rừng thanh nữ thủ dâm
    Viết xong kết luận cái rầm
    Để cho đỡ chết khỏi cần đánh nhau
    Nó kết luận đéo cần chính nghĩa
    Đéo cần chi giải phóng quê hương
    Để cho nước đỡ tang thương
    Rõ phường khốn nạn, rõ phường vô ơn.

    ....................................

    Đấy, nhân sỹ đấy! Còn nhiều nữa để dành viết sau.

    Nhân sỹ cái con bà chúng nó
    Rặt một bầy chó má ngựa trâu

    ReplyDelete
  2. http://xichloviet.wordpress.com/2011/06/18/tam-s%E1%BB%B1-c%E1%BB%9D-vang/

    TÂM SỰ CỜ VÀNG

    Lại hết một năm sống tha hương.
    Băm mấy xuân qua vẫn đọan trường.
    Cộng sản vẫn còn, ta chưa chết.
    Nhưng biết bao giờ thấy cố hương?
    Quốc hận hằng năm vẫn nhớ ngày
    Ôm niềm uất hận lết sang đây,
    Ngày xưa nhớ cái năm năm bốn
    Cũng tại cộng nô phải chạy dài.
    Số kiếp di cư đến hai lần
    Hai lần nhưng vạn nỗi gian truân.
    Lần sau còn nhục hơn lần trước,
    Vứt cả ba lô cởi cả quần.
    Cũng tại ta xui mới thế này
    Thầy ta đừng chạy chúng biết tay
    Phải chi thầy thí vài trăm triệu
    Đâu phải chạy te vứt cả giày.
    Dù bỏ chạy te vứt cả giày.
    Nhưng ta nào có sợ chúng bay.
    Chẳng qua cũng chỉ vì thời vận
    Tại số nên ta mới như vầy.
    Ta quyết không quên mối hận này.
    Con không làm được cháu ta thay
    Cờ vàng ta phất không ngừng nghỉ.
    Rồi sẽ có ngày chúng biết tay
    Ta vẫn cờ vàng vẫn duyệt binh
    Vẫn hát vang lên khúc quân hành
    Để cháu con ta luôn ghi nhớ
    Hình ảnh hào hùng lớp cha anh.
    Dù là quần áo chợ si đa
    Dù chẳng súng gươm cũng gọi là
    Quân đội cộng hòa thời oanh liệt,
    Để ta ôn lại quãng đời ta.
    Ta phất cờ vàng giữa cờ hoa
    Cờ hoa cứu giúp chở che ta
    (Không có cờ hoa ta lạnh gáy
    Cộng sản rập rình rét bỏ cha.)
    Nhớ về hòn ngọc viễn đông xưa
    Nơi ta hoan lạc suốt bốn mùa
    Tên em ngày ấy không còn nữa
    Còn lại nơi này cái little.
    Thế mà chúng cũng chẳng buông tha.
    Theo đến nơi này xứ cờ hoa.
    Cái little kia nào có tội
    Chúng cũng vặt luôn tức bỏ bà.
    Mấy chục năm ròng giữa chốn đây.
    Eo phe (welfare) vẫn lãnh vẫn ăn mày.
    Phút tem (food stamp) không có đời ta tận
    Bởi thế cho nên phải lụy thầy.
    Ta chạy sang đây đã cùng đường
    Thế nên ta vẫn phải khói hương
    Tâm nguyện khấn cầu ông thánh Mỹ
    Phù hộ ta tròn mộng hồi hương.
    Thầy ta ta dựng tượng phụng thờ
    Cũng vì ơn nghĩa những năm xưa
    Thế mà chúng bảo “quân chơi đĩ ”
    Năm mươi tám vạn hồn có biết chưa
    Hỡi chúa hỡi thần hỡi Ala
    Hỡi Mô ha mét hỡi Di đà,
    Cộng nô láo xược không vặn cổ
    Lại cứ vặn nhầm cổ chúng ta.
    Thà ta nô lệ xứ cờ hoa
    Quyết không về lại chốn quê nhà
    Làm mướn, cu li, hay rửa chén,
    Rửa đít cho thầy cũng sướng cha.
    Rửa đã bao năm rửa mòn tay,
    Nhưng vẫn không quên rửa hận này.
    Đời ta không được, đời con cháu,
    Quyết diệt cho tiêu bọn chúng mày.
    Trung cộng âm mưu chiếm Trường Sa.
    Đã lâu mới có dịp hò la.
    Cầu trời nó chiếm luôn Hà nội.
    Cho đáng bọn mày hả dạ ta.
    Trung cộng to đầu thế mà ngu.
    Đất liền không lấy lấy san hô.
    Sao bay không chiếm luôn cả nước,
    Chẳng lẽ bọn mày sợ chúng ư.
    Bay cứ đánh đi có chúng tao
    Tuy tao chẳng có tí quân nào
    Nhưng tao có cái mồm to khỏe.
    Chống cộng nhưng tao khoái ba tàu.
    Ta có cờ vàng có ống loa
    Có kèn có trống có cờ hoa.
    Tuy hô đả đảo thằng trung cộng
    Nhưng chống chỉ là Cộng xứ ta.
    Chẳng lẽ xuống đường chống tụi bay
    Mà không đả đảo thật hăng say.
    Thì ai mà biết ta yêu nước.
    Nhưng tấm lòng ta khoái chúng mày.
    Hàng hóa Việt Nam bán dẫy đầy
    Nhưng ta cương quyết phải tẩy chay
    Thà ta ủng hộ hàng tàu chệt
    Cho lũ cộng mày chết trắng tay.
    Nhớ nước ta càng thêm uất ức,
    Thương nhà tiếc mãi cái vila.
    Sang đây cam phận thằng ở đợ
    Cũng tại bọn mày lũ cộng nô
    Lạy thánh A la lạy chúa tôi
    Con chống bao năm quá đuối rồi
    Sức kiệt lực tàn đành chống gậy.
    Nay còn chỉ mỗi cái mồm thôi.
    Xin chúa hộ phù lũ chúng con
    Vặt cho chết hết lũ tham tàn
    Mai này phục quốc con xây tượng
    Xây nhà thờ mới đẹp to hơn.
    ***
    Mấy chục năm ròng giữa chốn đây.
    Bưng bê rửa bát đã bao ngày.
    Vẫn chưa rửa được niềm căm hận
    Ôi biết sao vơi mối thù này.
    (Trích comment diễn đàn vietweely)

    ReplyDelete