Thursday, October 31, 2013

Trả lời trang Nhật ký yêu nước về bài BÀN VỀ BÀI LẠM DỤNG LUẬT PHÁP

Trả lời trang Nhật ký yêu nước về bài
BÀN VỀ BÀI LẠM DỤNG LUẬT PHÁP

Sau khi tôi đăng bài BÀN VỀ BÀI “LẠM DỤNG LUẬT PHÁP” của Đoan Trang, bạn Hoàng Thị Nhật Lệ là người tích cực chia sẻ bài viết đã trở thành mục tiêu tấn công của trang NKYN với liên tục 2 bài “BẠN HOÀNG THỊ NHẬT LỆ KHÔNG NÊN NÓI NHỮNG ĐIỀU QUÁ TẦM HIỂU BIẾT CỦA MÌNH”  cùng nhiều stt khác nhau được phụ họa cho thấy thể hiện rõ cả diễn đàn này đang phát cuồng vì cô sinh viên bé loắt choắt. Thật hài hước!

Tạm gác qua những ngôn từ đầy tục tữu, hằn học, tập trung đánh hội đồng cô sinh viên đã dám lật tẩy trò hề dân chủ, nhân quyền của đám Tuyên bố 258, Nhật ký bán nước, cuộc tấn công này cùng với trò block/report tài khoản Facebook của Lệ, hay hò nhau bằng những bản tin SOS report bản ký tên phản bác tuyên bố 258 trước đó chắc chắn không ngoài ý đồ “dọa dẫm” những bạn bè của Lệ dám nối gót cùng Lệ vạch mặt bọn chúng. Sự tiểu nhân, hèn hạ đã là bản chất song hành với chúng, y như vị “thủ lĩnh” Nguyễn Lân Thắng của chúng rồi.

 Vì mục tiêu tấn công lần này của chúng là dựa vào bài viết của tôi đáp trả bài “Lạm dụng pháp luật” của cô Đoan Trang, nên tôi thấy cần đứng ra trả lời những bài viết chúng tấn công cô sinh viên Hoàng Thị Nhật Lệ.

1. Về bức ảnh được xem là biểu tượng của phong trào Anonymous lên án đạo luật C-309 của Canada dành bản án hà khắc lên tới 10 năm tù cho những người đeo mặt nạ khi đi bạo loạn hay tụ họp trái phép, bị dư luận cho là nhằm vào tấn công lý tưởng/niềm tin của những người thuộc phong trào này. Việc những người ủng hộ phong trào này đưa ra bức họa chân dung người đeo mặt nạ với so sánh, tội hiếp dâm 2 năm tù, giết người 4 năm và đeo mặt nạ là 10 năm là cách thức lấy sự vụ điển hình nào đó làm nổi bật chủ đề đấu tranh, tuy không sát thực với những quy định cụ thể về khung luật pháp của các tội danh trên (mức min/max) nhằm gây hiệu ứng mạnh cho cuộc tranh đấu của họ. Bài viết “BÀN VỀ BÀI LẠM DỤNG LUẬT PHÁP”, tôi đã nói rõ “Sợ hãi một phong trào không kiểm soát được đã khiến cho Chính phủ Canada sử dụng “luật pháp” phung phí như thế”, đồng tình với phản ứng đạo luật trên với mức án quá nặng hoàn toàn nhằm vào phong trào hacker đang lật tẩy bản chất thật của chế độ dân chủ Tây phương có thể đáng được xem như sự “lạm dụng pháp luật”.

2. Về việc tôi so sánh Điều 79, 88 BLHS Việt Nam với  “tinh thần Điều 18 USC Sec. 2385 Advocating overthrow of Government (Tội vận động lật đổ chính quyền) của Hoa Kỳ, Điều 81 đến Điều 83 BLHS CHLB Đức về “Tội phản nghịch chống lại chính quyền liên bang” , Điều 77 đến Điều 80 BLHS Nhật Bản về tội “Nổi loạn” hay Điều 4 BLHS Xingapore”, được các bạn NKBN “lựa chọn” 3 ví dụ để đả kích, còn Điều 4 BLHS Xingapore thì các bạn “lờ tịt” đi, tôi nói rõ thế này.

- Về tinh thần các luật 18 Mục 2385 về Tội vận động lật đổ chính quyền của Mỹ và Điều 81-83 BLHS CHLB Đức với Điều 79, 88 BLHS của Việt Nam về cơ bản giống nhau ở nội dung hành vi khách quan. Nhưng khác nhau ở điểm hành động tuyên truyền hoặc lật đổ chính quyền gắn với “sử dụng bảo lực hoặc đe dọa sử dụng bạo lực”, còn ở Việt Nam thì nhấn mạnh phải có “mục đích chống Nhà nước” mới cấu thành tội phạm. Sự khác nhau này xuất phát từ quan điểm lập pháp/lịch sử lập pháp hình sự giữa phần lớn các nước phương Đông và phương Tây, đặc tính văn hóa giữa bên nặng về “hành động”  và bên nặng “tư tưởng”. Tuy nhiên xét về hiệu quả chứng minh tội lật đổ chính quyền/tuyên truyền chống Nhà nước thì việc chứng minh “mục đích chống chính quyền” là việc khó khăn, phức tạp hơn rất nhiều, đòi hỏi cơ quan tố tụng phải “hệ thống” các hành vi, nhận thức, quan điểm, tư tưởng, động cơ…của người bị kết tội. Chính vì vậy, ở Mỹ, những sản phẩm nặng mùi bạo lực, tấn công, đe dọa bằng ngôn từ như Bùi Hằng, Trần Thị Nga làm gì có cơ hội lêu lổng ngoài xã hội, nhưng ở Việt Nam, chửi/dọa bằng bạo lực thoải mái, còn phải chờ chứng minh “mục đích lật đổ chính quyền”, “mục đích chống chính quyền”. Vậy nên các bạn bè của Hoàng Thị Nhật Lệ có bức xúc cũng phải kiềm chế/chờ công an chứng minh được mục đích phạm tội của các rận, trong khi các rận cứ thoải mái hô hào, kích động, đe dọa tấn công cảnh sát thoải con gà mái.

- Luật pháp hình sự của Việt Nam có nét tương đồng với luật pháp hình sự các nước phương Đông. Như Điều 4 BLHS Xingapore quy định: “Tội làm ra và chiếm giữ các tài liệu có nội dung bạo loạn, lật đổ. Tài liệu có nội dung lật đổ bao gồm: những tài liệu dùng cho việc tuyên truyền ủng hộ, loan truyền những thông tin về các hoạt động xâm hại cho sự an toàn cộng đồng tại Xingapore. Các tư liệu tham khảo, các bộ sưu tập, các đơn yêu cầu, các tài liệu có nội dung về sự liên kết, đồng minh, liên lạc với những tổ chức bất hợp pháp. Nếu không có lý do hợp pháp thì bất cứ người nào làm ra, chiếm giữ hoặc vận chuyển, kiểm soát các tài liệu có nội dung lật đổ sẽ bị coi là có tội và bị phạt tù không quá 10 năm…”. Cách quy định của luật pháp Xingapore dễ chứng minh cho cơ quan công quyền hơn luật hình sự Việt Nam khi cứ phải loay hoay chứng minh “mục đích chống chính quyền”. Luật pháp Trung Quốc và một số nước khác đã bỏ dấu hiệu chứng minh “mục đích chống chính quyền” này, chỉ quy định mặt khách quan của hành vi, đủ yếu tố cấu thành là áp dụng và xử lý.

Phân tích trên cho thấy việc quy định hành vi tuyên truyền/chuẩn bị, tổ chức cho việc lật đổ chính quyền là tất yếu trong pháp luật của các quốc gia, dù Đông hay Tây để bảo vệ nhà nước và thể chế. Gắn với yếu tố lịch sử pháp lý, quan điểm pháp luật, đạo đức, văn hóa… mỗi quốc gia thì có thể khác nhau vài điểm nhất định khác nhau ở dấu hiệu hành vi phạm tội, khung hình phạt.

- Thêm một ví dụ nữa cho sự khác nhau giữa pháp lý phương Đông và phương Tây. Bản “Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế” là sản phẩm của Mỹ, phương Tây những luôn bị các lãnh đạo Nhà nước phương Đông lên án là “xa lạ với văn hóa phương Đông”. Tiêu biểu như:
(1) Thủ Tướng Mã Lai Mahathir Mohamad, đã cho rằng Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền là sản phẩm của những quốc gia Tây phương, không hiểu gì về các xã hội Đông phương, có tính cách xâm lược văn hóa của chính sách đế quốc Tây phương (Some Asian leaders, like Malaysian Prime Minister Mahathir Mohamad, denounce it (the Declaration) as Western cultural imperialism), và đề nghị phải duyệt lại bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền này.
(2)Thủ Tướng Lý Quang Diệu của Singapore cũng cho rằng “Những bài thuyết giảng về nhân quyền [của Mỹ] chỉ là những vận dụng của thái độ kiêu căng Tây phương, sẽ không có ảnh hưởng gì đến Bắc Kinh” (Newsweek, Nov. 29, 1993: “Human-rights lectures, says Lee, are exercices in Western arrogance that will not influence Beijing.”)
- (3)Và Thủ Tướng Nhật Hosokawa cũng tuyên bố “Những quan niệm về nhân quyền của Tây Phương không thể áp dụng một cách mù quáng vào Á Châu” (New York Times, May 2, 1994: Japan’s Prime Minister Hosokawa: “Western human rights concepts could not be “blindly applied” to Asia”)
(4) Cách đây ít năm, những quốc gia Á Châu đã họp ở Bangkok và chấp thuận một bản tuyên ngôn nhấn mạnh rằng nhân quyền phải được xét đến “trong bối cảnh của những cá biệt quốc gia và địa phương, và những nền tảng lịch sử văn hóa tôn giáo khác nhau” (human rights must be considered in the context of national and regional particularities and various historical religious and cultural backgrounds), và rằng “theo dõi vấn đề nhân quyền là vi phạm chủ quyền quốc gia”(that human rights monitoring violated state sovereignty) và sau cùng “viện trợ kinh tế với điều kiện, dựa trên tiêu chuẩn nhân quyền [trong khi thực sự không quan tâm đến nhân quyền, theo như nhận định của Noam Chomsky] là đối ngược với quyền phát triển” (and that conditioning economic assistance on human rights performance was contrary to the right of development).


- So sánh mở rộng thêm một chút nữa. Chẳng hạn BLHS Vương quốc Thụy Điển tại Chương 19, Phần các tội phạm quy định “Người nào nhận tiền, tài sản từ một nước ngoài hoặc bất kỳ người nào ở nước ngoài đang hoạt động với sự giúp đỡ của một nước ngoài mà xuất bản, phổ biến sách báo hoặc dưới hình thức khác nhằm gây ảnh hưởng đối với công luận về một vấn đề liên quan đến nguyên tắc tổ chức Nhà nước của Vương Quốc thuộc thẩm quyền quyết định của Nghị viện hoặc Chính phủ, thì bị phạt tù đến hai năm về tội nhận sự giúp đỡ của nước ngoài”. Điều luật này khác gần với Tội gián điệp trong BLHS của Việt Nam và chắc chắn các bạn zân chủ ở Việt Nam mà sống ở Thụy Điển thì lĩnh án tù đã chiếm tuyệt đại đa số rồi.

- Lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam từ thời nhà Đinh, Lê cho đến khi có các bộ luật hoàn thiện như Quốc triều hình luật, Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Hoàng việt luật lệ  (Bộ luật Gia Long) đến Hình luật canh cải (thời Pháp thuộc)  đều quy định những hình phạt vô cùng nghiêm khắc tới một số loại tội phạm xâm hại đến sự tồn tại của chế độ phong kiến. Chẳng hạn như Điều 225 Tạo yêu thư yêu ngôn Bộ luật Gia Long quy định “Phàm ai bày đặt sấm vĩ (tức lời nói tiên tri), sách nói chuyện quái đản, lời mập mờ quái lạ làm mê hoặc quần chúng”, “Đò đểu là nói láo về thịnh suy thế đạo, vận may hên của đất nước nhằm thổi bùng lên sự lừa bịp và long người với ý đồ chống đối nhà nước. Cho nên những kẻ bày đặt và truyền dụng đều bị chém.”.

Nền pháp luật nước nào khi hình thành đều dựa trên nền tảng pháp lý, đặc điểm dân tộc của nó, việc áp đặt mô hình/quan điểm/giáo lý của dân tộc này cho dân tộc khác là điều không thể chấp nhận.

Bởi vậy, mình xin nhắn gửi các bạn hành nghề “đấu tranh dân chủ” rằng, với lịch sử, đặc thù dân tộc Việt Nam, việc đòi áp đặt lực lượng ngoại bang, viện trợ ngoại bang vào thao túng nội bộ dân tộc sẽ không bao giờ thành công bởi đó đã thành “đặc tính”, “phản xạ”, niềm tin, sự cảnh giác ăn sâu vào tiềm thức, tâm linh của dân tộc này rồi. Trước Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã có bao nhiêu phong trào đấu tranh với các mô hình Đông Tây đủ cả, đều thất bại. Thậm chí cùng đem lý luận của Mac-lênin vào Việt Nam như thế hệ được đào tạo bài bản ở Liên Xô như Trần Phú đều thất bại, chỉ có Chủ tịch Hồ Chí Minh đã biết kết hợp/vận dụng lý luận đó với Chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa dân tộc mới thành công. Bởi vậy, mọi sự tranh cãi, Bác Hồ là người Mac-xit hay chủ nghĩa dân tộc đều đúng một phần, xong đa phần nghiêng về ông là người đại diện cho lợi ích dân tộc, chủ nghĩa dân tộc, ông chỉ dùng Chủ nghĩa Mác-lênin ,cơ sở triết học, lực lượng vật chất của phong trào vô sản thúc đẩy cách mạng dân tộc của đất nước mình thôi.
Võ Khánh Linh

2 comments:

  1. NGuồn http://www.yeutoquoc.org/threads/206/page-3
    65429_4677672509617_1349817728_n.jpg

    Trả lời: ​
    Mỹ:​
    1. Điều 2385 trong "Mỹ quốc pháp điển” đã quy định rằng: "Bất kỳ ai cố ý hô hào, kích động, khuyến khích lật đổ hay phá rối Chính phủ Mỹ và các tổ chức chính quyền cấp dưới đều phải bị tuyên phạt cao nhất tới 20.000USD, hoặc phải ngồi tù 20 năm. Sau khi mãn hạn tù 5 năm cũng không được Chính phủ và các tổ chức khác tin dùng”. Và đây nữa, năm 1798, lo ngại các tư tưởng của cách mạng P​
    háp có thể lan qua Ðại Tây Dương, Quốc hội Mỹ đã thông qua Ðạo luật Phản loạn quy định: "Việc viết, in, phát biểu hay phổ biến... mọi văn bản sai sự thực, có tính chất xúc phạm hay ác ý chống chính quyền đều là tội…". Thực chất mục đích của Ðạo luật Phản loạn là để ngăn chặn việc tuyên truyền xuyên tạc, kích động chống đối chính quyền.
    http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/5/5/5/213465/Default.aspx

    2. Ngày 13/02/2012, FBI đã bắt giữ 09 thành viên 01 giáo phái vì "âm mưu chống lại chính quyền liên bang".
    Nhóm Hutaree đã lên kế hoạch giết một sĩ quan cảnh sát sau khi tấn công một đám tang, nhằm bắt đầu một cuộc nổi loạn chống lại chính quyền Mỹ. Các thành viên của Hutaree, có trụ sở tại bang Michigan, bị buộc tội nổi loạn và tấn công có vũ khí. Cảnh sát đã tịch thu nhiều súng ngắn, súng cầm tay chưa đăng ký và nhiều bộ phận của thiết bị nổ. Tuy nhiên, những kẻ nổi loạn nói rằng họ chỉ sử dụng quyền Hiến pháp trong việc tự do phát biểu, hội họp và mang theo vũ khí cá nhân.
    http://www.baomoi.com/My-Bat-giu-nhom-nhan-danh-ton-giao-chong-chinh-quyen/119/7894283.epi

    Đức:
    Điều 18 hiến pháp nước CHLB Đức:
    “Ai lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, đặc biệt tự do báo chí , tự do tuyên truyền, tự do tụ tập, tự do lập hội, những bí mật về thư tín, thông tin, quyền sở hữu hoặc quyền tỵ nạn làm công cụ chống lại trật tự của xã hội tự do dân chủ sẽ bị tước bỏ quyền công dân.
    Tòa án tối cao liên bang sẽ quyết định về việc tước quyền công dân và mức độ xử phạt.”
    http://danluan.wordpress.com/2012/09/04/toi-chong-pha-chinh-quyen-va-loi-dung-tu-do-ngon-luan-o-duc/

    Thái: Tội xúc phạm Hoàng gia bị xử 20 năm tù. Ngày 07/5/2012, một người đang thụ án đã chết trong tù. Ông bị kết án chỉ vì 4 tin nhắn điện thoại.
    http://www.voatiengviet.com/content/nguoi-bi-ket-toi-xuc-pham-hoang-gia-thailan-chet-trong-tu-05-08-2012-150601915/1119123.html
    ...​

    ReplyDelete
  2. Nhận xét của Linh VÕ về Bác là chuẩn xác!

    ReplyDelete