Ngày 24/11/2013, CƠ quan Cảnh
sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã ra thông báo truy tìm “cựu tù nhân lương
tâm” Nguyễn Bắc Truyển để phục vụ cho việc điều tra về hành vi “Lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản công dân”. Các bị hại là các bà Hồ Ngọc Ánh, Nguyễn Thị Thanh Nga, Ngô Ngọc Hoa và
Nguyễn Thị Quý Loan đã tố cáo Nguyễn Bắc Truyển trong thời gian làm giám đốc Công ty TNHH Giao nhận Việt
Thịnh Phú đã có hành vi “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” của những người
này với số tiền lớn. Sau khi tiếp nhận đơn tố cáo, Công an TP Hồ Chí Minh tiến
hành xác minh thì Truyển đã bỏ trốn khỏi địa phương.
Bản thân Nguyễn Bắc Truyển vốn là tổ chức “đảng Dân chủ Nhân dân” ở Mỹ, được Đỗ Thành Công “giao nhiệm vụ xây dựng hoạt động của cái gọi là “Đảng dân chủ nhân dân”, gửi các bài viết có nội dung xuyên tạc, gửi thư có nội dung xấc xược, có ý đồ rải truyền đơn, tập hợp lực lượng biểu tình vào dịp Việt Nam tổ chức Hội nghị APEC”. Năm 2006, cả êkip trong nước của Đỗ Thành Công trong nước đã bị bắt và xử theo Điều 88 BLHS. Truyển lĩnh án 4 năm tù giam. Từ khi ra tù đến nay (5/2010), Truyển tiếp tục tham gia khá nhiều hội nhóm trá hình “xã hội dân sự” như “điều hành Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo”, “Hội Anh em dân chủ”, “Mạng lưới Blogger Việt Nam”…, được các đài BBC, VOA, RFA hết lời ca tụng là “tù nhân lương tâm”, được HRW trao giải thưởng nhân quyền năm 2011. Truyển rất thân với Bùi Hằng, là trung tâm tổ chức nhiều vụ xúi giục giáo dân Hòa Hảo, Thiên Chúa gây rối trật tự, còn Truyển thì “lấy những thông tin đó làm truyền thông” với các đài báo hải ngoại.
Theo thanh minh của Truyển với nhóm Truyền thông Công Giáo VNRs của mấy chị Nguyễn Hoàng Vi và nhóm “Mạng lưới Blogger Việt Nam” ở Dòng Chúa Cứu thế trong Nam, thì có việc Truyển nợ nhóm bị đơn kia là 1,8 tỷ từ trước khi bị bắt, đi tù năm 2006, cho rằng Truyển đã trả nợ được ¼ người, bà Nguyễn Thị Quý Loan đã “chia sẻ” với Truyển là bị công an thúc ép viết đơn tố cáo Truyển (đây chỉ là lời kể một chiều của Truyển, không có chứng thực nào và không thấy cơ quan truyền thông nhớn nào lên tiếng cho Truyển trong vụ này)
Sau thông báo truy tìm trên, Công an đã truy tìm, bắt Truyển về nơi cư trú để phục vụ điều tra, nhưng khi Truyển trốn ở nhà vợ chưa cưới tại Lấp Vò, Đồng Tháp bị công an cưỡng chế về TP HỒ Chí Minh thì Bùi Hằng dẫn theo đoàn tín đồ Hòa Hảo kéo về Lấp Vò để ngăn cản công an, “giải cứu” Truyển, gây sự với cả cảnh sát giao thông nên đã bị tạm giữ, rồi tạm giam về hành vi cản trở giao thông, gây rối trật tự.
Từ sau vụ ở Lấp Vò, Truyển vẫn không về địa phương phục vụ việc điều tra, “thanh minh” cho mình, mà trốn ra Hà Nội đi cầu cứu các ĐSQ nước ngoài “can thiệp”.
Như vậy, dấu hiệu phạm tội theo Điều 140 Bộ luật Hình sự của Nguyễn Bắc Truyển khá rõ ràng.
Điều luật này chỉ rõ: “Người nào có một trong những hành vi sau
đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến
dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm
trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về
tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến
ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của
người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng
rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của
người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và
đã sử dụng tài sản đó vào
mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.”
Truyển đang
nợ tiền với số lượng lớn bị người cho vay tố cáo (theo khoản a Điều 140) lại
trốn khỏi nơi cứ trú, trốn việc triệu tập điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều
tra. Mặc dù Truyển có biện hộ về việc sẽ gặp những người tố cáo để “nói
chuyện”, nhưng từ cuối năm 2013 đến nay Truyển trốn không về, ngoài việc thổ lộ
gặp một bị đơn để thỏa hiệp, các bị đơn còn lại Truyển không đề cập đến ???
Trong trường
hợp này, Cơ quan điều tra hoàn toàn có thể khởi tố vụ án, tiến hành tạm giam
Nguyễn Bắc Truyển theo Khoản
b Điều 88 BLTTHS theo:
“1.
Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp sau
đây:
a) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm
trọng; phạm tội rất nghiêm trọng;
b) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng,
phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm
và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố,
xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội”.
Thiết nghĩ,
những vụ việc này, công an không làm nghiêm sẽ tạo cơ hội cho những kẻ tiền
“tội phạm” này trốn tránh, có thời gian “cản trở quá trình điều tra” bằng cách xin
nước ngoài can thiệp hoặc trốn đi nước ngoài. Tương tự như với Nguyễn Lân
Thắng, thủ lĩnh “Mạng lưới Blogger Việt Nam” kia, đang trốn tránh lệnh triệu
tập của cơ quan điều tra Công an quận Đống Đa theo tố cáo của Nguyễn Phương Anh
về hành vi vu khống, xâm hại lợi ích công dân.
Xem ra ngày
càng nhiều thành viên của cái gọi là “Mạng lưới Blogger Việt Nam” (nhóm “Tuyên
bố 258”) do Việt tân Trịnh Hội, Đoan Trang khởi xướng trước đây mắc vòng lao
lý, theo sau Nguyễn Văn Dũng (tội giao cấu với trẻ vị thành niên), Trương Văn
Tam (Tội cưỡng đoạt tài sản), Nguyễn Xuân Kim đang bị truy nã… Có vẻ giống như
Bùi Thanh Hiếu, các nhân vật xã hội đen, tội phạm hình sự rất thích khoác cái
áo “nhà đấu tranh dân chủ” để được ăn, được nói, được trang trí màu mè, được
nước ngoài quan tâm, can thiệp nhằm xóa nhòa những hành vi và quá khứ tội lỗi
của mình?
Võ Khánh Linh
Cái này là quan hệ dân sự, mất khả năng thanh toán bình thường, người ta hoàn toàn có quyền đi lại, sao lại quy chụp láo là bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản lừa đảo. Em lạy các đại ca dư luận viên đao to búa lớn.
ReplyDelete