Thực Trạng Người VN ở Mỹ.
-Phạm Thành Sơn.
Kết quả các cuộc nghiên cứu xã hội cho chúng ta một cái nhìn thực tế và khách quan hơn về cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ.
Từ mấy chục năm qua, đã có rất nhiều bài viết trên các phương tiện truyền thông đề cập đến sự thành đạt của người Việt đang sinh sống ở khắp thế giới, nhiều người trong số này đã có những đóng góp không nhỏ trong công cuộc phát triển ở quê nhà. Đa phần những Việt kiều ấy là người đã thành danh ở đất khách, đặc biệt là tại Hoa Kỳ. Mặc dù vậy, con số này không phải là nhiều so với cộng đồng người Việt đang sinh sống tại Mỹ.
Mới đây, một số bài viết của các tác giả ở nước ngoài cũng như kết quả các cuộc nghiên cứu xã hội cho chúng ta một cái nhìn thực tế và khách quan hơn về cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. Bài viết sau đây tổng hợp từ các nguồn thông tin vừa nói.
Một vài con số
"Nghiên cứu về cộng đồng người Mỹ" ( American Community Survey - ACS ) là bộ phận quan trọng của chương trình điều tra dân số thập niên 2010, do chính phủ Mỹ thực hiện từ năm 2005, với sự tham dự của khoảng ba triệu đơn vị gia cư. Công bố của ACS cách đây hơn một năm cho thấy người Việt đang sống tại Hoa Kỳ chiếm khoảng 10,5% tổng số người Mỹ gốc châu Á, là cộng đồng lớn thứ tư sau người Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines; đông hơn các cộng đồng Nhật Bản, Lào, Pakistan, Campuchia, Thái Lan và Đài Loan. Trong tổng số gần 1,3 triệu người Việt đang sống tại Mỹ thì hơn 50% nhập cư vào nước này từ sau năm 1990.
Nghiên cứu cho thấy người Việt tại Hoa Kỳ là cộng đồng Á châu trẻ thứ hai sau người Ấn Độ với 73,5% dưới 44 tuổi, trong số này có gần một phần tư là thanh thiếu niên dưới 18.
Về mặt xã hội, tài liệu ACS cho chúng ta một số thông tin rất đáng quan tâm. Chẳng hạn về khả năng sinh sản, cứ 1.000 phụ nữ Việt ở Mỹ thì có đến 71,8 lần sinh trong một năm, cao hơn nhiều so với phụ nữ Hàn Quốc (chỉ 45,9 lần). Nhưng điều đáng nói là phụ nữ Việt Nam đứng đầu về tỷ lệ "single mom" với 18,6% không chồng mà có con, vượt xa mức trung bình của phụ nữ các nước Á châu khác ở Mỹ.
Điều này đặt ra cho các bậc làm cha mẹ người Việt - vốn còn ràng buộc ít nhiều tập quán phương Đông - một sự lo lắng và cần phải quan tâm hơn nữa về vấn đề giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên.
Về tổ chức gia đình thì gia đình người Việt đông thứ nhì sau người Philippines, nhưng tỷ lệ gia đình có đầy đủ chồng-vợ lại thấp nhất trong cộng đồng người châu Á. Phải chăng đây là con số biểu thị tình hình ly dị của người Việt thuộc loại cao, qua danh sách số phụ nữ Việt phải cưu mang gia đình (không có đàn ông) xếp hạng nhì sau người Philippines; đặc biệt số đàn ông Việt làm.
Khả năng nói tiếng Mỹ và học vấn chưa cao
Mặc dù cộng đồng người Việt có tỷ lệ đến 79,1% sinh ra tại Mỹ và có cha hay mẹ là dân Mỹ hoặc đã trở thành công dân Mỹ, nhưng về khả năng Anh ngữ thì bảng phân tích cho thấy đây là cộng đồng gìn giữ tiếng quê nhà cao nhất trong sinh hoạt gia đình, chỉ có 11,8% dân Việt nói tiếng Mỹ ở nhà so với 16,9% ở người Hàn hay 53% ở người Nhật. Trong chừng mực, chính điều này đã hạn chế khả năng giao tiếp xã hội khi mà cộng đồng người Việt ở Mỹ có tỷ lệ người kém khả năng Anh ngữ cao nhất, lên đến 55,1% so với 47,6% người Trung Quốc và 48,9% người Hàn Quốc.
Chính khả năng về ngôn ngữ còn thấp khiến cho cộng đồng người Việt ở Mỹ có tỷ số người học lực dưới trung học nhiều nhất (30%). Con số người Việt tại Mỹ tốt nghiệp cử nhân và có bằng cấp sau đại học cũng thấp nhất trong cộng đồng người Mỹ gốc Á châu (23,5%), dưới mức trung bình của toàn nước Mỹ.
Nghề nghiệp và mức sống
Số liệu về phân bố nghề nghiệp, thu nhập trung bình cho thấy tỷ lệ người Việt ở Mỹ làm nghề lao động xí nghiệp và vận tải hàng hóa cao nhất trong cộng đồng châu Á với 21,0%, so với 10% của người Philippines và Hàn Quốc, hai sắc dân có tỷ lệ hành nghề lao động cao đứng ngay sau Việt Nam.
Cũng theo thống kê được công bố, tỷ lệ người Việt tại Mỹ làm việc trong ngành quản trị và chuyên nghiệp thấp nhất so với những sắc dân gốc châu Á khác với 29,2% so với 60,6% người Ấn (mức cao nhất).
Người Việt ở Mỹ có lợi tức gia đình trung bình hằng năm là 45.980 USD và tỷ lệ nghèo là 14%, chỉ cao hơn cộng đồng người Hàn Quốc (có lợi tức gia đình trung bình 43.195 USD và tỷ lệ nghèo 14,9%). Tất nhiên đây là mức nghèo theo tiêu chuẩn Mỹ: chẳng hạn, một gia đình ba người có một trẻ dưới 18 tuổi được xem là nghèo nếu lợi tức gia đình ít hơn 14.974 USD/năm.
Trong hoàn cảnh nghèo hoặc khó khăn nhưng người Việt, cũng như đa phần những người gốc châu Á khác, vẫn thích mua nhà hơn là ở nhà thuê. Có 61,3% người Việt sở hữu nhà tại Mỹ, đứng đầu bảng thống kê. Cho dù không ít người Việt làm ăn thành công tại Mỹ sở hữu những căn nhà vài triệu USD, thì trị giá trung bình của gia cư người Việt chỉ ở mức 207.577 USD, thấp hơn nhiều so với các sắc dân châu Á khác ( 300.000 USD ).
Có thể nói, sau mấy chục năm tạo dựng cuộc sống mới nơi xứ người, cộng đồng người Việt tại Mỹ đã có những phát triển tích cực và thành đạt nhất định.
Tuy nhiên, thống kê của ACS cũng đã cho thấy một vài điều đáng lưu ý: tỷ lệ nghèo cao nhất nhì; số lượng người làm nghề lao động cao nhất, tỷ lệ thuận với trình độ học vấn và khả năng Anh ngữ kém nhất; tỷ lệ phụ nữ độc thân sinh con gấp đôi trung bình của người gốc Á châu và gần bắt kịp người Mỹ da trắng.
Đó chính là những vấn nạn cần được các tổ chức xã hội của người Việt quan tâm hầu có những phương án khả thi và hiệu quả để điều chỉnh.
Ông Nguyễn Xuân Vinh, giáo sư danh dự ngành Kỹ thuật không gian của Đại học Michigan - Hoa Kỳ, trong quyển sách về người Việt tại Mỹ đã viết với tất cả tâm tình của mình rằng: "...Tôi mong rằng thế hệ của tôi chỉ là lớp người đi trước đặt những viên đá sơ sài lót đường... Sau này các bạn sẽ đạt được những thành công rực rỡ xây nên một đại lộ thênh thang cho toàn thể những người Việt cùng tiến bước, cho non sông được mở mặt với đời....".
Đó có lẽ cũng là mơ ước của tất cả những người Việt, không chỉ ở đất Mỹ mà ở trên toàn thế giới.
Phạm Thành Sơn
Mẹ kiếp tụi ba que ,thế mà lúc nào cũng hô ...M.i..ĩ-đúng là tụi con đĩ rẻ tiền của Mĩ
ReplyDeletewww.xichloviet.com
ReplyDeleteĐÀI RFA :NGƯỜI VIỆT NAM HÀI LÒNG VỚI CUỘC SỐNG HIỆN TẠI
Kết quả cuộc tìm hiểu đánh giá đời sống người dân Việt Nam về cuộc sống hiện nay do Đài RFA thực hiện cho thấy, đa số người dân Việt Nam cảm thấy thoải mái và vui vẻ.
Người dân trong nước nhận xét như thế nào về cuộc sống ở Việt Nam hiện nay? Họ hài lòng điểm nào? Chưa thoả mãn điều gì, và mong đợi những gì trong cuộc sống? Đó là những câu hỏi được đặt ra bởi đài phát thanh Á châu Tự do RFA (Radio Free Asia), trong cuộc tìm hiểu đánh giá của người dân Việt Nam về cuộc sống trong nước hiện nay.
Để thực hiện cuộc điều tra này, phóng viên RFA đã trao đổi với một số người dân tại các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và cả người dân vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh.
Anh Luân, ở Hà Nội, người thường xuyên đi công tác và sống dài ngày tại nhiều nước trên thế giới, nói: “Đi nhiều nơi trên thế giới nhưng mình vẫn thích quay về Việt Nam sống…cuộc sống ở Việt Nam làm mình thấy tương đối thoải mái, ngoài công việc đi làm hàng ngày, mình có thời gian cho cá nhân, gia đình, có thể vui chơi giải trí. Đời sống ở nước ngoài nhiều áp lực, quá căng thẳng, miệt mài chạy theo đồng tiền. Rất nhiều người ngoại quốc công tác tại Việt Nam rất thích cuộc sống ở đây. Cả những Việt kiều đi ra nước ngoài rồi khi về nước vẫn cảm thấy thích sống ở Việt Nam hơn…”
Đài RFA cũng dẫn lời chị Thư, một công nhân may tại thành phố Hồ Chí Minh, chị Thu cho biết: “Mình thích ở Việt Nam vì đời sống thoải mái, không bị gò bó, căng thẳng vì áp lực công việc và tiền bạc vật chất. Ở đây, nếu chịu khó làm ra tiền thì sống thoải mái, đời sống tinh thần dễ chịu…”
Ông Bảy Mừng, một nông dân quanh năm chân lấm tay bùn ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, khi được hỏi cũng cho rằng, hiện ở Việt Nam, đời sống tại nông thôn vẫn còn vất vả, khó khăn, mức sống thấp, thu nhập thấp nhưng cuộc sống ở nông thôn ổn định, thoải mái về mặt tinh thần.
“Tôi rất hài lòng với cuộc sống hiện giờ. Tôi chỉ hy vọng làm sao đất nước đừng có chiến tranh, kinh tế phát triển cho đời sống người dân đi lên”, ông Mừng nói.
Mới đây, trong nghiên cứu chỉ số hành tinh hạnh phúc do Quỹ kinh tế mới (NEF) thực hiện, Việt Nam là nước đứng đầu Châu Á, xếp thứ 12 trong 178 nước và lãnh thổ. Bảng chỉ số này gồm có sự hài lòng với cuộc sống, tuổi thọ, ảnh hưởng môi trường – tức diện tích đất cần có để người dân sống trong điều kiện tốt và chỉ số tiêu thụ năng lượng.
Ông Andrew Simms, giám đốc chính sách của NEF, nói rằng chỉ số này phản ánh thành công hoặc thất bại tương đối của các nước trong việc tạo cuộc sống tốt cho người dân, trong khi vẫn tôn trọng giới hạn nguồn tài nguyên môi trường mà mọi người dựa vào để sống.
Thu Hiền (Theo RAF, Mofa VN)
VIỆT NAM ĐỨNG ĐẦU CHÂU Á VỀ CHỈ SỐ HẠNH PHÚC
Deletewww.xichloviet.com
Costa Rica xếp số 1 thế giới, và Việt Nam xếp thứ 5 thế giới và đứng đầu Châu Á về chỉ số hành tinh hạnh phúc (HPI) năm 2009, theo công bố đầu tháng 7 của Tổ chức Quỹ kinh tế mới (NEF), có trụ sở tại Anh.
Để đo tính hiệu quả trong việc các nước biến các nguồn tài nguyên hạn chế của Trái đất thành niềm hạnh phúc và vui sống cho công dân, NEF tham khảo chỉ số tuổi thọ và mức độ hạnh phúc của người dân so với tác động mà họ gây ra cho môi trường.
Theo công thức đó, Costa Rica là nước hạnh phúc và xanh nhất thế giới. Phương pháp tính của NEF cho thấy tuổi thọ trung bình của người dân Costa Rica là 78,5 và chỉ số hài lòng về cuộc sống là 8,5. Costa Rica cũng sử dụng 99% năng lượng tái tạo.
Với chỉ số hài lòng 6,5 và tuổi thọ trung bình 73,7, Việt Nam là nước châu Á duy nhất nằm trong 10 nước đầu bảng được khảo sát.
Các nước vùng Đông Nam Á cũng được xếp hạng cao như Philippines (thứ 14), Indonesia (16), Lào (19), Malaysia (33), Myanmar (39), Thái Lan (41), Singapore (49), Campuchia (80). Trong khi đó các nước giàu lại có thứ hạng khiêm tốn trong HPI như Ý (69), Pháp (71), Anh (74), Nhật (75), Canada (89), Úc (102), Nga (108), Mỹ (114).
AFP dẫn lời nhà xã hội học Andrea Fonseca cho rằng Costa Rica đã cho dân chúng các “công cụ” để sống hạnh phúc, nhưng cảnh báo rằng mức độ hạnh phúc không thể chỉ được tính toán bằng cách xem xét yếu tố tuổi thọ và hiệu quả môi trường. Bà nhấn mạnh việc nước này leo lên vị trí đầu bảng là nhờ đóng góp không nhỏ của việc “tạo dựng hình ảnh xã hội”. Costa Rica nổi tiếng thanh bình vì không có quân đội và được biết đến với nhiều khu bảo tồn sinh học cùng khẩu hiệu quốc gia “cuộc sống tinh khiết”.
(HẾT)
Bài viết rất thiết thực. Nhân tiện gửi các anh chị địa chỉ tin uy tín khi cần gửi hàng giữa Việt Nam và các nước trên thế giới Công Ty Vận Chuyển Hàng Hóa Đi Mỹ tại TpHCM . Điện thoại: 84 8 90 3333 829 Ms. Yên để được tư vấn tốt nhất
Delete