Friday, January 29, 2016

Nhà phê bình văn học Đông La “chia sẻ gánh nặng trên vai” với TBT Nguyễn Phú Trọng



Sau khi có kết quả chính thức TBT Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử chức Tổng Bí thư khóa XII, trái ngược hoàn toàn với những tin đồn hay công kích nhiều tháng nay từ truyền thông nước ngoài và giới zân chủ, trí thức chống đối trên mạng Internet, nhà văn, nhà phê bình văn học Đông La mà Việt Vision cùng một số kênh youtube của “cộng đồng cờ đỏ” như Dân chủ Online, Đồng hành cùng zân chủ từng có cơ hội được phỏng vấn ông trong lần ông ra thăm Hà Nội vừa qua đã có bài viết chúc mừng và chia sẻ gánh nặng trên vai với TBT Nguyễn Phú Trọng. Bài viết đang thu hút sự quan tâm của nhiều bạn đọc trên mạng Internet nhưng khá dài nên tôi mạnh dạn tóm tắt về ý tưởng chính trong bài viết cho những ai quan tâm .



Nhà văn Đông La cho rằng, tuy  viết nhiều về chính trị nhưng lại không quan tâm đến chuyện nhân sự trước Đại hội Đảng, dù biết nhân sự là quan trọng nhất vì chính nhân sự sẽ chọn ra những người làm chính trị” bởi vì ông “không ảo tưởng” về bản thân như những kẻ tự nhận “đấu tranh dân chủ” luôn đòi sắp xếp nhân sự cho Đảng, Chính phủ theo ý đồ chính trị của bản thân và nhóm nhỏ, cũng như không từ thủ đoạn lưu manh, côn đồ nào nhằm đạt được tham vọng và ảo tưởng đó. Ông nêu lý do ủng hộ TBT Nguyễn Phú Trọng, thậm chí cho rằng, “kết quả nhân sự ... vậy là đất nước còn phúc” với lập luận:

Bởi thực tế đất nước ta đang có nhiều yếu tố bất ổn, mầm mống của hỗn loạn, thì giữ được sự ổn định mới là điều quan trọng nhất. Có được ổn định mới tiếp tục chỉnh đốn, gỡ rối, ươm mầm, chăm sóc để những yếu tố tiến bộ sinh sôi; cắt bỏ, ngăn chặn những tệ nạn, sai trái; từ đó đất nước sẽ dần phát triển một cách bền vững đúng theo quy luật lượng đổi chất đổi của Chủ nghĩa Mác. Hãy liên tưởng chỉ với việc xây dựng đội bóng của nước ta để đá thắng Thái Lan thôi đã quá khó rồi huống hồ xây dựng cả một đất nước tiến lên CNXH! Tôi hay chống lại bọn hãnh tiến thùng rỗng kêu to đòi lật đổ tất cả để đổi mới là vì vậy, bởi chuyện đó cũng giống như tay trắng mà đòi đập nhà cũ xây nhà mới vậy!

            Muốn đất nước đổi mới thì cũng giống như một cơ thể, trước khi hành động phải được trị hết bệnh cho khỏe mạnh mới có thể làm được. Căn bệnh nặng nhất của đất nước chúng ta là chuyện tham ô, tham nhũng. Nó mâu thuẫn với bản chất công bằng của chế độ XHCN, nó chính là bất công lớn nhất khi thời chiến tranh cả nước đổ máu để đến hôm nay một nhóm nhỏ người hưởng thành quả cách mạng. Vậy muốn chống được tham nhũng trước hết như chính lời TBT Nguyễn Phú Trọng nói: “Bản thân mỗi đồng chí và vợ, con phải giữ gìn sự trong sạch, rồi mới chống tham nhũng được, nếu không nói chẳng ai nghe, tay đã nhúng chàm thì không thể làm gì khác được” (BBC. 2 tháng 4 năm 2013). Cũng đã có nhiều người nói, người ta còn nói hay hơn ông, nhưng chính ông là người có lời nói đi đôi với việc làm.
           Chính vì vậy từ lâu tôi đã ủng hộ ông. Thật mừng khi bản lĩnh của ông đã thể hiện qua việc ông lãnh đạo tổ chức thành công Đại hội XII vừa qua, một điều đã làm ngạc nhiên không chỉ tôi mà cả dư luận trên toàn thế giới.

Để chứng minh cho lập trường và lý do ủng hộ TBT Nguyễn Phúc Trọng của mình, nhà văn Đông La đã dẫn dắt và phản biện lại hàng loạt những luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ TBT Nguyễn Phú Trọng từ những kẻ tự nhận “cấp tiến”, “đổi mới”, “đấu tranh dân chủ” hay núp dưới danh nghĩa “minh triết”.
 Ông cho Nguyễn Đắc Kiên, tác giả của bài viết “Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng ” là một “kiêu binh trên mặt trận chính trị tư tưởng” hiện nay, khi chà đạp, phủ nhận giá trị của Hiến pháp và pháp luật Nhà nước để xúc phạm ông Nguyễn Phú Trọng rằng “không có tư cách” để “nói với nhân dân cả nước”, ảo tưởng về cái gọi là “tự do tư tưởng”, “tự do ngôn luận” và lợi dụng nó kích động gây loạn, chống lại Tổng Bí Thư cũng như Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhà văn Đông La lên án Nguyễn Đắc Kiên vừa “dốt” không hiểu gì về chính trị lại vừa không có “khí phách” khi lộng ngôn mà vẫn “đang bú “con bò” nhà nước” nên khi mới bị đuổi việc “ đã cuống cả lên” và nhanh chóng chìm nghỉm.

Thực ra Nguyễn Đắc Kiên về bản chất chỉ là “ngựa non háu đá” bị những kẻ lưu manh chính trị như Nguyễn Quang A, GS Tương Lai và truyền thông cờ vàng, zận chủ kích động, thổi phồng, đến khi nhận ra sự dại dột của bản thân thì đã quá muộn. May mắn cho anh ta là các cơ quan chức năng đã nhìn thấu bản chất và động cơ nên chỉ cắt “bầu sữa” của anh này chứ không phải là nhà tù theo Điều 258 BLHS. Có lẽ vì vậy nên nhà văn Đông La tập trung lên án những kẻ mang danh trí thức, yêu nước, đổi mới để công kích, bôi nhọ TBT Nguyễn Phú Trọng như các ông Nguyễn Quang A, Tương Lai, Nguyễn Khắc Mai.

Để chế giễu tâm trạng cay cú và thù hận của ông Nguyễn Quang A trước thành công của Đại hội Đảng là người dân không được “cạnh tranh và tham gia” trong bài trả lời phỏng vấn BBC ngay sau Đại hội, nhà văn Đông La bình phẩm: “theo ý ông ta Đại hội Đảng không dân chủ vì mọi người không được tự do “cạnh tranh, tham gia”. Có điều đó chỉ là ý của một kẻ đầu gấu chính trị vì đến các nước dân chủ phương Tây cũng cho nền dân chủ trực tiếp là nguy hiểm và không thực tế nên đa số đã thực hiện một nền dân chủ đại diện. Vậy một cơ chế bầu cử đảm bảo lựa chọn một cách dân chủ những người đủ phẩm chất ứng cử, ngăn chặn và loại bỏ những người không đủ phẩm chất là một việc làm tỉnh táo và cần thiết. Chỉ có những thành phần thuộc băng nhóm Nguyễn Quang A mới cho là phản dân chủ và lồng lộn lên mà thôi!

Nhà văn Đông La gọi ông GS Tương Lai là “nhân vật hay kiếm cớ công kích TBT Nguyễn Phú Trọng” khi vớ được những con mồi kiểu như Nguyễn Đắc Kiên để “phóng đại, thổi phồng một cách chủ quan không đúng thực tế” khi cho rằng “chưa lúc nào vận mệnh của đất nước lại bấp bênh, chao đảo như hiện nay khi mà bàn tay của Trung Quốc đã thọc quá sâu vào mọi hoạt động của Đảng và Nhà nước, của đời sống đất nước tachưa bao giờ uy tín của Đảng xuống thấp đến vậy”... Nhà văn Đông La đã phân tích chỉ rõ các “lý sự quanh co của Tương Lai chỉ là ngụy biện che đậy sự gian xảo của mình” như sau:

Nếu so với toàn bộ lịch sử thì chưa bao giờ nước ta có vị thế độc lập như những ngày hôm nay, không chỉ với riêng Trung Quốc mà với tất cả các nước. Nếu nói giai đoạn ta chịu chi phối và ảnh hưởng từ TQ thì phải nói đó là giai đoạn kháng chiến thống nhất đất nước, lúc ta phải ngửa tay xin họ từ bánh lương khô, quân trang quân dụng đến vũ khí đạn dược, và giai đoạn chịu ảnh hưởng nhiều nhất chính là lúc xuất hiện Chủ nghĩa Xét lại tại Liên Xô với tư tưởng “chung sống hòa bình” của Khơrutsov, bởi như vậy chỉ còn có TQ viện trợ cho ta mà thôi. Nhưng rồi lãnh đạo của nước ta đã tài tình cởi bỏ được cái nút thắt ấy. Còn rắc rối trong quan hệ với Trung Quốc hôm nay chủ yếu là về biển đảo, vì biển đảo ngày càng quan trọng hơn vì có dầu, vì giao thông biển, vì vị trí chiến lược. Đó chính là hậu quả để lại của lịch sử, là một trong những cái giá phải trả cho sự thống nhất, độc lập ngày nay. Đảng và nhà nước đã thực hiện chiến lược ngoại giao, một mặt mềm mỏng với TQ, một mặt ta vẫn tăng cường ngoại giao đa phương và vẫn trang bị vũ khí hiện đại, còn xây nhà giàn, đồn biên phòng canh giữ trên biển. TBT Nguyễn Phú Trọng từng đối đáp trực tiếp với Hồ Cẩm Đào Việt Nam luôn tôn trọng Công ước quốc tế về Luật biển của LHQ năm 1982 có chữ ký của các nước, trong đó có chữ ký của TQ. Nếu TQ không đồng ý, thì đem ra Tòa án Công lý Quốc tế phân xử.

Nhà văn Đông La tập trung lên án ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên Cứu, Ban Dân vận Trung ương lại hành xử như một du côn chính trị, phát biểu lộng ngôn trong bài trả lời phỏng vấn BBC khi phán rằng ““…chúng tôi cũng đang mong muốn là ... làm sao chọn được một Tổng Bí thư mà có thể nói là không lú lẫn như anh Trọng”, chế giễu thủ đoạn núp bóng “minh triết chính trị” để chống phá Nhà nước trong khi chính bản thân ông Nguyễn Khắc Mai “chưa hiểu chính xác chữ minh triết, lại làm giám đốc một trung tâm minh triết, rồi bàn về minh triết e rằng sẽ có nhiều huyên thuyên”. Đòn hiểm nhất là nhà văn Đông La đã “đào mộ” được nguyên nhân phơi bày toàn bộ động cơ “hằn học” dẫn dắt ông Nguyễn Khắc Mai viết rất nhiều bài bôi nhọ TBT Nguyễn Phú Trọng, cụ thể:

Nguyễn Khắc Mai “tâm sự” với TBT Nguyễn Phú Trọng: “Anh từ Mỹ về, hãy đem những “thực tế văn minh tiến bộ của một Dân tộc hiện đại” làm bài học cho Việt Nam. Hãy từ bỏ cách nghĩ thực chất là của Liên Xô và Trung Cộng, chúng mớm cho ta kèm theo với vũ khí và lương thực, rằng Mỹ là đế quốc sài lang, là kẻ thù nguy hiểm nhất”. Một người học Văn- sử mà viết vậy đúng là mù lịch sử. Chỉ những thằng ngu mới phải cần người khác chỉ cho biết người xâm lược mình là ai. Nước ta nhược tiểu, hai bàn tay trắng, vậy muốn giành được độc lập buộc phải đi nhờ vả. Nhưng thực tế trong hai cuộc kháng chiến ta hoàn toàn không phải là con rối cho các nước lớn giật dây, mà nếu hiểu lịch sử thì phải biết, chúng ta đã không chỉ một lần vượt qua sự sắp xếp của các nước lớn, để thực hiện được mục tiêu tối thượng là giành lại nền độc lập, thống nhất đất nước của mình.

Bình luận về phản ứng của dư luận trước việc ông Nguyễn Khắc Mai hung hãn yêu cầu điều tra, bắt giam TBT Nguyễn Phú Trọng trong thời gian Đại hội Đảng XII vừa qua, nhà văn Đông La cho rằng nếu cơ quan công an không xử lý ông Mai thì đất nước sẽ loạn bởi Nhng chuyện ông Nguyễn Khắc Mai nói về ông Nguyễn Phú Trọng không phải là chuyện cá nhân mà là chuyện chính trị, mà với chuyện chính trị thì cái gì cũng “không chấp” đất nước sẽ loạn!”,Với bọn vô văn hóa, chống đối, quấy rối thì không chỉ TBT, các vị lãnh đạo, mà cả các bậc thánh nhân, các lãnh tụ cũng đều bị chúng bêu xấu diễu cợt. Thực tế hiện nay, với bất cứ ai theo dõi thông tin trên mạng Internet sẽ thấy nhà văn Đông La nói rất đúng khi những kẻ nhân danh “đấu tranh dân chủ” sẵn sàng đào mồ tổ tiên, quay ngược bánh xe lịch sử, phủ nhận xương máu cha ông đánh đuổi ngoại xâm, giải phóng đất nước, thóa mạ và bôi nhọ ngay cả lãnh tụ Hồ Chí Minh – Người khiến cả nhân loại  trân trọng và vinh danh vì hy sinh cả cuộc đời đấu tranh cho dân tộc Việt Nam và các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Đồng quan điểm đánh giá về ông Nguyễn Khắc Mai, trong bài viết “ÔNG NGUYỄN KHẮC MAI ĐANG ĐÁNH MẤT TƯ CÁCH TRÍ THỨC CỦA MÌNH” của blog Loa Phường cho rằng:

kiến nghị rằng cần phải bắt giam ngay lập lức ông Nguyễn Phú Trọng cho những tội danh không được nêu rõ trong bức thư của mình. Cho dù là ai đi nữa, cũng không thể tùy ý bắt người theo những đơn thư tố cáo nặc danh, không rõ nguồn gốc. Nếu như ai cũng thể bắt người vì thư nặc danh, vậy tôi tố cáo ông Nguyễn Khắc Mai là kéo bè kết cánh, làm tay sai cho nước ngoài, tổ chức viết bài chống đối Đảng và nhà nước, có lẽ cũng có thể bắt luôn ông Mai vào tù để điều tra, như thế mới mong "trả lại sự trong sạch" cho ông Mai được.
Tóm lại, qua bức thư, ta có thể nhận ra Nguyễn Khắc Mai không phải là một trí thức. Thứ "minh triết" mà ông nói cũng chẳng ra loại khoa học nào mà chỉ là một mớ tùm lum lai ghép các tư tưởng không thống nhất, phi khoa học. Còn lòng yêu nước mù quáng của ông là thứ tự tôn dân tộc thấp kém, thấy sang bắt quàng làm họ, vơ mọi giá trị của Á Đông thành của mình. Bức thư này cho thấy ông ta không hiểu gì về chính trị, không hiểu gì nguyên tắc văn bản hành chính tối thiểu của một công dân tốt nghiệp cấp 3 phải biết. Vì thế, ta có thể kết luận ông ta chỉ là một kẻ "lưu manh giả danh trí thức" mà thôi.

Lo lắng trước thực trạng “lộng ngôn” của giới tự nhận “đấu tranh dân chủ” này, nhà văn Đông La viết:

Thật e ngại khi chưa bao giờ xã hội ta có tình trạng “chó con liếm mặt”, “cá mè một lứa”, dốt nát nhưng dám công kích công khai đích danh Tổng Bí thư. Trước tất cả những hiện tượng không phải phản biện mà là phản bác, đối kháng chứ không phải đối lập, trong triết học chỉ ra là cần phải sử dụng bạo lực, cần phải chuyên chính, chứ cải lương cũng sẽ loạn. Tất nhiên bạo lực trong thời bình là kiên quyết giữ nghiêm kỷ cương phép nước, thưởng phạt công minh, chứ không phải đối thoại bằng súng ống như thời chiến.
Trên thế giới hiện tại cũng có quá nhiều tổ chức nhân quyền sống bằng nghề chõ mõm vào chuyện nhà người khác, tôi thấy cũng chỉ là trò vớ vẩn. Bởi khi các địa ngục trần gian mọc lên khắp nơi, họ có đỡ đòn được cho bao chiến sĩ cách mạng từng bị tra tấn tàn khốc không? Họ có ngăn được bom rơi, đạn nổ trên đất nước chúng ta ngày nào không?

Không chỉ chúc mừng TBT Nguyễn Phú Trọng đắc cử, mục đích chính của bài viết, nhà văn Đông La cho rằng, ông chia sẻ với TBT, trước bối cảnh “suy thoái” về chính trị, tư tưởng của một bộ phận không nhỏ trong cán bộ, đảng viên hiện nay, trước diễn biến phức tạp thế giới, trước những ý kiến còn chưa thống nhất về con đường đi của dân tộc, trước việc TBT phải làm sao phát huy vai trò lãnh đạo và nâng cao năng lực giám sát bộ máy Nhà nước để ĐCSVN có thực quyền... trong khi với một con người “tuổi cao, sức khỏe có hạn” vẫn được gửi gắm đảm đương trách nhiệm Tổng Bí thư ĐCSVN thì không thể chỉ “chúc mừng” mà phải chia sẻ gánh nặng. Tôi tin rằng nhà văn Đông La thực sự chân thành khi giãi bày lòng mình rằng: 

Theo lẽ thường người ta thường chúc mừng người ta trước mỗi sự thành công, thành đạt, nên tôi cũng xin chúc mừng sự “thắng cử” của TBT Nguyễn Phú Trọng. Nhưng mọi bữa tiệc đều tàn, không khí lễ hội cũng qua đi, chỉ còn lại gánh nặng đất nước đè trên vai ông. Tất nhiên chỉ “nặng” đối với người có tâm với dân với nước còn với những người coi chiếc ghế để kinh doanh quyền lực thì không. Thực tế chứng tỏ TBT Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn không có điều tiếng về sân sau, sân trước; không móc ngoặc với các nhóm lợi ích này, nhóm lợi ích kia; vợ con, họ hàng ông không lợi dụng quyền lực của ông; nên tôi tin rằng ông tái cử không phải vì tham quyền, cố vị, không vì lợi lộc, mà vì dân, vì nước. Chính vì vậy mới nói trên vai ông giờ đây là gánh nặng đất nước.

Một ý kiến khác cũng từ blog Loa Phường trong bài “Nhân sự Đại hội XII và sự thất bại của đám zân chủ cuội, tuy không trực tiếp ca ngợi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhưng đã đánh giá cao vai trò điều hành, bảo vệ sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng của TBT qua thành công của Đại hội Đảng XII đã khiến những kẻ núp bóng “đấu tranh dân chủ” tẽn tò, thất thố cũng như giải thích cho sự cay cú, hằn học vì thất bại của họ:

Diễn biến công khai, minh bạch trong bầu cử, đề cử, rút lui, bỏ phiếu xem có được rút lui hay không...dường như chỉ có trong nền chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam - ở đó, cá nhân cống hiến và hy sinh vì lợi ích dân tộc, không vì mưu lợi cá nhân từ các lãnh đạo cấp cao này là điều “không tưởng” đối với những não trạng cơ hội, háo danh háo lợi, cuồng tư tưởng thực dụng phương Tây kia. Việc hàng loạt các đồng chí lãnh đạo Đảng đến tuổi nghỉ hưu đều thể hiện lập trường kiên quyết giữ “ngoại lệ” để đồng chí Tổng Bí thư ở lại để duy trì và dìu dắt thế hệ lãnh đạo mới, còn đồng loạt nghỉ hưu, tôn trọng nguyên tắc thể lệ, quy định của Đảng, không nhận đề cử tiếp dù tín nhiệm còn rất cao, chứng tỏ thế hệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước Khóa XI đã làm tròn trách nhiệm với đất nước, dân tộc, nay rút về hậu trường để xây dựng thế hệ lãnh đạo tiếp nối, thể hiện sự tin tưởng giao lại trọng trách cho thế hệ sau...càng khiến dân chúng yên tâm, quý trọng thế hệ trước, ủng hộ thế hệ tiếp nối.

Trở lại với những gửi gắm của nhà văn Đông La vào TBT Nguyễn Phú Trọng, tôi tin rằng, cũng là hy vọng, là niềm tin của đại đa số nhân dân Việt Nam dành cho TBT trong nhiệm kỳ tới “tôi cũng không ảo tưởng chuyện TBT Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử sẽ làm đất nước tiến lên vù vù. Nhưng sau một nhiệm kỳ chắc chắn ông có kinh nghiệm lãnh đạo hơn, ông biết rõ hơn việc gì cần làm và làm như thế nào để đạt hiệu quả hơn. Một nhiệm kỳ với việc hệ trọng là lãnh đạo đất nước dường như là quá ngắn, vì vậy có nhiều cơ sở để tin tưởng vào sự lãnh đạo của TBT Nguyễn Phú Trọng trong nhiệm kỳ kế tiếp này

Võ Khánh Linh

2 comments:

  1. Ông Đông La nói đúng về chuyện chiến tranh Việt Nam không phải vì Liên Xô và Trung Quốc giật dây. Thời cuối 1950, cả LX và TQ đều muốn kềm hãm BCT trong quyết định mở rộng chiến tranh vũ trang. Mao Trạch Đông cho ý kiến đó là cuộc đấu tranh lâu dài không thể hoàn tất trong thế kỷ.

    Còn quan hệ giữa phong trào Cộng Sản ở Việt Nam và Mỹ thì đã trải qua nhiều giai đoạn. Năm 1944-1945, Việt Minh hợp tác với OSS của Mỹ. Vài sĩ quan của tổ chức này là thượng khách ở buổi tuyên ngôn độc lập ở Hà Nội. Chính quyền trứng nước mở liên lạc với chính quyền Mỹ, nhờ giúp đỡ trong việc giữ vững độc lập, nhưng nội các của tổng thống mới Harry Truman quyết định ủng hộ Pháp trở lại vì cần Pháp ủng chính sách Mỹ ở châu Âu. Bởi vậy quan hệ thù địch không phải ảnh hưởng LX và TQ mà từ ý thức hệ chống Cộng của Mỹ và chính sách lập NATO của họ ở Tây Âu.

    ReplyDelete
  2. Các mẫu
    viền iphone 6 plus
    đẹp chất lượng giá rẻ tại Decalsaigon.

    ReplyDelete