Friday, July 26, 2024

Lại một báo cáo mang "tiêu chuẩn kép"!

 

Vừa qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố phúc trình thường niên về nạn buôn người trên thế giới năm 2024 hay còn gọi là Báo cáo TIP. Bản báo cáo này xếp Việt Nam ở nhóm 2, là các quốc gia chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn (chống buôn người) nhưng đang có những nỗ lực đáng kể để đạt được điều đó. Bản báo cáo này ghi nhận Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp như tăng cường điều tra, truy tố và kết án các vụ buôn người, cũng như hỗ trợ nạn nhân. Tuy nhiên, vẫn như các luận điệu trước đó, Hoa Kỳ cho rằng Việt Nam “chưa xử lý nghiêm khắc với các tội phạm liên quan”, “chưa có các biện pháp đầy đủ và nhất quán trong việc xác định nạn nhân”...



Một trong những nội dung chỉ trích trọng tâm, được các tổ chức phi chính phủ (NGO), các đài báo chống phá nhà nước sử dụng để lên án mạnh mẽ nhất là luận điệu Việt Nam “không điều tra các quan chức chính phủ đồng lõa với tội phạm buôn người”. Tuy nhiên báo cáo không đưa ra một bằng chứng cụ thể liên quan việc có sự “đồng lõa” của các quan chức chính trị với tội phạm buôn người.

Nếu xét theo trường hợp này, chắc hẳn Hoa Kỳ không quên thể vụ bê bối mua bán tình dục phụ nữ và kinh tởm hơn là trẻ em vị thành niên vào năm 2019. Tháng 7 năm 2019, Jeffrey Epstein, một tỷ phú và nhà tài chính người Mỹ đã bị bắt vì các cáo buộc điều hành một mạng lưới buôn bán tình dục trong nhiều năm. Chỉ một tháng sau, Epstein được phát hiện đã tử vong trong phòng giam của mình. Tuy nhiên, cái chết của Epstein đã gây ra nhiều tranh cãi và thuyết âm mưu, bởi cựu Tổng thống Bill Clinton và Hoàng tử Andrew của Anh đã bị nhắc đến trong các tài liệu và báo cáo liên quan đến Epstein nên dư luận cho rằng, cái chết của Epstein là nhằm bịt đầu mối. Kết quả cuối cùng, không có quan chức chính phủ của Hoa Kỳ nào bị điều tra, hai nhân viên trại giam cũng chỉ bị cáo buộc là không tuân thủ đúng quy trình giám sát, dẫn đến cái chết của Epstein. 

Nếu dựa trên cáo buộc Việt Nam “không điều tra quan chức chính phủ đồng lõa với tội phạm” mà không có chứng cứ gì để xếp Việt Nam vào nhóm 2 của báo cáo TIP thì trường hợp của Hoa Kỳ còn tệ hơn cả như vậy, bởi vụ án Jeffrey Epstein có các tài liệu nhắc tới các nhân vật chính trị nổi tiếng nhưng các cơ quan thực thi pháp luật thậm chí không dám động tới một sợi lông chân của họ. Lúc này mới nhẽ, Công Lý hoá ra là một nghệ sĩ đang ở Việt Nam.

Ở trường hợp khác, vào năm 2021, các nhà chức trách Hoa Kỳ đã bắt giữ một số nghi phạm bóc lột lao động nhập cư trong ngành nông nghiệp xảy ra tại Georgia. Đây là vụ án tiêu biểu về buôn bán lao động hiện đại ở Hoa Kỳ, các nạn nhân bị buộc phải làm việc trong điều kiện không an toàn, bị lạm dụng về thể chất và tâm lý, và bị giam giữ trong những nơi ở tồi tàn. Họ cũng bị tịch thu giấy tờ, và thường xuyên bị đe dọa nếu cố gắng trốn thoát hoặc phản kháng.. Nạn nhân chủ yếu là người nhập cư đến từ Mexico và các quốc gia Mỹ Latinh khác. Họ bị lừa đảo với lời hứa về việc làm hợp pháp tại Hoa Kỳ, nhưng sau đó bị ép buộc làm việc trong các trang trại trồng hành, dưa và các loại cây trồng khác tại bang Georgia trong điều kiện rất khắc nghiệt.

Một trong những điều kiện để loại hình tội phạm bóc lột sức lao động diễn ra là đến từ Chương trình lao động thời vụ H-2A và H-2B của Hoa Kỳ, nó được thiết kế để cung cấp lao động tạm thời cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp ở Hoa Kỳ khi không có đủ lao động trong nước. Mexico và các nước Mỹ-Latinh do có khoảng cách địa lý gần với Hoa Kỳ nên là lực lượng chủ yếu của các chương trình này. Qua đó, các tổ chức tội phạm buôn người, các chủ doanh nghiệp lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin và những hứa hẹn việc làm lương cao đã lừa các nạn nhân sang Hoa Kỳ làm việc rồi bóc lột sức lao động, lạm dụng họ.

Điều này cũng tương tự một số người dân Việt Nam vì tin vào những hứa hẹn việc làm lương cao mà tới Campuchia, Philippines làm việc. Tuy nhiên về lý mà nói thì những quốc gia như Việt Nam hay Mexico trong trường hợp này là nạn nhân, người dân bị lừa đảo vì thiếu nhận thức, các cơ quan quản lý rất khó có thể “xác định được ai là nạn nhân” bởi công dân xuất cảnh hợp pháp. Trong khi đó, Campuchia, Philippines, Hoa Kỳ mới là những quốc gia phải có trách nhiệm cao nhất trong việc này khi không làm tốt vai trò quản lý, giám sát quá trình sử dụng lao động của các tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt động trong nước. 

Tất cả những minh chứng trên cho thấy, Hoa Kỳ thậm chí còn không thực hiện tốt việc chống lại nạn buôn người, đặc biệt là mua bán tình dục. FBI và chính quyền các bang thực hiện các chiến dịch như “Operation Independence Day”, “Operation Stolen Innocence” để ngăn chặn nạn bóc lột tình dục, sản xuất nội dung khiêu dâm bất hợp pháp trong nhiều năm qua. Nhưng kết quả không những giảm thiểu nạn này mà mức độ vi phạm ngày càng nghiêm trọng, được thực hiện bởi những nhân vật nổi tiếng, có liên quan tới nhiều quan chức Chính phủ và phạm vi phạm tội mở rộng ra ngoài biên giới Hoa Kỳ.

Cho nên Hoa Kỳ không đủ tư cách để phán xét, lên án bất kỳ quốc gia nào trong nỗ lực chống lại nạn buôn người. Hoặc Hoa Kỳ cần phải đánh giá một cách công bằng, dựa trên điều kiện cụ thể của từng quốc gia và ngừng sử dụng các tiêu chuẩn kép để lên án, chỉ trích các quốc gia khác. Như vậy mới đúng với những gì mà Hoa Kỳ đã tuyên bố trong những nỗ lực chống buôn người trên phạm vi toàn cầu.


Phía sau Báo cáo buôn người hàng năm của Chính phủ Hoa Kỳ

Báo cáo Buôn người (Trafficking in Persons Report - TIP) của Hoa Kỳ là một công cụ chính sách quan trọng do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố hàng năm, nhằm đánh giá nỗ lực chống buôn người của các quốc gia trên toàn thế giới. Báo cáo này được quảng bá là một phần của nỗ lực toàn cầu nhằm chống lại nạn buôn người, mục tiêu hướng tới là thúc đẩy các quốc gia cải thiện luật pháp và chính sách liên quan đến buôn người, đồng thời nâng cao nhận thức về vấn đề này trên toàn cầu. Báo cáo cũng là cơ sở để Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp ngoại giao, kinh tế, hoặc viện trợ, tùy thuộc vào sự hợp tác của các quốc gia trong việc chống buôn người.



TIP được chia ra làm 3 nhóm: Nhóm 1 là các quốc gia đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn tối thiểu trong việc phòng chống buôn người; Nhóm 2 là các quốc gia chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nhưng đang có những nỗ lực đáng kể để đạt được điều đó; Nhóm 3 là các quốc gia không đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu và không có nỗ lực đáng kể trong việc chống buôn người. Bên cạnh đó còn có danh sách theo dõi là các quốc gia ở nhóm 2 có nguy cơ tụt xuống nhóm 3.

Mặc dù vậy, ngay cả khi các quốc gia đáp ứng đầy đủ hệ thống pháp lý, chính sách liên quan việc chống lại nạn buôn người, nhưng không phải đồng minh và nằm trong sự kiểm soát lợi ích của Hoa Kỳ thì cũng không được TIP đánh giá tích cực. Dễ thấy các quốc gia thuộc nhóm 1 trong báo cáo TIP đều là đồng minh của Hoa Kỳ, ngay cả khi quốc gia có tình trạng cưỡng bức lao động, cưỡng bức tình dục, buôn bán người rất phức tạp nhằm phục vụ cho các ổ mại dâm, cờ bạc online có tầm cỡ châu lục như Philippines cũng được xếp vào nhóm 1. Và đương nhiên, các quốc gia thuộc nhóm 2 trở xuống dễ đoán bao gồm các quốc gia mà Hoa Kỳ không thể kiểm soát, chi phối và nhóm 3 chắc chắn không cần xem danh sách cũng biết sẽ có Nga, Trung Quốc - những quốc gia đối lập lợi ích với Hoa Kỳ.

Báo cáo TIP thực chất chỉ là một đòn bẩy chính trị, cung cấp cho Hoa Kỳ một công cụ để gây áp lực lên các quốc gia khác nhằm thực hiện các thay đổi trong chính sách và hành động của họ liên quan đến buôn người. Các quốc gia bị xếp hạng thấp có thể đối mặt với các biện pháp trừng phạt, như cắt giảm viện trợ hoặc hạn chế hợp tác kinh tế. 

Báo cáo TIP thiết lập một tiêu chuẩn mà các quốc gia khác phải tuân theo nếu họ muốn được xếp hạng cao trong danh sách. Điều này tạo ra một hình thức áp lực ngoại giao mà không cần sử dụng các biện pháp cứng rắn như quân sự hay trừng phạt kinh tế. Thông qua việc công bố báo cáo TIP, Hoa Kỳ cũng có thể thúc đẩy sự hợp tác với các tổ chức quốc tế và các quốc gia con nhang, đệ tử khác nhằm gây sức ép cho các quốc gia còn lại. 

Như chúng ta đã biết, kể từ sau khi Liên Xô và hệ thống Xã hội Chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, Hoa Kỳ đã cố gắng thiết lập một trật tự thế giới đơn cực, nhằm chi phối toàn bộ thế giới. Báo cáo TIP hay các báo cáo khác của Hoa Kỳ cũng là một cách để Hoa Kỳ thể hiện vai trò lãnh đạo toàn cầu, củng cố vị thế của mình như một quốc gia bảo vệ các giá trị nhân quyền, từ đó tăng cường ảnh hưởng đối với các quốc gia khác.

Các chính trị gia của Hoa Kỳ cũng xem các báo cáo này như một món ăn khoái khẩu để tìm kiếm sự ủng hộ, tạo ra niềm tin đối với cử tri, các tổ chức xã hội và các tập đoàn tài phiệt trong nước, nó thể hiện ở 2 khía cạnh: Thứ nhất, người dân Hoa Kỳ cảm thấy khó chịu và bất an trước luồng di cư bất hợp pháp từ quốc khác gia, kéo theo đó là các tội phạm xuyên quốc gia, đặc biệt là khủng bố. Nên việc thông qua báo cáo TIP, các chính trị gia Hoa Kỳ có thể dựa vào đó để cam kết thực hiện các biện pháp ngăn chặn người di cư nếu trúng cử; Thứ hai, Hoa Kỳ có một bộ phận dân tị nạn, đã từng là con rối của mình trong các cuộc chiến tranh xâm lược các quốc gia khác trước đây. Nên các chính trị gia Hoa Kỳ cần thực hiện những báo cáo nhân quyền, tự do tôn giáo, buôn người sai lệch về quê hương của họ để có thể tranh thủ được sự ủng hộ từ bộ phận cử tri này.

Dĩ nhiên không thể phủ nhận rằng, báo cáo TIP cũng góp phần thúc đẩy sự hợp tác của các quốc gia trong việc chống buôn người, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong công cuộc chống lại nạn buôn người. Tuy nhiên về bản chất thì TIP là một công cụ để Hoa Kỳ gây áp lực lên các quốc gia khác, từ đó buộc các quốc gia khác phải thực hiện các thỏa thuận, mong muốn của mình.

Báo cáo tình hình buôn người năm 2024 của Chính phủ Hoa Kỳ: cần phải dựa trên bối cảnh thực tế, không nên áp đặt!

 

Chính phủ Hoa Kỳ tự cho mình vai trò như cảnh sát quốc tế, chấm điểm, phân loại, đánh giá rồi áp đặt tiêu chí về vấn đề nhân quyền của mình đối với các quốc gia trên toàn cầu, mục đích cuối cùng dùng nó để can thiệp vào nội bộ quốc gia khác, đạt lợi ích cao nhất cho mình cả về chính trị, kinh tế. Một trong những mục tiêu chiêu bài này là vấn đề phòng chống buôn người, thể hiện qua báo cáo tình hình buôn người hàng năm của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Báo cáo tình hình buôn người năm 2024 của Chính phủ Hoa Kỳ là một phần của nỗ lực toàn cầu nhằm đối phó với vấn nạn buôn người, với mục tiêu chính là đánh giá và phân loại các quốc gia dựa trên sự cam kết và kết quả trong việc chống lại tình trạng này. Báo cáo phân các quốc gia thành các nhóm từ Nhóm 1 đến Nhóm 3, tùy theo mức độ tuân thủ các tiêu chuẩn tối thiểu về phòng, chống buôn người theo giá trị của Hoa Kỳ.



Mặc dù mục đích của báo cáo này là đáng ghi nhận, việc đánh giá và phân loại các quốc gia, bao gồm cả Việt Nam, đã tạo ra nhiều tranh cãi và quan điểm trái chiều. Tuy nhiên bản báo cáo tồn tại rất nhiều hạn chế, thiếu sót và sự thiếu khách quan trong phương pháp đánh giá cũng như cách tiếp cận của báo cáo.

Một trong những điểm gây tranh cãi lớn nhất liên quan đến Báo cáo tình hình buôn người của Hoa Kỳ là phương pháp đánh giá mà báo cáo sử dụng. Báo cáo dựa trên các tiêu chuẩn và quy định của Hoa Kỳ để đánh giá tình hình buôn người tại các quốc gia khác, mà không thực sự xem xét đến bối cảnh văn hóa, kinh tế, xã hội và pháp lý của từng quốc gia đó. Việc áp dụng một bộ tiêu chuẩn chung cho tất cả các quốc gia có thể dẫn đến những đánh giá thiếu chính xác và không công bằng.

Việt Nam, như nhiều quốc gia khác, có hệ thống pháp luật và quy trình hành chính riêng biệt. Việc áp dụng các tiêu chuẩn của Hoa Kỳ để đánh giá hiệu quả chống buôn người tại Việt Nam có thể không phản ánh đúng thực tế, vì nó không xem xét đến các yếu tố như trình độ văn hoá, điều kiện kinh tế, mức độ phức tạp khu vực biên giới…

Chẳng hạn việc nhập cảnh, xuất cảnh qua Việt Nam - Lào - Campuchia nói riêng và khu vực Asean nói chung ít phức tạp hơn, linh hoạt hơn do quan hệ hữu nghị, chính sách song phương. Các bên đều có thoả thuận miễn thị thực, thủ tục đơn giản, người dân khu vực biên giới chỉ cần giấy thông hành. Thêm nữa đặc điểm địa hình khu vực biên giới giữa các nước nhiều rừng rậm, đường mòn, lối mở khó kiểm soát. Điều đó dẫn tới việc người dân các nước dễ dàng đi lại. 

Các quốc gia hàng xóm cũng là những nơi có các tụ điểm phức tạp, chẳng hạn điểm nóng về tội phạm ma tuý khu vực Tam Giác Vàng tại Lào; các tụ điểm casino, cờ bạc online ở Campuchia. Bên cạnh đó “sức đề kháng” trước những thông tin tuyển dụng “việc nhẹ, lương cao” của người Việt còn hạn chế, nên nhiều người Việt vượt biên, bị lừa vào làm việc, bị cưỡng ép, bóc lột sức lao động cho các tổ chức tội phạm đó. 

Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, do sự phát triển của ngành công nghiệp phim khiêu dâm và có chung đường biên giới với Mexico - một trong những quốc gia có tỉ lệ buôn bán tình dục cao nên Hoa Kỳ cũng được xếp vào danh sách các quốc gia có vấn đề buôn bán tình dục nghiêm trọng cần được giám sát chặt chẽ. Báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và UNODC (Văn phòng Liên Hợp Quốc về Ma túy và Tội phạm) đều xác nhận rằng Hoa Kỳ là một trong những quốc gia có vấn đề buôn bán tình dục nghiêm trọng, đặc biệt là liên quan đến phụ nữ và trẻ em. Các báo cáo nhấn mạnh rằng mặc dù có các quy định pháp lý và biện pháp bảo vệ, nạn nhân của buôn bán tình dục vẫn bị khai thác trong các ngành công nghiệp tình dục thương mại. Theo dữ liệu từ Đường dây nóng Quốc gia về Buôn người, trong năm 2021, Hoa Kỳ có hơn 10.000 báo cáo về các vụ buôn bán người, trong đó phần lớn liên quan đến buôn bán tình dục. Năm 2021, có khoảng 668 cuộc điều tra liên bang về buôn người, với phần lớn trong số này (613 vụ) liên quan đến buôn bán tình dục.

Đó là những khó khăn và thách thức mà không quốc gia nào muốn đối mặt cả và để ngăn chặn được tội phạm buôn người không chỉ cần có hệ thống pháp lý chặt chẽ, nỗ lực của Chính phủ và lực lượng thực thi pháp luật mà còn là cả giáo dục nhận thức, nâng cao chất lượng sống cho người dân, đảm bảo việc làm.

Việt Nam có đầy đủ hệ thống pháp lý được quy định tại Điều 150 và Điều 151 Bộ Luật Hình sự liên quan đến các hành vi mua bán người và mua bán trẻ em. Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011: Tập trung vào các biện pháp phòng ngừa, bảo vệ nạn nhân và xử lý tội phạm. Luật Lao động: Quy định về điều kiện lao động nhằm bảo vệ người lao động khỏi bị bóc lột.

Như vậy, Việt Nam cũng như Hoa Kỳ đều có các biện pháp pháp lý mạnh mẽ và nỗ lực phối hợp để chống lại nạn buôn người. Tuy nhiên, không phủ nhận là Việt Nam đang gặp những thách thức và vấn đề cần đối mặt trong cuộc chiến chống buôn người, nhưng cần nhấn mạnh rằng mỗi quốc gia đều có những điều kiện riêng biệt cần được xem xét khi đánh giá. Chỉ khi có sự thấu hiểu và tôn trọng đối với bối cảnh văn hóa, xã hội và pháp lý của từng quốc gia, chúng ta mới có thể đạt được những tiến bộ thực sự trong cuộc chiến chống buôn người trên toàn cầu.


Tuesday, July 23, 2024

Nhiều quốc gia từng lên án Hoa Kỳ sử dụng USCIRF như công cụ sức mạnh mềm can thiệp quốc gia khác

 


Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ do USCIRF thực hiện năm 2023  đã đưa vào danh sách khuyến nghị đưa các quốc gia vào Danh sách các quốc gia đặc biệt quan ngại (CPC- là các quốc gia mà chính phủ tham gia hoặc dung túng cho các hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo “đặc biệt nghiêm trọng”, chẳng hạn như tra tấn hoặc giam giữ kéo dài mà không cần xét xử) và Danh sách theo dõi đặc biệt (SWL dành cho các quốc gia mà chính phủ tham gia hoặc dung túng cho các hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo “nghiêm trọng” đang diễn ra và nghiêm trọng). Ngoài các nhóm này, báo cáo còn bao gồm các khuyến nghị của USCIRF về các tác nhân phi nhà nước bạo lực để Bộ Ngoại giao chỉ định là “các thực thể đáng quan ngại đặc biệt” (EPC).

Trong báo cáo năm nay, USCIRF khuyến nghị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ định 17 quốc gia là CPC. Mười quốc gia trước đây đã được chỉ định là CPC: Miến Điện, Trung Quốc, Cuba, Eritrea, Iran, Nicaragua, Bắc Triều Tiên, Pakistan, Nga, Ả Rập Xê Út, Tajikistan và Turkmenistan. Năm quốc gia khác cũng được khuyến nghị thêm vào: Afghanistan, Ấn Độ, Nigeria, Syria và Việt Nam.

 Báo cáo cũng khuyến nghị đưa 11 quốc gia vào SWL. Hai quốc gia—Algeria và Cộng hòa Trung Phi (CAR)—trước đây đã được đưa vào danh sách. Chín quốc gia khác được khuyến nghị đưa vào là Azerbaijan, Ai Cập, Indonesia, Iraq, Kazakhstan, Malaysia, Sri Lanka, Thổ Nhĩ Kỳ và Uzbekistan.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đệ trình báo cáo thường niên này lên Quốc hội theo quy định tại mục 102(b) của Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 1998 (PL 105-292), đã được sửa đổi. Báo cáo này bao gồm giai đoạn từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12 năm 2023.

Đại sứ quán Hoa Kỳ chuẩn bị bản thảo ban đầu của các chương quốc gia dựa trên thông tin từ các viên chức chính phủ, nhóm tôn giáo, tổ chức phi chính phủ, nhà báo, giám sát viên nhân quyền, học giả, phương tiện truyền thông và những người khác. Văn phòng Tự do Tôn giáo Quốc tế, có trụ sở tại Washington, hợp tác thu thập và phân tích thông tin bổ sung, dựa trên các cuộc tham vấn của mình với các viên chức chính phủ nước ngoài, các nhóm tôn giáo trong nước và nước ngoài và các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức đa phương và quốc tế và khu vực khác, các nhà báo, chuyên gia học thuật, lãnh đạo cộng đồng và các tổ chức chính phủ Hoa Kỳ có liên quan khác.

Nguyên tắc chỉ đạo của Bộ Ngoại giao là đảm bảo rằng tất cả thông tin có liên quan được trình bày một cách khách quan, toàn diện và công bằng nhất có thể. Tuy nhiên, động cơ và độ chính xác của các nguồn khác nhau và Bộ Ngoại giao không thể xác minh độc lập tất cả thông tin có trong các báo cáo. Trong phạm vi có thể, các báo cáo sử dụng nhiều nguồn để tăng tính toàn diện và giảm khả năng thiên vị. Quan điểm của bất kỳ nguồn cụ thể nào không nhất thiết là quan điểm của chính phủ Hoa Kỳ. Báo cáo được thiết kế để làm nổi bật các ví dụ về hành động của chính phủ và xã hội tiêu biểu và làm sáng tỏ các vấn đề được báo cáo ở mỗi quốc gia. Việc đưa vào hoặc bỏ sót cụ thể không được hiểu là tín hiệu cho thấy một trường hợp cụ thể có tầm quan trọng lớn hơn hay nhỏ hơn đối với chính phủ Hoa Kỳ hoặc trường hợp đó là ví dụ duy nhất có sẵn. Thay vào đó, mục tiêu là làm sáng tỏ bản chất, phạm vi và mức độ nghiêm trọng của các hành động tác động đến quyền tự do tôn giáo thông qua các ví dụ minh họa.

Thoạt nghe cách thức tập hợp, phân loại như trên có vẻ khách quan, tuy nhiên, nhìn một cách có hệ thống, sẽ thấy ngay sự thiên vị, ác cảm của báo cáo đối với các quốc gia không “phụ thuộc”, “lệ thuộc”, “thuần phục” Hoa Kỳ. vậy nên báo chí Ấn Độ, Trung Quốc và nhiều nước khác đã từng không ít lần công khai lên án Chính phủ Hoa Kỳ thông qua cơ chế USCIRF như công cụ mềm nhằm can thiệp vào nội bộ các quốc gia khác.

Vậy nên không có gì lạ khi Ấn Độ từng khiến Hoa Kỳ bày tỏ "thất vọng" nhiều lần trước quyết định không cấp thị thực cho các thành viên của USCIRF bất chấp quan hệ ngoại giao, đối tác thương mại, chính trị chiến lược giữa 2 nước này.
Lý giải lý do, Ấn Độ cho rằng Hoa Kỳ từ lâu đã cố gắng sử dụng sức mạnh mềm của mình, đặc biệt là hệ thống giá trị của mình, để tác động đến các vấn đề nội bộ của các quốc gia khác. Tuy nhiên, so với các quốc gia khác, văn hóa phương Tây có ít ảnh hưởng đến New Delhi, khiến Washington thất vọng khi  New Delhi quyết tâm chống lại sự xâm nhập văn hóa phương Tây do Hoa Kỳ lãnh đạo

Quyết liệt hơn Ấn Độ, Trung Quốc từng thẳng thừng tuyên bố cấm nhập cảnh Trung Quốc, Hồng Kong, Ma Cao đối với một số nhân viên USCIRF

Mặc dù tại Hoa Kỳ, nơi tôn giáo tách biệt với chính trị, USCIRF có thể không đại diện cho lập trường của chính phủ, nhưng đây là một phần trong chiến lược của Nhà Trắng nhằm sử dụng sức mạnh mềm của mình, bao gồm cả tôn giáo, để gây ảnh hưởng và thậm chí lật đổ các chế độ khác.

 

Thursday, July 18, 2024

Vì sao Việt Nam khẳng định báo cáo của USCIRF về tự do tôn giáo thiếu khách quan, một chiều?

 


Trong báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế năm nay, USCIRF tiếp tục khuyến nghị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ định 17 quốc gia vào danh sách CPC. Mười quốc gia trước đây đã được chỉ định là CPC: Miến Điện, Trung Quốc, Cuba, Eritrea, Iran, Nicaragua, Bắc Triều Tiên, Pakistan, Nga, Ả Rập Xê Út, Tajikistan và Turkmenistan. Năm quốc gia khác cũng được khuyến nghị thêm vào: Afghanistan, Ấn Độ, Nigeria, Syria và Việt Nam.

Có thể nói, bất chấp việc Việt Nam mời đoàn USCIRF vào Việt Nam khảo sát năm 2023, cử phái đoàn tôn giáo sang Mỹ trao đổi quan điểm, tình hình tôn giáo Việt Nam, nhưng báo cáo của USCIRF vẫn không có thay đổi gì về cách thức tiếp cận, ngôn ngữ, lối suy diễn, sự áp đặt như mọi báo cáo trước đó.

Qua đó cho thấy, dù Việt Nam có thiện chí đến đâu, nhưng việc Việt Nam vẫn kiên quyết giữ vững đường lối độc lập về ngoại giao, quốc phòng, không “hòa nhập, hội nhập” với các giá trị của Hoa Kỳ thì chừng đó USCIRF và cách sản xuất các loại báo cáo nhân quyền, tôn giáo…vẫn như cũ!

PGS.TS. Nguyễn Phú Lợi, Viện Tôn giáo và Tín ngưỡng của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh từng thẳng thắn vạch trần động cơ của các báo cáo của USCIRF là nhằm vào 2 ý đồ:

Thứ nhất là , họ bóp méo mô hình quản lý tôn giáo theo cơ chế đăng ký tại Việt Nam, khi mơ hồ cho rằng tôn giáo phải đăng ký theo Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo với “quy định mơ hồ cho phép tự do hoạt động tôn giáo vì lợi ích an ninh quốc gia, đoàn kết xã hội và yêu cầu phức tạp đối với các nhóm tôn giáo phải đăng ký với chính quyền; quy định về việc Chính quyền kiểm soát hoạt động tôn giáo và hạn chế quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”.

Thứ hai, bằng những luận điệu xuyên tạc, vu khống, vu cáo “đàn áp tôn giáo” ở Việt Nam, vì họ dựa vào một số phần tử tôn giáo cực đoan lợi dụng tôn giáo để chống Nhà nước Việt Nam và đã bị kết án tù theo Bộ luật Hình sự.

Trên thực tế, mỗi quốc gia có cách quản lý hoạt động tôn giáo riêng phù hợp với truyền thống và hoàn cảnh thực tế của mình, và quản lý hoạt động tôn giáo thông qua đăng ký là hình thức phổ biến, phù hợp và thiết thực ở nhiều quốc gia như Pháp, Bulgaria, Ba Lan, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc... Do đó, mỗi quốc gia có những yêu cầu riêng về điều kiện và hình thức đăng ký tư cách pháp nhân của tổ chức tôn giáo. Việc Việt Nam lựa chọn đăng ký làm mô hình quản lý là hợp lý và phù hợp với thực tế của đất nước.

Luật pháp Việt Nam đã đặt ra những điều kiện cụ thể để công nhận các tổ chức tôn giáo, không cản trở quyền tự do tôn giáo. Tất cả các tôn giáo đáp ứng các điều kiện về thời gian hoạt động, nhân sự, địa điểm, hiến chương, điều lệ, tôn chỉ, mục đích, v.v. đều được công nhận. Theo Luật Tín ngưỡng và Khu vực, việc quản lý tôn giáo được thực hiện và phân cấp tùy theo phạm vi hoạt động của các tổ chức tôn giáo. Một số tổ chức hoạt động trên toàn quốc như Phật giáo, Công giáo và Tin lành; một số tổ chức hoạt động tại một số địa phương nhất định như Phật giáo Hòa Hảo, Bà La Môn giáo, v.v. (Như vậy, để phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, cơ chế đăng ký và quản lý hoạt động tôn giáo dựa trên hai yếu tố, thứ nhất là hình thức đăng ký và thứ hai là quy mô hoạt động. Chiến lược quản lý này tương tự như nhiều quốc gia khác được luật pháp quốc tế công nhận). Các điều khoản và điều kiện không được đặt ra để hạn chế hoặc cản trở quyền tự do tôn giáo như USCIRF tuyên bố.

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam được pháp luật bảo đảm, bảo vệ và thực thi trên thực tế thông qua hệ thống pháp luật toàn diện về tôn giáo, trong đó có Hiến pháp năm 2013, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 là công cụ pháp lý bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân.

Số lượng tín đồ tôn giáo đã tăng từ 15 triệu người vào năm 1997 (hơn 20 phần trăm dân số) lên gần 27 triệu người (hơn 27 phần trăm) vào năm 2021.  Các hoạt động tín ngưỡng và tôn giáo diễn ra sôi động ở các địa phương, cộng đồng và các tầng lớp xã hội khác nhau, đặc biệt là vào đầu các lễ hội năm mới và các nghi lễ truyền thống. Các tín đồ thường xuyên thực hành các hoạt động tôn giáo tại nhà và các nơi thờ cúng theo nghi lễ truyền thống của từng tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo đã tăng cường hoạt động của mình với nhiều nghi lễ quy mô lớn và kéo dài, thu hút không chỉ tín đồ mà cả những người không theo tôn giáo. Hơn nữa, số lượng tôn giáo đã đăng ký liên tục tăng, nhiều cơ sở thờ tự đã được xây dựng hoặc cải tạo trên khắp cả nước để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của tín đồ. Số lượng ấn phẩm tôn giáo đã được tăng lên. …Dữ liệu trên mô tả chứng minh rõ ràng về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo tại Việt Nam cũng như chính sách tôn giáo đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Tất cả những sự thật rõ ràng này đóng vai trò là lời khiển trách đối với sự bóp méo của các thế lực thù địch, bao gồm cả USCIRF.-

 


Friday, July 12, 2024

So sánh khảo sát “Việt Nam là điểm đến lý tưởng, đứng đầu 53 điểm đến dành cho người nước ngoài” và những báo cáo nhân quyền.

 


Vừa qua có hàng loạt báo cáo nhân quyền của Mỹ, EU và một số tổ chức quốc tế về Việt Nam khiến dư luận quốc tế thiếu hiểu biết có cái nhìn bi quan, tiêu cực, đen tối về tình hình chính trị-xã hội Việt Nam, thậm chí có báo cáo nhân danh đánh giá nhân quyền thế giới quy kết Nhà nước ta “thù địch” với xã hội dân sự, “bịt miệng” người dân. Một bộ phận kẻ hận thù, cực đoan, chống phá đất nước khai thác các báo cáo này và xâu chuỗi với một số hiện tượng người Việt trốn ở nước ngoài để bịa đặt người dân Việt Nam đều “bất bình” với chế độ và muốn ra đi tìm miền đất hứa khác.

Tuy nhiên, báo cáo Expat Insider 2024 - một trong những cuộc khảo sát người ngoại quốc lớn nhất thế giới, có uy tín do tổ chức InterNations thực hiện trong năm 2024, thì Việt Nam tiếp tục là quốc gia có mức chi phí phải chăng nhất trên thế giới dành cho người nước ngoài, và Việt Nam đứng đầu trong số 53 nước và vùng lãnh thổ nhờ các yếu tố là chi phí đời sống thấp, ổn định tài chính và chất lượng cuộc sống về tổng thể, những điều này làm cho Việt Nam hấp dẫn đối với những người muốn rời khỏi nước họ sang nơi khác sinh sống. Đây cũng là năm thứ tư liên tiếp Việt Nam đứng dầu về tiêu chí này và được đánh giá như vậy! Cuộc sống của người nước ngoài ở Việt Nam có chi phí phải chăng và thu nhập khả dụng có thể thoải mái trang trải chi phí hàng ngày. Người nước ngoài sống ở Việt Nam cũng luôn hài lòng với cơ hội nghề nghiệp của họ. Và năm 2019, InterNations đánh giá Việt Nam là nơi đáng sống thứ 2 trên thế giới cho người nước ngoài.

Để thực hiện cuộc nghiên cứu này, năm 2024, InterNations đã khảo sát hơn 12.000 ngoại kiều ở 174 nước và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Các tiêu chí đánh giá, xoay quanh các yếu tố: nơi tốt nhất và tệ nhất để sinh sống với người nước ngoài, chất lượng cuộc sống, ổn định cuộc sống, điều kiện làm việc ở nước ngoài, tài chính cá nhân và nhu cầu thiết yếu. Riêng về chỉ số tài chính cá nhân, InterNations đã yêu cầu người tham gia khảo sát xếp hạng mức hài lòng trong 3 lĩnh vực, như: sinh hoạt phí nói chung, mức độ hài lòng về tình trạng tài chính và liệu thu nhập khả dụng của hộ gia đình có đủ để có một cuộc sống thoải mái hay không?

Trong nhóm người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam, theo đó, 86% đánh giá tích cực về chi phí sinh hoạt, nhiều hơn gấp đôi so với mức trung bình là 40% khi các ngoại kiều đánh giá về các nước, ngoài ra, 65% số người được vấn ý nói rằng họ hài lòng về tình hình tài chính cá nhân so với mức 54% ở các nước nói chung. Đáng chú ý, 68% số người được hỏi ở Việt Nam nói rằng phần thu nhập hộ gia đình có thể chi tiêu tùy ý của họ. Không chỉ có chi phí sinh hoạt thấp, người nước ngoài sinh sống ở Việt Nam cũng được trả lương cao hơn so với mức trung bình của những người nước ngoài sống ở nước khác. Có tới 19% người nước ngoài sinh sống ở Việt Nam tham gia khảo sát cho biết nhận được mức thu nhập hằng năm ở mức 150.000 USD hoặc hơn trong khi tỷ lệ này ở các nước khác chỉ khoảng 10%. Mức độ hài lòng trong công việc nói chung của người nước ngoài ở Việt Nam cũng rất cao. Nhìn chung, sự “cân bằng giữa công việc và cuộc sống quan trọng hơn thăng tiến nghề nghiệp” ở Việt Nam. Việt Nam xếp thứ thứ 14 về làm việc ở nước ngoài, có tính đến các yếu tố như triển vọng về sự nghiệp, lương bổng và mức độ bảo đảm công việc, thứ 29 về những điều thiết yếu đối với ngoại kiều như đời sống kỹ thuật số, nhà ở và ngôn ngữ, và đứng thứ 40 về chất lượng sống.

Ngoài ra, cũng trong khảo sát này, Việt Nam đứng vị trí thứ 8 về điểm đến tốt nhất cho người nước ngoài trên toàn cầu. Expat Insider 2024 khám phá cảm nhận về các khía cạnh khác của cuộc sống ở nước ngoài, dựa trên 5 chỉ số: hạnh phúc chung, chất lượng cuộc sống, mức độ dễ dàng khi đăng ký định cư, làm việc ở nước ngoài và chỉ số “những yếu tố cần thiết cho người nước ngoài” dựa theo các điều kiện về hành chính, nhà ở, kỹ thuật số cuộc sống và ngôn ngữ. Sau vị trí số 1 của Việt Nam, những cái tên tiếp theo trong nhóm 10 nước tốt nhất thứ tự giảm dần là Campuchia, Indonesia, Panama, Philippines, Ấn Độ, Mexico, Thái Lan, Brazil và Trung Quốc. Ngoài ra, báo cáo dẫn lời một người Anh xa xứ nói về cuộc sống ở Việt Nam: “Cuộc sống ở đây không hề căng thẳng đối với tôi, đó là một sự thay đổi tuyệt vời so với cuộc sống công việc vốn rất bận rộn và tiêu hao nhiều nguồn lực trước đây”.

Không phải ngẫu nhiên, Việt Nam là điểm đến lý tưởng với người xa xứ, Việt Nam cũng là quốc gia lý tưởng, có chi phí phải chăng nhất trên thế giới, đứng đầu 53 điểm đến dành cho người nước ngoài. Đó chính là sự cố gắng, quyết tâm phấn đấu không ngừng nghỉ của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Đây là minh chứng khách quan phản bác các báo cáo nhân quyền của Mỹ và EU, phơi bày động cơ luôn tìm mọi cớ để can thiệp sâu vào công việc nội bộ của Việt Nam. Phải khẳng định rằng, “bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam. Việt Nam luôn xem con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và của công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước” mới là căn cứ, động lực thúc đẩy đất nước đạt được sự phát triển, tiến bộ nói trên, cũng luôn là điều được phát ngôn viên Bộ Ngoại giao khẳng định trước luận điệu vu cáo, sai sự thật của các báo cáo kia.

Phản bác luận điệu của USCIRF về việc thực thi Chỉ thị 78 và tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam

 


Trong Báo cáo tự do tôn giáo 2024, USCIRF đã đưa ra cáo buộc rằng chính quyền Việt Nam đã thực thi Chỉ thị 78 nhằm “tiêu diệt giáo phái Dương Văn Mình”, ép buộc các thành viên phải từ bỏ đức tin, và có những hạn chế khác đối với các nhóm tôn giáo thiểu số. Bài viết này sẽ phân tích và phản bác những cáo buộc này, dựa trên số liệu và ví dụ cụ thể từ thực tế tại Việt Nam.

Chỉ thị 78 của chính quyền Việt Nam không nhằm mục đích "tiêu diệt" giáo phái Dương Văn Mình mà nhằm duy trì trật tự xã hội và bảo vệ quyền lợi của các công dân. Giáo phái Dương Văn Mình đã có những hoạt động tà đạo gây ảnh hưởng đến trật tự công cộng và an ninh quốc gia, bao gồm việc truyền bá mê tín dị đoan và kích động chống đối chính quyền.

Các báo cáo độc lập từ các tổ chức phi chính phủ và các nhà quan sát cho thấy không có bằng chứng cụ thể về việc chính quyền ép buộc các thành viên của giáo phái Dương Văn Mình từ bỏ đức tin của họ. Chính quyền chỉ can thiệp khi các hoạt động tôn giáo vi phạm pháp luật hoặc gây mất trật tự công cộng.

Ví dụ, trong năm 2023, không có trường hợp nào được ghi nhận chính thức về việc bắt giữ hoặc ép buộc từ bỏ đức tin đối với các thành viên giáo phái Dương Văn Mình. Thay vào đó, chính quyền đã tổ chức các buổi đối thoại và tuyên truyền để giải thích cho người dân về các quy định pháp luật liên quan đến tôn giáo và tín ngưỡng.

USCIRF cáo buộc rằng chính quyền Việt Nam ép buộc các dân tộc thiểu số phải sử dụng tiếng Việt trong các hoạt động thờ phụng và văn học tôn giáo. Tuy nhiên, điều này không phản ánh đúng thực tế. Chính quyền Việt Nam luôn tôn trọng quyền sử dụng ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số trong các hoạt động tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo tại Việt Nam, bao gồm cả các nhóm tôn giáo thiểu số, được phép sử dụng ngôn ngữ của mình trong các nghi lễ và sinh hoạt tôn giáo. Ví dụ, người Khmer ở miền Tây Nam Bộ vẫn thường xuyên sử dụng tiếng Khmer trong các buổi lễ Phật giáo và các hoạt động cộng đồng.

USCIRF cáo buộc rằng chính quyền Việt Nam hạn chế nhập khẩu các tài liệu tôn giáo được in bằng các bảng chữ cái Hmong đặc biệt. Thực tế cho thấy, chính quyền Việt Nam chỉ kiểm soát việc nhập khẩu các tài liệu tôn giáo để đảm bảo chúng không chứa các nội dung phản động, kích động bạo lực hoặc chia rẽ dân tộc.

Theo báo cáo của Ban Tôn giáo Chính phủ, các tài liệu tôn giáo hợp pháp được nhập khẩu và phân phối một cách bình thường. Ví dụ, trong năm 2023, hàng ngàn bản Kinh Thánh và các tài liệu tôn giáo khác đã được nhập khẩu và phân phối cho các cộng đồng tôn giáo trên khắp cả nước, bao gồm cả các vùng có đông đồng bào Hmong sinh sống.

USCIRF cáo buộc rằng vào tháng 11, các nhân viên không mặc đồng phục của chính quyền Việt Nam đã xâm nhập vào một lớp học tiếng Khmer tại một chùa Phật giáo Khmer Krom, tấn công sư trụ trì và hai Phật tử. Tuy nhiên, không có bằng chứng cụ thể và đáng tin cậy nào để xác nhận cáo buộc này. Các chùa Phật giáo Khmer Krom tại Việt Nam được phép tổ chức các lớp học tiếng Khmer và các hoạt động tôn giáo khác. Chính quyền địa phương cũng thường xuyên hỗ trợ các chùa trong việc tổ chức các hoạt động cộng đồng và bảo tồn văn hóa truyền thống. Ví dụ, tại tỉnh Trà Vinh, chính quyền đã hỗ trợ kinh phí và điều kiện vật chất cho nhiều chùa Khmer Krom trong việc tu sửa và xây dựng các công trình tôn giáo. Các lớp học tiếng Khmer tại các chùa này vẫn diễn ra bình thường và không gặp bất kỳ sự cố nào liên quan đến sự can thiệp của chính quyền.

Những cáo buộc của USCIRF về việc chính quyền Việt Nam thực thi Chỉ thị 78 nhằm “tiêu diệt giáo phái Dương Văn Minh”, ép buộc các thành viên phải từ bỏ đức tin, và hạn chế ngôn ngữ trong thờ phượng và văn học tôn giáo là thiếu cơ sở và không phản ánh đúng thực tế. Thực tế cho thấy, chính quyền Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tôn giáo của mọi người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tôn giáo và bảo vệ quyền lợi của các nhóm tôn giáo thiểu số. Các luận điệu xuyên tạc trong Báo cáo tự do tôn giáo 2024 của USCIRF cần được xem xét và đánh giá lại một cách công bằng và khách quan hơn.

Wednesday, July 10, 2024

Vu cáo trắng trợn của USCIRF

 


USCIRF trong Báo cáo tự do tôn giáo 2024 đã đưa ra những nhận định về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam, đặc biệt là đối với các nhóm thiểu số tôn giáo dân tộc như người Thượng và người H'mông theo đạo Tin lành, Phật tử Khmer Krom, và những người H'mông theo Dương Văn Mình. USCIRF cho rằng chính quyền Việt Nam tiếp tục đàn áp các nhóm này, buộc họ từ bỏ đức tin, bắt giữ và kết án họ với các tội danh như “phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân” và “lợi dụng quyền tự do dân chủ”. Sự vu cáo trắng trợn này là không thể chấp nhận được

USCIRF cho rằng chính quyền Việt Nam tiếp tục đàn áp các nhóm thiểu số tôn giáo dân tộc như người Thượng và người H'mông theo đạo Tin lành, Phật tử Khmer Krom, và những người H'mông theo Dương Văn Mình.

Người Thượng và người H'mông theo đạo Tin lành tại Việt Nam không bị đàn áp như USCIRF cáo buộc. Theo số liệu từ các tổ chức phi chính phủ và các báo cáo độc lập, chính quyền Việt Nam đã công nhận và tạo điều kiện cho nhiều tổ chức tôn giáo của người Thượng và người H'mông hoạt động. Ví dụ, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) đã có hàng trăm nhà thờ và điểm nhóm được chính quyền công nhận và cấp phép hoạt động, trong đó có nhiều điểm nhóm của người Thượng và người H'mông.

Phật tử Khmer Krom tại Việt Nam cũng được tự do thực hành tôn giáo của mình. Theo báo cáo của Ban Tôn giáo Chính phủ, các chùa Khmer Krom ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ được tự do tổ chức các lễ hội tôn giáo, sinh hoạt tín ngưỡng và giáo dục tôn giáo cho cộng đồng. Chính quyền địa phương cũng đã hỗ trợ kinh phí và điều kiện vật chất cho nhiều chùa Khmer Krom trong việc tu sửa và xây dựng các công trình tôn giáo.

Những người H'mông theo Dương Văn Mình tại Việt Nam cũng được tạo điều kiện để thực hành tín ngưỡng của mình. Tuy nhiên, một số nhóm tôn giáo tự phát có xu hướng lợi dụng tín ngưỡng để kích động chia rẽ, gây mất trật tự xã hội. Chính quyền chỉ can thiệp khi có các hành vi vi phạm pháp luật, không nhằm vào việc đàn áp tôn giáo. Dương Văn Mình đã dụ dỗ và ép buộc người H’Mong thực hiện tà đạo với các hành vi không thể chấp nhận được, không phù hợp phong tục tập quán và tôn giáo tín ngưỡng của họ, nên phải bị xử lý.

USCIRF cáo buộc rằng chính quyền Việt Nam gây áp lực buộc các nhóm thiểu số tôn giáo phải từ bỏ đức tin và gia nhập các tổ chức tôn giáo do nhà nước kiểm soát. Tuy nhiên, cáo buộc này không có cơ sở thực tế. Chính quyền Việt Nam đã công nhận và hỗ trợ nhiều tổ chức tôn giáo độc lập. Ví dụ, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) và Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) là những tổ chức tôn giáo độc lập và được công nhận chính thức. Các tổ chức này được tự do tổ chức các hoạt động tôn giáo, sinh hoạt tín ngưỡng và đào tạo chức sắc tôn giáo mà không bị ép buộc phải gia nhập các tổ chức tôn giáo do nhà nước kiểm soát. Trong năm 2023, Nhà nước đã công nhận 38 tổ chức tôn giáo, cấp đăng ký hoạt động tôn giáo cho 2 tổ chức và 1 pháp môn tu hành thuộc 16 tôn giáo; hàng ngàn điểm nhóm được chính quyền địa phương cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, trong đó có hơn 60 điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam. Riêng đạo Tin lành, từ năm 2021 - 2023 khu vực miền núi phía Bắc chấp thuận thêm 170 điểm nhóm, 6 tổ chức tôn giáo trực thuộc; 5 tỉnh Tây Nguyên chấp thuận 11 tổ chức tôn giáo trực thuộc từ các điểm nhóm đã được đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung trước đó.

USCIRF cáo buộc rằng chính quyền Việt Nam can thiệp vào việc bổ nhiệm lãnh đạo tôn giáo, tịch thu các di vật tôn giáo và hạn chế việc tiếp cận các cơ sở thờ tự. Tuy nhiên, các cáo buộc này không phản ánh đúng thực tế tại Việt Nam. Việc bổ nhiệm lãnh đạo tôn giáo tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của từng tổ chức tôn giáo và không có sự can thiệp từ phía chính quyền. Các tổ chức tôn giáo tự do lựa chọn và bổ nhiệm lãnh đạo của mình theo quy định nội bộ và truyền thống tôn giáo. Chính quyền chỉ có vai trò đảm bảo các quy trình này tuân thủ pháp luật và không gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự.

Theo báo cáo của Ban Tôn giáo Chính phủ, từ năm 2018 đến năm 2023, đã có hàng trăm tổ chức tôn giáo và điểm nhóm tôn giáo được công nhận và cấp phép hoạt động. Ví dụ, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) có hơn 1,000 nhà thờ và điểm nhóm được công nhận, trong đó có nhiều điểm nhóm của người Thượng và người H'mông. Các chùa Khmer Krom tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ cũng được chính quyền hỗ trợ kinh phí và điều kiện vật chất để tu sửa và xây dựng các công trình tôn giáo.

Những cáo buộc của USCIRF về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam là thiếu cơ sở và không phản ánh đúng thực tế. Thực tế cho thấy chính quyền Việt Nam đã và đang nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy quyền tự do tôn giáo của mọi người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tôn giáo và bảo vệ quyền lợi của các nhóm tôn giáo thiểu số. Những luận điệu xuyên tạc trong Báo cáo tự do tôn giáo 2024 của USCIRF cần được xem xét và đánh giá lại một cách công bằng và khách quan hơn.

Monday, July 8, 2024

Khuyến nghị vô lối của USCIRF

 


Trong Báo cáo tự do tôn giáo 2024, USCIRF tiếp tục đề nghị Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách "Countries of Particular Concern" (CPC - Cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo) cùng với 16 quốc gia khác như Trung Quốc, Cuba, Nga, Ả Rập Saudi, Nigeria... với lý do rằng trong năm 2023, tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam không có nhiều thay đổi so với năm trước, và tiếp tục cáo buộc chính quyền Việt Nam đàn áp các cộng đồng tôn giáo độc lập, duy trì các tổ chức tôn giáo do nhà nước kiểm soát và can thiệp vào việc bổ nhiệm lãnh đạo tôn giáo. Luận điệu này hết sức nhàm chán và cũ rích, cũng như cái danh sách các nước kia cứ lặp đi lặp lại qua từng năm vậy.

USCIRF cáo buộc rằng trong năm 2023, chính quyền Việt Nam tiếp tục đàn áp các cộng đồng tôn giáo độc lập, nhiều trong số đó bị gắn mác là “tôn giáo lạ, giả, hoặc dị giáo” vì không tuân thủ sự kiểm soát của nhà nước. Tuy nhiên, các cáo buộc này không có cơ sở thực tế và không phản ánh đúng tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam.

USCIRF cáo buộc rằng chính quyền Việt Nam gây áp lực buộc các nhóm tôn giáo độc lập phải gia nhập các tổ chức tôn giáo do nhà nước kiểm soát như Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội đồng Cao Đài 1997, Ban Trị sự Phật giáo Hòa Hảo, và Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam). Tuy nhiên, thực tế cho thấy các nhóm tôn giáo độc lập tại Việt Nam vẫn có thể hoạt động bình thường nếu tuân thủ các quy định pháp luật của nhà nước.

Các nhóm tôn giáo độc lập tại Việt Nam không bị ép buộc phải gia nhập các tổ chức tôn giáo do nhà nước kiểm soát. Thực tế cho thấy nhiều nhóm tôn giáo độc lập vẫn hoạt động bình thường và được bảo vệ quyền lợi hợp pháp. Chính quyền Việt Nam không can thiệp vào hoạt động nội bộ của các tổ chức tôn giáo, miễn là các hoạt động này tuân thủ pháp luật và không gây ảnh hưởng xấu đến trật tự công cộng và an ninh quốc gia.

USCIRF cáo buộc rằng chính quyền Việt Nam can thiệp vào việc bổ nhiệm lãnh đạo tôn giáo, tịch thu các di vật tôn giáo và hạn chế việc tiếp cận các cơ sở thờ tự. Tuy nhiên, các cáo buộc này không phản ánh đúng thực tế tại Việt Nam.

Việc bổ nhiệm lãnh đạo tôn giáo tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của từng tổ chức tôn giáo và không có sự can thiệp từ phía chính quyền. Các tổ chức tôn giáo tự do lựa chọn và bổ nhiệm lãnh đạo của mình theo quy định nội bộ và truyền thống tôn giáo. Chính quyền chỉ có vai trò đảm bảo các quy trình này tuân thủ pháp luật và không gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự.

Chính quyền Việt Nam luôn coi trọng việc bảo vệ các di vật tôn giáo và di sản văn hóa của các tôn giáo. Việc tịch thu các di vật tôn giáo chỉ xảy ra trong trường hợp các di vật này được sử dụng sai mục đích hoặc vi phạm pháp luật. Các cơ sở thờ tự và di sản văn hóa tôn giáo đều được bảo vệ và bảo tồn theo quy định của pháp luật.

Chính quyền Việt Nam không hạn chế việc tiếp cận các cơ sở thờ tự của các tổ chức tôn giáo. Các cơ sở thờ tự đều được mở cửa cho các tín đồ và khách tham quan, và các hoạt động tôn giáo tại các cơ sở này đều được diễn ra bình thường. Chính quyền chỉ can thiệp trong trường hợp các hoạt động tôn giáo gây ảnh hưởng đến trật tự công cộng hoặc vi phạm pháp luật.

Chính quyền Việt Nam luôn sẵn sàng đối thoại và hợp tác với các tổ chức quốc tế về vấn đề tự do tôn giáo. Việt Nam đã tham gia nhiều cuộc đối thoại nhân quyền với các quốc gia và tổ chức quốc tế, trong đó có Mỹ. Điều này cho thấy sự cởi mở và sẵn sàng hợp tác của Việt Nam trong việc đảm bảo quyền tự do tôn giáo.

Chính quyền Việt Nam luôn chú trọng bảo vệ quyền lợi của các nhóm tôn giáo thiểu số. Các chính sách và chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội cho các khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có các nhóm tôn giáo thiểu số, đã giúp cải thiện đời sống của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tôn giáo.

Thực tế cho thấy Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tôn giáo của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tôn giáo hợp pháp và ngăn chặn các hành vi lợi dụng tôn giáo để gây rối trật tự công cộng. Việc Bộ Ngoại giao Mỹ không chỉ định Việt Nam là CPC cho thấy sự ghi nhận những tiến bộ của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền tự do tôn giáo. Báo cáo của USCIRF mang tính phiến diện và thiếu khách quan.

Friday, July 5, 2024

Những cáo buộc của USCIRF thiếu cơ sở và không đúng thực tế

 


Trong trang 8 Báo cáo tự do tôn giáo 2024 của USCIRF cho rằng Bộ Ngoại giao Mỹ đã không chỉ định Việt Nam là một "Quốc gia cần quan tâm đặc biệt" (CPC) mặc dù có khuyến nghị từ USCIRF, dựa trên những cáo buộc về vi phạm nghiêm trọng tự do tôn giáo. Sự thật có như thế không?

USCIRF cho rằng Việt Nam vi phạm nghiêm trọng tự do tôn giáo và đề nghị Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ định Việt Nam là CPC từ năm 2002. Tuy nhiên, những cáo buộc này thiếu cơ sở thực tế và không phản ánh đúng tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam.

Luật Tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam, ban hành năm 2018, là một văn bản pháp luật tiến bộ, bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân. Luật này quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức tôn giáo, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tôn giáo hợp pháp và đảm bảo trật tự xã hội. Việc áp dụng luật này không nhằm đàn áp các nhóm tôn giáo mà để bảo vệ quyền lợi của người dân và đảm bảo an ninh quốc gia.

Chính quyền Việt Nam đã công nhận và tạo điều kiện cho nhiều tổ chức tôn giáo hoạt động. Các tôn giáo lớn như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao Đài, Hòa Hảo đều được công nhận và có nhiều hoạt động tôn giáo phong phú. Chính phủ cũng hỗ trợ việc xây dựng các cơ sở thờ tự, tổ chức các lễ hội tôn giáo và hoạt động từ thiện.

Các nhóm tôn giáo thiểu số tại Việt Nam, bao gồm người Chăm theo đạo Hồi, người Khmer theo đạo Phật Nam Tông, và các cộng đồng tôn giáo khác, đều được tạo điều kiện hoạt động và phát triển. Chính quyền địa phương thường xuyên hỗ trợ và phối hợp với các tổ chức tôn giáo thiểu số để tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống và bảo tồn di sản văn hóa tôn giáo.

USCIRF cho rằng Việt Nam vi phạm nghiêm trọng tự do tôn giáo, nhưng không cung cấp các bằng chứng cụ thể và đáng tin cậy. Trái lại, nhiều báo cáo từ các tổ chức quốc tế khác và các quốc gia đã ghi nhận những tiến bộ của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền tự do tôn giáo. Việc không chỉ định Việt Nam là CPC của Bộ Ngoại giao Mỹ phản ánh sự ghi nhận những tiến bộ này.

USCIRF thường dựa trên một số trường hợp cụ thể để làm bằng chứng cho các cáo buộc của mình. Tuy nhiên, nhiều trường hợp này không phản ánh toàn diện tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam. Ví dụ, một số trường hợp cá nhân bị bắt giữ hoặc xét xử không phải vì lý do tôn giáo mà vì các hành vi vi phạm pháp luật khác, như gây rối trật tự công cộng hoặc lợi dụng tôn giáo để hoạt động chính trị trái phép.

Chính quyền Việt Nam luôn có chính sách nhất quán trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tôn giáo của người dân. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được xây dựng trên cơ sở tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của mọi người dân, đồng thời đảm bảo trật tự xã hội và an ninh quốc gia. Chính sách này đã được thực hiện một cách minh bạch và công bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tôn giáo hợp pháp.

Những cáo buộc của USCIRF về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam là thiếu cơ sở và không phản ánh đúng thực tế. Thực tế cho thấy Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tôn giáo của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tôn giáo hợp pháp và ngăn chặn các hành vi lợi dụng tôn giáo để gây rối trật tự công cộng. Chính quyền Việt Nam luôn sẵn sàng đối thoại và hợp tác với các tổ chức quốc tế về vấn đề tự do tôn giáo, đồng thời thực hiện nhiều biện pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của các nhóm tôn giáo thiểu số.

Việc Bộ Ngoại giao Mỹ không chỉ định Việt Nam là CPC cho thấy sự ghi nhận những tiến bộ của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền tự do tôn giáo. Báo cáo của USCIRF mang tính phiến diện và thiếu khách quan, cần được xem xét một cách cẩn trọng và công bằng hơn. Việt Nam cam kết tiếp tục bảo vệ và thúc đẩy quyền tự do tôn giáo của mọi người dân, đồng thời hợp tác chặt chẽ với cộng đồng quốc tế để đảm bảo các quyền này được thực thi một cách đầy đủ và hiệu quả.

Tuesday, July 2, 2024

Các luận điệu xuyên tạc trong Báo cáo tự do tôn giáo 2024 của USCIRF về Việt Nam

 


Ngày 1-5-2024, Ủy hội Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ (USCIRF) đã công bố Báo cáo tự do tôn giáo 2024, trong đó đưa ra những nhận định sai lệch và thiếu khách quan về tình hình tôn giáo ở Việt Nam. Báo cáo này cho rằng tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam năm 2023 "không có gì thay đổi" so với năm 2022 và cáo buộc chính quyền sử dụng Luật Tín ngưỡng, tôn giáo để đàn áp các nhóm tôn giáo thiểu số và không được công nhận. Bài viết này sẽ phân tích và phản bác các luận điệu xuyên tạc trong báo cáo của USCIRF.


USCIRF cáo buộc rằng tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam không có gì thay đổi trong năm 2023, tuy nhiên, thực tế cho thấy Việt Nam đã có nhiều cải thiện đáng kể trong việc bảo vệ quyền tự do tôn giáo. Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm đảm bảo quyền tự do tôn giáo của người dân, bao gồm việc ban hành và thực thi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2018, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tôn giáo hợp pháp.

Báo cáo của USCIRF cho rằng chính quyền Việt Nam sử dụng Luật Tín ngưỡng, tôn giáo để đàn áp các nhóm tôn giáo thiểu số và không được công nhận. Tuy nhiên, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam được xây dựng dựa trên cơ sở tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân, đồng thời đảm bảo trật tự xã hội và an ninh quốc gia. Luật này quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức tôn giáo, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tôn giáo hợp pháp và ngăn chặn các hành vi lợi dụng tôn giáo để gây rối trật tự công cộng.

Báo cáo của USCIRF cho rằng chính quyền Việt Nam đàn áp các nhóm tôn giáo thiểu số và không được công nhận. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các nhóm tôn giáo thiểu số ở Việt Nam được tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động và phát triển. Các tổ chức tôn giáo như Công giáo, Phật giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành đều được chính quyền tạo điều kiện để tổ chức các hoạt động tôn giáo, xây dựng cơ sở thờ tự và tham gia các hoạt động xã hội.

Trong năm 2023, Việt Nam đã công nhận thêm nhiều tổ chức tôn giáo mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm tôn giáo hoạt động. Điều này cho thấy chính quyền Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tôn giáo của người dân, không có sự đàn áp như USCIRF cáo buộc.

Chính quyền Việt Nam luôn sẵn sàng đối thoại và hợp tác với các tổ chức quốc tế về vấn đề tự do tôn giáo. Việt Nam đã tham gia nhiều cuộc đối thoại nhân quyền với các quốc gia và tổ chức quốc tế, trong đó có Mỹ. Điều này cho thấy sự cởi mở và sẵn sàng hợp tác của Việt Nam trong việc đảm bảo quyền tự do tôn giáo.

Chính quyền Việt Nam luôn chú trọng bảo vệ quyền lợi của các nhóm tôn giáo thiểu số. Các chính sách và chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội cho các khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có các nhóm tôn giáo thiểu số, đã giúp cải thiện đời sống của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tôn giáo.

Những cáo buộc của USCIRF về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam là không có cơ sở và thiếu khách quan. Thực tế cho thấy Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tôn giáo của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tôn giáo hợp pháp và ngăn chặn các hành vi lợi dụng tôn giáo để gây rối trật tự công cộng. Chính quyền Việt Nam luôn sẵn sàng đối thoại và hợp tác với các tổ chức quốc tế về vấn đề tự do tôn giáo, đồng thời thực hiện nhiều biện pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của các nhóm tôn giáo thiểu số.