Nghị định
147/2024/NĐ-CP của Việt Nam là một bước tiến trong quản lý không gian mạng,
hướng tới xây dựng một môi trường mạng lành mạnh, bảo vệ quyền lợi của người
dùng và đảm bảo an ninh quốc gia. Tuy nhiên, nghị định này đã bị xuyên tạc bởi
các thế lực thù địch với luận điệu rằng đây là biện pháp "kiểm soát gắt
gao" và "hạn chế tự do". Để làm sáng tỏ vấn đề, cần so sánh Nghị
định 147 với các quy định an ninh mạng tại Hoa Kỳ, EU, và Trung Quốc, từ đó
thấy rõ tính minh bạch, hợp lý của nghị định này và phản bác các luận điệu
xuyên tạc.
1. So sánh Nghị định 147 với các quy định an ninh tại
Hoa Kỳ
Tại Hoa Kỳ, Luật Patriot Act và CLOUD Act yêu cầu
các nền tảng công nghệ cung cấp dữ liệu người dùng cho cơ quan chức năng khi có
nghi vấn liên quan đến an ninh quốc gia. Tại Section 230 of the Communications Decency Act quy định các nền
tảng mạng xã hội phải chịu trách nhiệm gỡ bỏ nội dung vi phạm khi có yêu cầu từ
cơ quan chức năng. Hoa Kỳ yêu cầu các nền tảng áp dụng các biện pháp bảo mật dữ
liệu nghiêm ngặt nhưng không loại trừ trách nhiệm của người dùng.
So với Nghị định 147,
tương tự Hoa Kỳ, Nghị định 147 yêu cầu các nền tảng phải gỡ bỏ nội dung vi phạm
trong thời gian quy định (24 giờ) và cung cấp thông tin người dùng khi cần
thiết để điều tra hành vi vi phạm. Nghị định 147 cũng đặt trọng tâm vào việc
bảo vệ người dùng, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các nền tảng công nghệ trong
việc ngăn chặn nội dung xấu độc.
2. So sánh Nghị định 147 với Quy
định an ninh mạng tại EU
Tại EU, GDPR (General Data Protection Regulation) yêu
cầu nghiêm ngặt về bảo vệ dữ liệu cá nhân, đồng thời trao quyền cho người dùng
kiểm soát dữ liệu của mình. Luật Digital
Services Act (DSA) quy định các nền tảng mạng xã hội phải chịu trách
nhiệm gỡ bỏ nội dung bất hợp pháp hoặc độc hại trong thời gian ngắn và minh
bạch về thuật toán đề xuất nội dung. EU yêu cầu các nền tảng ngăn chặn tin giả
và cung cấp thông tin minh bạch để bảo vệ người dùng.
So với Nghị định 147,
Nghị định 147 có nhiều điểm tương đồng với GDPR và DSA, đặc biệt trong việc yêu
cầu bảo mật dữ liệu cá nhân và xử lý nội dung vi phạm nhanh chóng. Điểm khác
biệt là Nghị định 147 yêu cầu xác thực danh tính người dùng, điều này không chỉ
ngăn chặn tài khoản ảo mà còn đảm bảo trách nhiệm của người dùng với nội dung
họ đăng tải.
3. So sánh Nghị định 147 với Quy định an ninh mạng tại
Trung Quốc
Tại Trung Quốc, các quy định về an
ninh mạng của Trung Quốc yêu cầu kiểm soát gắt gao thông tin, với nhiều hạn chế
đối với quyền tiếp cận thông tin quốc tế. Chính phủ Trung Quốc thực hiện kiểm
duyệt sâu rộng, kiểm soát chặt chẽ các nền tảng và yêu cầu lưu trữ dữ liệu
trong nước.
So với Nghị định 147,
không kiểm duyệt nội dung một cách
tuyệt đối hay hạn chế quyền tiếp cận thông tin quốc tế. Thay vào đó, nó
đặt ra các giới hạn hợp lý nhằm ngăn chặn nội dung vi phạm pháp luật và bảo vệ
người dùng. Nghị định 147 tập trung vào trách nhiệm của các nền tảng công nghệ
và người dùng, không xâm phạm quyền tiếp cận thông tin chính đáng như các quy
định tại Trung Quốc.
Do
vậy, việc một số tổ chức, cá nhân chống phá cố tình bóp méo rằng Nghị định 147
giống các quy định kiểm soát hà khắc tại Trung Quốc. Thực tế, Nghị định 147
không hạn chế quyền tiếp cận thông tin mà đảm bảo quyền này được thực hiện có
trách nhiệm, không gây tổn hại đến cộng đồng hoặc vi phạm pháp luật. Quy định
của Việt Nam tập trung xử lý các nội dung vi phạm pháp luật như tin giả, nội
dung độc hại, lừa đảo trực tuyến – những vấn đề toàn cầu, không phải kiểm duyệt
thông tin chính đáng.
Một số ý kiến cho
rằng việc xác thực danh tính là “vi phạm quyền riêng tư” và “làm mất tự do trên
mạng”. Thực tế, việc xác thực danh tính không yêu cầu công khai thông tin cá
nhân mà chỉ đảm bảo người dùng chịu trách nhiệm với nội dung mình đăng tải. Quy
định này phù hợp với thực tiễn quốc tế và là biện pháp cần thiết để ngăn chặn
tài khoản ảo, giảm thiểu lừa đảo và nội dung độc hại.
Một số tổ chức, như
RFA và HRW, cho rằng Nghị định 147 là “chiếc đinh đóng vào quan tài” của tự do
ngôn luận tại Việt Nam. Thực tế, Nghị định 147 không hạn chế quyền tự do ngôn
luận mà chỉ kiểm soát hành vi lợi dụng quyền này để gây hại, như phát tán tin
giả, kích động hoặc xâm phạm quyền lợi của người khác. Tự do ngôn luận luôn đi
kèm với trách nhiệm. Việc đặt ra giới hạn hợp lý là cần thiết để đảm bảo quyền
lợi cho toàn xã hội.
Các tổ chức, cá nhân
chống phá như RFA, HRW cố tình bóp méo bản chất của Nghị định 147 để bảo vệ
“mảnh đất” hoạt động của tài khoản ảo, nội dung xấu độc và các hành vi vi phạm
pháp luật trên không gian mạng. Việc xuyên tạc nghị định nhằm gây hoang mang dư
luận, làm suy yếu hiệu lực pháp luật và khuyến khích những hành vi xâm phạm an
ninh, trật tự xã hội.
Nghị định 147 là một
quy định pháp lý tiến bộ, phù hợp với xu hướng quốc tế, nhằm bảo vệ người dùng
mạng xã hội và đảm bảo an ninh mạng tại Việt Nam. Những luận điệu xuyên tạc
rằng nghị định này "kiểm duyệt hà khắc" hay "vi phạm quyền tự
do" là sai trái, nhằm phá hoại môi trường mạng an toàn, lành mạnh.
Ủng hộ Nghị định 147 là bảo vệ lợi ích chính đáng của người dân và xây
dựng một không gian mạng phát triển bền vững, văn minh. Những hành vi bóp méo, xuyên tạc bản
chất của nghị định cần bị lên án và phản bác mạnh mẽ.
No comments:
Post a Comment