Từ
ngày 14 đến ngày 18/12/2020, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương khóa
XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thảo luận về các dự thảo văn kiện, nhân sự,
chương trình và quy chế làm việc của Đại hội XIII, sẽ diễn ra trong năm sau.
Nhân đó, các tổ chức, cá nhân chống Nhà nước Việt Nam đã tiếp tục dùng nhãn
quan của mô hình dân chủ đa đảng để tuyên truyền về Đại hội XIII, để vừa công
kích Đảng Cộng sản, vừa kêu gọi chuyển sang mô hình dân chủ đa đảng. Trong hai
tuần qua, các hoạt động tuyên truyền này chủ yếu đi theo 3 hướng: (1) công kích
lãnh đạo Đảng; (2) phê phán rằng Đại hội thiếu tính công khai, minh bạch; và
(3) phê phán rằng khuynh hướng tập trung quyền lực để chống tham nhũng của Đảng
sẽ tạo một vòng luẩn quẩn.
Cả
3 hướng tuyên truyền vừa nêu đều xoay quanh một thông điệp lõi: đòi tăng lượng
người có quyền tham gia vào các quyết định chính trị quan trọng (VD: đòi công
khai tài sản của Chủ tịch nước với toàn dân; đòi nhân sự Đại hội công khai
tranh cử; đòi người dân có thêm quyền giám sát quan chức thông qua tư pháp, báo
chí và xã hội dân sự độc lập…).
Về
hướng tuyên truyền thứ nhất, là công kích lãnh đạo Đảng, nhiều tổ chức, cá nhân
chống đối đã tuyên truyền rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang “tham quyền cố
vị”, không muốn rời các chức vụ của mình. Để chứng minh, họ viết rằng Tổng Bí
thư đã không dám công khai tài sản của mình, và đã nói rằng “Nếu để suy thoái
mà mất Đảng, mất chế độ là mất tất cả, bao nhiêu thành quả cách mạng sẽ đổ xuống
sông, xuống bể”. Ngoài ra, họ cũng viết rằng vụ Tất Thành Cang chỉ là một vụ “đấu
đá nội bộ” trước thềm Đại hội Đảng, không phải là chống tham nhũng.
Cả
ba thông điệp vừa nêu đều có yếu tố sai lệch.
Thứ
nhất, trong thực tế, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kê khai tài sản với Quốc hội
vào tháng 10/2018, khi được bầu vào vị trí Chủ tịch nước. Sau khi đọc bản kê khai tài sản của ông Trọng, Đại
biểu Quốc hội Dương Trung Quốc nhận xét: "Bản kê khai cho thấy mức lương của
ông không cao, tiền tiết kiệm và tài sản cũng không nhiều. Ngoài căn nhà công vụ
theo quy định của Đảng và Nhà nước, ông có hơn 300 m2 đất ở quê do ông bà tổ
tiên để lại".
Thứ
hai, khi nói “Nếu để suy thoái mà mất Đảng, mất chế độ là mất tất cả, bao nhiêu
thành quả cách mạng sẽ đổ xuống sông, xuống bể”, Tổng Bí thư Trọng muốn nói rằng
cần giữ Đảng, chứ không nói rằng cần tiếp tục để ông tại chức.
Thứ
ba, khi giới chống đối chính là một trong những bộ phận đòi xử lý vụ tham nhũng
của Tất Thành Cang, họ không thể nói rằng việc truy tố ông Cang không phải là
chống tham nhũng.
Trong
thời gian tới, nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất của các nhà dân chửi là bàn
luận xem nên chọn ông Trump hay ông Biden làm lãnh đạo của “phong trào dân chủ
Việt Nam”. Đừng để cuộc thảo luận về TBT Nguyễn Phú Trọng làm sao nhãng khỏi
nhiệm vụ đó.
No comments:
Post a Comment