Bài viết trên đài RFA
mới đây giật tít rằng “Người dân sắp
mất cả tiền lẫn tự do vì nghị định 147”, trong đó gọi nghị định này là
“chiếc đinh đóng vào quan tài” đối với tự do ngôn luận, đã phản ánh một quan
điểm sai lệch, đầy tính xuyên tạc. Luận điệu này không chỉ thiếu căn cứ mà còn
mang tính chất kích động, gây hoang mang dư luận, nhằm phá hoại những nỗ lực
của Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng một môi trường mạng lành mạnh, an
toàn và trách nhiệm.
Thứ nhất, có phải “Nghị định 147 thắt chặt tự do
ngôn luận tại Việt Nam”?
RFA cho rằng Nghị
định 147 sẽ cản trở quyền tự do ngôn luận của người dân, biến mạng xã hội thành
nơi bị kiểm soát chặt chẽ. Thực tế, tự
do ngôn luận không phải là tự do vô hạn. Quyền tự do ngôn luận được Hiến pháp Việt Nam
và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) bảo vệ, nhưng phải
đi kèm trách nhiệm, không được xâm phạm quyền và lợi ích của người khác, hoặc
gây tổn hại đến an ninh quốc gia, trật tự công cộng. Nghị định không hạn chế
quyền bày tỏ ý kiến, mà đặt ra khuôn khổ pháp lý để ngăn chặn các hành vi lợi
dụng quyền tự do để phát tán tin giả, nội dung độc hại, kích động hoặc bôi nhọ
cá nhân, tổ chức.
Thứ
hai, có phải “Xác thực danh tính người
dùng là tấn công quyền riêng tư”?
Bài
viết trên RFA và các tổ chức như HRW cho rằng việc yêu cầu xác thực danh tính
người dùng mạng xã hội là hành vi xâm phạm quyền riêng tư cá nhân. Thực tế, xác thực danh tính không xâm phạm quyền riêng
tư. Việc xác thực nhằm xác nhận
danh tính người dùng để tránh tình trạng "vô danh nên vô trách
nhiệm". Điều này không yêu cầu công khai thông tin cá nhân của người dùng
mà chỉ đảm bảo danh tính của họ được kiểm chứng và bảo mật. Quy định này giúp
ngăn chặn tài khoản ảo, giảm thiểu các hành vi lừa đảo, quấy rối, phát tán tin
giả và bảo vệ người dùng khỏi những rủi ro trực tuyến.
Thứ
ba, có phải “Nghị định 147 giống như mô
hình kiểm duyệt ở Trung Quốc”?
RFA và một số tổ chức
cáo buộc rằng Nghị định 147 sẽ biến Việt Nam thành một quốc gia "kiểm
soát" Internet tương tự như Trung Quốc. Thực tế ngược lại, nghị định 147 đảm bảo tính minh bạch và phù
hợp với chuẩn mực quốc tế, không giống các biện pháp kiểm soát hà khắc ở
một số quốc gia khác, Nghị định 147 tuân thủ các tiêu chuẩn của Công ước ICCPR,
tập trung vào việc ngăn chặn hành vi sai trái, không hạn chế quyền tiếp cận
thông tin chính đáng của người dân.Mục
tiêu của nghị định hướng tới xây dựng môi trường mạng an toàn, minh
bạch, bảo vệ quyền lợi người dân, không nhằm "kiểm soát" hoặc
"bịt miệng" bất kỳ ai.
Trái
ngược với luận điệu của Cao Nguyên đăng trên Đài Á Châu Tự Do (RFA) rằng“Nghị
định 147 sắp có hiệu lực, sẽ như “chiếc đinh đóng vào quan tài”, đánh dấu thêm
một bước thắt chặt đối với tự do ngôn luận tại Việt Nam”. Nghị định 147 có vai trò quan trọng của trong
bảo vệ người dùng mạng xã hội, cụ thể:
·
Ngăn chặn tin giả và nội dung độc hại. Tin giả và thông tin độc hại không chỉ
gây hoang mang dư luận mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và
trật tự xã hội. Nghị định 147 yêu cầu gỡ bỏ nội dung vi phạm trong vòng 24 giờ,
giúp ngăn chặn sự lan truyền nhanh chóng của các thông tin sai lệch.
·
Bảo vệ người dùng khỏi tội phạm mạng. Quy định xác thực danh tính giúp ngăn
chặn các tài khoản ảo, thường được sử dụng để thực hiện hành vi lừa đảo, quấy
rối hoặc phát tán nội dung vi phạm. Người dùng được bảo vệ khỏi các hành vi
quấy rối, vu khống hoặc bôi nhọ trên mạng xã hội.
·
Tạo môi trường mạng lành mạnh và trách nhiệm. Nghị định khuyến khích ý thức trách
nhiệm của người dùng khi tham gia mạng xã hội, tạo không gian mạng văn minh,
nơi quyền lợi của mọi người được tôn trọng. Điều này không chỉ bảo vệ cá nhân
mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế số, giáo dục trực tuyến và thương mại
điện tử.
Các tổ chức phản động
như RFA và HRW lợi dụng quyền tự do ngôn luận để kích động tâm lý bất mãn, làm
suy giảm niềm tin của người dân vào các chính sách quản lý nhà nước. Việc chống
đối Nghị định 147 thực chất nhằm duy trì môi trường cho các hành vi lừa đảo,
phát tán tin giả và kích động. Dư luận bị dẫn dắt bởi thông tin sai lệch, dẫn
đến tâm lý lo ngại không cần thiết. Các thế lực thù địch có cơ hội lợi dụng để
kích động, phá hoại an ninh trật tự.
Nghị định 147 không
chỉ là một bước tiến trong quản lý không gian mạng mà còn là công cụ bảo vệ
quyền lợi người dân trước những rủi ro, nguy cơ trên mạng xã hội. Những luận
điệu xuyên tạc của RFA và các tổ chức, cá nhân chống phá cần được nhận diện và
phản bác mạnh mẽ.
Ủng hộ Nghị định 147 là bảo vệ môi trường mạng trong sạch, văn minh, nơi
người dân có thể tự do thể hiện ý kiến trong khuôn khổ pháp luật và được bảo vệ
khỏi các hành vi vi phạm.
Mọi hành vi cản trở hoặc xuyên tạc nghị định này đều đi ngược lại lợi ích chung
của cộng đồng và xã hội.
No comments:
Post a Comment