Phong phanh
nghe đồn đại ông Nguyên Ngọc đang dự định tổ chức buổi quảng bá cuốn sách “Chiến tranh
không có khuôn mặt phụ nữ”
của tác giả Svetlana Alexievich vừa được vinh danh giải No-bel văn học
2015 nhờ các tác phẩm chống lại chính quyền Putin hay Liên Xô trước đây. Cuốn
sách này ông Nguyên Ngọc dịch từ năm 1987 với nội dung bị các
nhà phê bình Xô Viết coi là có tư tưởng hòa bình chủ nghĩa, tự nhiên chủ nghĩa
và phá hoại hình ảnh anh hùng của người phụ nữ Liên Xô, chỉ được xuất bản sau khi Liên Xô “cải tổ”.
Những buổi giới
thiệu này kiểu này sẽ được các thành viên Văn đoàn độc lập tổ chức tới đây không
ngoài mục đích lăng xê cho “thủ lĩnh” của họ đã có tầm nhìn xa và không ngoài mục
đích ca ngợi lối văn chương tấn công/bài Nga đang được Mỹ, phương Tây cổ vũ.
Xin giới thiệu
một trích đoạn sau đây trong tác phẩm “Chiến tranh không có khuôn mặt phụ nữ”:
“Có một nữ điện báo viên ở trong đơn vị chúng tôi, cô vừa mới sinh
con. Đứa bé đói ... Nó tìm vú mẹ ... Nhưng chính bà mẹ cũng đói, không có sữa,
còn đứa bé thì khóc. Lính càn quét ở gần đây ... có cả chó ... chó mà nghe thấy
thì tất cả sẽ chết. Cả nhóm - khoảng ba mươi người... Bạn hiểu chưa?
Chúng tôi quyết định…
Không ai
dám nói ra mệnh lệnh của người chỉ huy, nhưng chính người mẹ đã đoán được.
Cô ấn cái
bọc gói đứa trẻ vào vũng nước và giữ như thế một lúc… Đứa bé không còn khóc
nữa… Không một tiếng động... Còn chúng tôi thì không dám ngước mắt lên. Không dám
nhìn bà mẹ, cũng không dám nhìn nhau”
Và đây là một đoạn
nữa: “Khi chúng tôi bắt tù binh, chúng tôi dẫn về đội
... Chúng tôi không bắn chúng, chết thế thì dễ quá, chúng tôi giết chúng như
giết lợn, chúng tôi tùng xéo chúng. Tôi đã đến xem ... và đợi! Tôi chờ đợi cho
đến khi sự đau đớn làm cho con ngươi của chúng bắt đầu nổ ...”
Lối viết này chẳng khác mấy so với mấy quyền sách “Nỗi
buồn chiến tranh” của Bảo Ninh hay những tác phẩm chuyên khai thác “mặt trái”,
bản chất “xấu xa” phía sau “huy hiệu anh hùng” của mỗi người lính “Bắc Việt”
trong cuộc chiến tranh chống Mỹ của Dương Thu Hương. Nên nếu như nó bị chính
giới phê bình Nga bài bác vì “phá hoại hình ảnh anh hùng của người phụ
nữ Liên Xô” không ngoa chút nào.
Còn đây là tác phẩm nói về Liên Xô-nước Nga thời kỳ tan
rã trong tác phẩm “Thời đại
Second-hand” cũng của tác giả trên viết
về nước Nga những năm 1990:
“Một bà lão chết. Gia đình - con gái và cháu gái - không có
tiền. Không có một đồng nào. Không những không có tiền làm đám ma, mà con không
có tiền để đưa ra nhà xác. Tiền để trả cho bác sĩ để ông ta viết cho cái giấy
chứng tử cũng không có. Do đó, cô con gái và cô cháu gái phải sống một tuần
trong một căn hộ cùng với người quá cố. Họ tìm cách ướp xác: lau sạch thân thể
bằng muối kali permanganat, phủ lên người bằng một tấm vải ướt và nhét kín các
khe cửa sổ, che cửa đi bằng một cái chăn ướt. Bọn lưu manh cho tiền làm đám ma.
Chúng lấy ngay căn hộ. Hai mẹ con trở thành những người vô gia cư”
Vậy nên dễ hiểu nữ nhà văn này được nhận khá nhiều các
giải thưởng văn học của phương Tây và bị “mất tự do” ở quê hương Belarut. Bình
luận về những tác phẩm này của bà, giới văn chương “dân chủ” như Phạm Nguyên
Trường cho rằng: “Có những tác phẩm đọc rất nặng nề. Có những tác phẩm
làm ta phát khóc. Nhưng cũng có những tác phẩm mà chỉ muốn gấp lại và không bao
giờ mở ra nữa. Các tác phẩm của Svetlana Alexievich có tất cả những phẩm chất
đó. Đấy là những tác phẩm viết về “sự thật nơi chiến hào” mà chúng ta buộc mình
phải biết. Đấy là những tác phẩm viết về đới sống còn khổ hơn là chết. Đấy là
những câu chuyện làm ta phải úp mặt vào gối để không bật ra tiếng khóc. Những số
phận bị nghiền nát và bị đánh cắp. Đọc xong ta sẽ có một trải nghiệm vĩnh viễn
làm thay đổi tất cả, buộc ta phải thanh toán với cái hiện thực đó.” Còn lý do trao
giải Bobel Văn học cho bà này được diễn tả “"vì lối viết phức điệu, một tượng đài tưởng
niệm sự thống khổ và lòng can đảm trong thời đại của chúng ta".”
Còn đây là phản ứng của chính quyền, giới “đấu tranh dân
chủ” ở Nga và truyền thông phương Tây sau khi bà này nhận giải No-bel văn học
2015:
“Việc
Alexievich chỉ trích giới lãnh đạo hiện tại ở Nga và các chính sách của họ, nhất
là việc sáp nhập Krimea vào Nga đã làm cho các viên chức Nga im lặng không phản
ứng gì về giải Nobel Hòa bình năm nay [9];
Nhà báo thân chính quyền Dmitry Smirnov: "Bà được trao giải thưởng vì sự
thù ghét đối với nước Nga"; Nhà báo độc lập Nga Oleg Kashin nói trên đài
truyền thanh Ekho Moskvy: " Bà đại diện cho thế giới Nga không có Putin:
Thế giới của ngôn ngữ và văn chương Nga, mà đối lập với chính phủ Nga. Giải thưởng
Nobel đã cho chúng tôi một lãnh tụ tinh thần." [11]
Theo báo The Moscow Times, cả thế giới văn học Nga vui mừng. Dmitry Bykov, một
nhà văn và nhà phê bình thành đạt nhất ở Nga, nói với đài truyền thanh Ekho
Moskvy, rằng những tác phẩm Alexiyevich đại diện cho thế giới người Nga, chỉ
không cho thế giới Nga mà loan truyền trên truyền hình. Không phải thế giới của
xâm lược, dối trá và theo chủ nghĩa sô vanh, mà là thế giới của những tranh đấu
cho sự thật, một thế giới tử tế và nhân bản, một thế giới của lòng nhân đạo."
[9]”
Còn đây là quan điểm của tác giả khi viết các tác phầm
chống lại nước Nga hiện nay, giúp bà được giải thưởng Nobel vào thời điểm “thiên
thời địa lợi” dù nhiều năm trước, bà từng được đề cử giải thưởng này nhưng đều
bị loại:
“Nói về nước Nga dưới thời Tổng
thống Vladimir Putin: "Tôi yêu thế giới Nga, nhưng là thế giới Nga tử tế,
nhân văn,". "Tôi không yêu Beria, Stalin, Putin..., họ đã hạ thấp giá
trị của nước Nga" bà nhấn mạnh.[16]. Về người Nga và người Belarus: Họ đã tự
chọn quay trở lại với một chế độ chuyên chế, cho nên thay đổi người lãnh đạo
không làm thay đổi những mâu thuẫn với phương Tây... Mỗi người Nga là một
Putin". Ở phía Đông (châu Âu) người ta "đã lừa gạt người dân 70 năm
trời và sau đó lấy đi thêm 20 năm nữa". Vấn đề này làm cho ở Nga và
Belarus "sinh ra những con người rất hung hăng, rất nguy hiểm cho thế giới".[19]”
Đến đây là ta đã đủ hiểu vì sao bà nữ nhà văn này được
ông Nguyên Ngọc ưu ái, dịch tác phẩm từ những năm 1987 đến vậy, và vì sao ông
Nguyên Ngọc và các hậu bối trong “Văn đoàn độc lập” của ông “ăn mừng” và chia
sẻ “hạnh phúc” với nhau về “tầm nhìn xa” của mình cũng xem như giải thưởng
Nobel dành cho tác giả “bài Nga hiện nay” như chính giải thưởng Nobel thế giới
vinh danh cho chính mình vậy.
Nếu như giới đối lập ở Nga suy tôn, giải thưởng Nobel văn học 2015 dành cho bà Alexievich đem lại cho họ "lãnh tụ tinh thần" thì phải chăng ông Nguyên Ngọc cho rằng, giải thưởng này cũng quảng bá sản phẩm mà ông đã kỳ công dịch, phát hành từ năm 1987, góp phần tạo nên lớp "Văn đoàn độc lập" hiện nay, thì chẳng khác nào, chứng tỏ tầm nhìn của một "lãnh tụ tinh thần" Nguyên Ngọc, suy tôn sản phẩm văn học mà ông đã cất công truyền bá góp phần tạo dựng nên lớp nhà văn đối lập, thoát ly Hội nhà văn Việt Nam hiện nay của ông, phán xét lại cuộc chiến tranh chống Mỹ của dân tộc đồng nghĩa với việc phán xét lại "vai trò lãnh đạo" của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đất nước hiện nay.
Nếu như giới đối lập ở Nga suy tôn, giải thưởng Nobel văn học 2015 dành cho bà Alexievich đem lại cho họ "lãnh tụ tinh thần" thì phải chăng ông Nguyên Ngọc cho rằng, giải thưởng này cũng quảng bá sản phẩm mà ông đã kỳ công dịch, phát hành từ năm 1987, góp phần tạo nên lớp "Văn đoàn độc lập" hiện nay, thì chẳng khác nào, chứng tỏ tầm nhìn của một "lãnh tụ tinh thần" Nguyên Ngọc, suy tôn sản phẩm văn học mà ông đã cất công truyền bá góp phần tạo dựng nên lớp nhà văn đối lập, thoát ly Hội nhà văn Việt Nam hiện nay của ông, phán xét lại cuộc chiến tranh chống Mỹ của dân tộc đồng nghĩa với việc phán xét lại "vai trò lãnh đạo" của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đất nước hiện nay.
Võ Khánh Linh
"Tôi không yêu Beria, Stalin, Putin..., Ba nhân vật này đã cứu Nga khỏi bị xóa sổ bởi tài phiệt quốc tế - Judar!
ReplyDeleteÔng ấy chỉ là văn học thôi, không phải vì hòa bình. Một nhà văn viết những tác phẩm chống lại quốc gia một cách mạnh mẽ. Không hiểu sao Nguyên Ngọc lại có thẻ cố xúi cho điều đó
ReplyDelete