Saturday, October 26, 2013

Bàn về bài “Lạm dụng luật pháp”



Người khởi xướng nhóm Tuyên bố 258 vừa cho ra lò bài “Lạm dụng luật pháp” đang được PR rất sôi nổi, cho rằng Nhà nước Việt Nam là “lạm dụng luật pháp”, đặt ra các Điều 79, 88, 258 BLHS là “đàn áp quyền lập hội” và “triệt tiêu tự do ngôn luận”, ban hành Nghị định 72 là “chính sách vô tâm và ích kỷ của chính quyền”. Từ một vài ví dụ, chị này khái quát thành mệnh đề: rằng “lạm dụng luật pháp” là đặc điểm chung của các chế độ độc tài (với một vài ví dụ ở Liên Xô thời chiến và nước Nga ngày nay).

Thấy cách hành văn của một người từng có thời mang danh nhà báo xem ra quá “lạm dụng”, lắt léo trong sử dụng ngôn từ vì một động cơ đen tối. Gần đây đã có người ví những kẻ dùng bút kiểu này là dạng “điếm bút” – chỉ thành phần « điếm » dùng bút để làm phương tiện bán chữ « nuôi miệng » , sẵn sàng đảo lộn mọi thước đo lường giá trị của xã hội, biến đúng thành sai, biến đen thành trắng, biến giả thành thành thật chỉ nhằm mục đích duy nhất, mọi thứ đang tồn tại trong thể chế chính trị ở Việt Nam đều là sản phẩm của “độc tài, độc đảng”.!?!.

1. Xin đưa ra một vài dẫn chứng về “lạm dụng luật pháp” ở những nước không “độc đảng/toàn trị”?

Ở Canada, nếu bạn ra đường với mặt nạ sẽ phải ngồi tù tới 10 năm, trong khi tội Hiếp dâm trẻ em chỉ 2 năm tù, tội Giết người chỉ 4 năm tù ? Sợ hãi một phong trào không kiểm soát được đã khiến cho Chính phủ Canada sử dụng “luật pháp” phung phí như thế, như vậy, đối với cô Đoan Trang, Canada có phải là ngoại lệ?


Còn đây, đất nước của biểu tượng về “rừng luật”, rối rắm, phức tạp vào loại nhất nhì thế giới! Thời đại này, còn tồn tại vô số điều luật tưởng như không thể có ở xã hội thời nay như: “Tại Logan, Colorado, hôn một phụ nữ khi nàng đang ngủ là trái với quy định của pháp luật. Tại bang Vermont, nếu phụ nữ muốn trồng răng giả, việc đầu tiên là phải xin phép chồng, chỉ khi chồng đồng ý bằng văn bản thì người vợ mới được thực hiện. Ở Quitman, Georgia, để gà chạy băng qua đường là phạm pháp.” Còn vô khối những điều luật CƯỜI RA NƯỚC MẮT, xin đọc tại. http://googletienlang.blogspot.com/2013/06/nhung-ao-luat-ky-di-o-my.html. Thế nên, ở Mỹ, nghề luật sư bộn tiền nhất và không đâu tỷ lệ luật sư trên dân cư lại đông/hùng hậu bằng nước Mỹ !. Chiếu theo tiêu chí của sự “lạm dụng” của cô cựu nhà báo Đoan Trang kia, thì Việt Nam còn phải tôn Mỹ lên hàng đại sư phụ!
Về ví dụ điển hình cho xâm phạm tự do ngôn luận, báo chí theo “tiêu chí” của cô Đoan Trang và nhóm “Tuyên bố 258” của cô ta xin mời đọc bài “Tự do báo chí ở Mỹ - Từ Hiến pháp đến thực tế!” tại địa chỉ http://baochi.edu.vn/home/201103102803/tu-do-bao-chi-o-my-tu-hien-phap-den-thuc-te/ trong đó có đưa ra ví dụ năm 1798, trước sự lan tràn các tư tưởng cực đoan của cách mạng tư sản Pháp, Quốc hội Mỹ đã thông qua “Đạo luật Phản loạn,” quy định việc “viết, in, phát biểu hay phổ biến… mọi văn bản sai sự thực, xúc phạm hay ác ý chống chính quyền đều là tội.”. Còn nhiều dân chứng khác nữa, như vậy Đạo luật phản loạn có được liệt vào SỰ KIỆN tiêu biểu ngăn chặn, đàn áp quyền tự do báo chí chỉ để chống luồng tư tưởng tiến bộ từ cuộc cách mạng Pháp tràn vào đe dọa chính thể dân chủ của nước Mỹ ?.
Song ví dụ trên cô Đoan Trang và nhóm “Tuyên bố 258” của cô ấy có thể cho tôi lấy ví dụ trong QUÁ KHỨ để QUY KẾT hiện tại! Xin đưa dẫn chứng mới nhất là đạo luật ÁI quốc của Mỹ được ban hành sau vụ khủng bố 11/9 nhưng nay nó đã được gia hạn vô thời hạn, cho phép Chính phủ Mỹ kiểm soát vô tội vạ những liên lạc riêng tư, cá nhân hàng triệu triệu người Mỹ bất kể họ có căn cứ xác thực thuộc diện đáng nghi ngờ hay chưa?. Xin hỏi ví dụ đây đã là minh chứng điển hình cho sự lạm dụng pháp luật của một quốc gia dân chủ không? Luật Ái quốc của Mỹ bảo vệ ai, phục vụ cho ai, có thuộc diện “chính sách ích kỷ và vô tâm của chính quyền” chiếu theo đúng lập luận/tư duy của cô Đoan Trang? Liệu có được đa số dân Mỹ ủng hộ không?

Còn về Tòa án Hiến pháp, cơ chế bảo hiến ư? Đúng là cũng cần đấy, nhưng thưa cô Đoan Trang, cô có biết ai vi phạm Hiến pháp Mỹ nhiều nhất không? Chính là các tổng thống Mỹ hàng chục đời nay đấy, tài liệu rất nhiều, cô lại thông thạo tiếng Anh, mời cô tìm đọc nguyên bản cho chuẩn xác nhé.

Việc cô và các đồng đảng/đồng môn mà chúng tôi quen gọi rận chủ đang la lối Nghị định 72 om củ tỏi, rằng nó là chính sách ích kỷ và vô tâm của chính quyền? Cô chưa có con nên cô chưa lo đến thứ văn hóa phẩm độc hại trên mạng Internet của đất nước bị vu cáo là “vi phạm quyền sử dụng Internet bậc nhất thế giới” nhưng trên bản đồ facebook nó lại sáng rực rỡ bậc nhất thế giới này sẽ thẩm thấu/giết hại nhiều thế hệ con cháu cô vì đủ thứ rác rưởi trên không gian mạng mà Nhà nước chưa có phương tiện/công cụ nào kiểm soát nổi.
 
Cô Đoan Trang và nhóm MLBVN của cô có biết, nước Đức có hẳn một bộ luật dành cho thông tin mạng. Ngoài những điểm như: Trang web cần phải có đầy đủ thông tin, từ người quản lý tới việc lưu giữ thông tin các thành viên tham gia và cung cấp cho cơ quan hữu quan trong trường hợp có yêu cầu. Người cung cấp dịch vụ mạng phải chịu trách nhiệm không chỉ thông tin trên trang web đó mà còn phải chịu trách nhiệm về những gì thành viên bình luận hoặc viết bài trên đó (xin lưu ý luôn đến người bạn Đinh Nhật Uy của các cô!). Tuy vậy luật cũng qui định người cung cấp dịch vụ phải có trách nhiệm bảo mật thông tin người dùng và trách nhiệm cung cấp thông tin cho chính quyền. Dành cho những đối tượng gửi Spamm cũng được luật qui định rõ mức phạt và khác hẳn với Việt Nam, khi người ta có thể tự do gửi Mails tới bất cứ địa chỉ nào để quảng cáo vô tội vạ thì Đức sẽ phạt bất cứ ai gửi nếu người nhận đã từ chối hoặc không gửi yêu cầu. (Đó cũng là lý do mà nhiều hãng, nhiều công ty bán hàng qua mạng khuyến mãi cho ai nhận tin mới của hãng bằng khoản hạ giá nho nhỏ cho lần đầu tiên đặt hàng). Xin mời đọc nguồn từ bác Karel Phùng  và trang gốc http://www.gesetze-im-internet.de/tmg/BJNR017910007.html#BJNR017910007BJNG000100000
 
2. Việt Nam có phải là nước “lạm dụng luật pháp” không?
 
Có vẻ như ngược lại đấy, Chính phủ, Quốc Hội Việt Nam - đất nước từng gắn bó với tổ tiên sinh thành ra cô, đang đánh vật với việc “sản xuất luật pháp” bằng tốc độ phi thuyền/tên lửa để đủ điều kiện đáp ứng các tiêu chí của mấy anh WTO, TPP hay UNHRC mới là sự thực đấy.

 Các Điều 79, 88 hay 258 BLHS có gì KHÁC LẠ gì so với một vài ví dụ mà tôi đã từng nêu ra trong một số bài viết trước đây:

Các Điều 90 về “Phỉ báng tổng thống ”, Điều 90a “Phỉ báng chính quyền và các biểu tượng của nhà nước”, Điều 90b “Phỉ báng có tính coi thường các cơ quan hiến pháp” BLHS CHLB Đức quy định hình phạt khá nặng với cá nhân nào “công khai và tán phát truyền đơn” có nội dung trên. Điều 188 BLHS về tội “Vu khống và phỉ báng các chính trị gia” áp dụng đối với “Ai công khai hoặc phát tán truyền đơn (§ 11 khoản. 3) nhằm bôi nhọ (§ 186) người đại diện của nhân dân, nhằm động cơ gây khó khăn cho công việc của những người bị hại sẽ bị phạt tù từ 3 tháng tới 5 năm  (xin mời đọc cụ thể tại http://karelphung.blogspot.com/2013/10/toi-phi-bang-vu-khong-lanh-ao-va-chinh.html)
Còn nhiều lắm các bài viết trước đó của tôi từng đề cập đến, tinh thần Điều 18 USC Sec. 2385 Advocating overthrow of Government (Tội vận động lật đổ chính quyền) của Hoa Kỳ, Điều 81 đến Điều 83 BLHS CHLB Đức về “Tội phản nghịch chống lại chính quyền liên bang” , Điều 77 đến Điều 80 BLHS Nhật Bản về tội “Nổi loạn” hay Điều 4 BLHS Xingapore có khác lạ gì nhiều so với Điều 79, 88 BLHS của Việt Nam?

Do hạn chế về ngôn ngữ và hiểu biết, nên tôi mới chỉ dẫn được VÀI dẫn chứng tiểu biểu chứng minh cho MỆNH ĐỀ “Lạm dụng pháp luật – điểm chung của các chế độ độc tài” của cô Đoan Trang đã đi ngược/lật ngược hoàn toàn thực tiễn khách quan.

Đây có phải là trạng thái “lạm dụng ngôn ngữ” hay “điếm bút” mà tôi đã nêu ra hay không, nếu tư duy của cô vẫn ở trạng thái BÌNH ỔN/BÌNH THƯỜNG, chắc cô sẽ tự trả lời được.

Còn theo tư duy thông thường đến đứa trẻ học phổ thông cũng có thể nói được, đã là độc tài rồi vẽ ra lắm luật làm gì? Vậy tư duy của cô Đoan Trang và nhóm MLBVN hay nhóm “Tuyên bố 258” của cô có bị khiếm khuyết gì không? Hay đồng tiền đã là động cơ bóp méo, vặn ngược ngòi bút và nhân cách của các cô rồi, thưa cô Đoan Trang?

Võ Khánh Linh

1 comment: