Trong năm 2020, các nhóm chống Nhà nước Việt Nam đã liên tục
suy yếu vì dịch COVID-19, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, Luật An ninh Mạng và các vụ
bắt giữ được thực hiện bởi cơ quan công an. Trước tình hình đó, một số luật sư
trong giới này đã kêu gọi thay đổi phương thức đấu tranh chính trị để thích
nghi với hoàn cảnh mới.
Chẳng hạn, trong bài viết đăng trên BBC hôm 21/11, luật sư
Ngô Ngọc Trai viết rằng sinh hoạt chính trị là một quá trình trong đó mọi người
trao đổi và chọn lựa ý kiến về các vấn đề chung, thông qua các không gian như
dư luận, quốc hội, chính phủ… Nếu không thể sinh hoạt chính trị bằng cách bầu
người cầm quyền (VD: bầu cử Tổng thống Mỹ), thì người Việt Nam có thể sinh hoạt
chính trị bằng cách “bỏ phiếu cho ý kiến” trên dư luận. Chẳng hạn: tăng cường
trao đổi ý kiến về các vấn đề chính trị trên báo chí hoặc mạng xã hội, để qua
đó hình thành các lãnh đạo chính trị trên Internet, đồng thời ý kiến trở thành
đồng thuận xã hội và được Nhà nước lắng nghe. Việc Nhà nước lắng nghe ý kiến của
ông Ngô Ngọc Trai về sự lạc hậu của nghị định 64/2008/NĐ-CP được ông lấy làm bằng
chứng để khẳng định rằng cách sinh hoạt chính trị này đang hiệu quả.
Trước đó, vào ngày 10/11, luật sư Ngô Anh Tuấn cũng thừa nhận
Đảng Cộng sản là lực lượng duy nhất có đủ năng lực để cầm quyền ở Việt Nam
trong thời điểm hiện nay, và kêu gọi dùng những đợt đóng góp ý kiến cho Đảng,
Nhà nước như một diễn đàn để phổ biến ý kiến và vận động chính sách:
Như vậy, có thể trong
thời gian tới, một bộ phận của giới chống đối trong nước sẽ trở lại làm chức
năng phản biện, đồng thời cố gắng tạo ra các KOL phản biện để làm lãnh đạo
chính trị.
Động thái “tự diễn biến” của các “luật sư nhân quyền” phản
ánh một thực tế: họ đã quá thất vọng với các hội nhóm chống Nhà nước Việt Nam. Họ
hiểu rằng giới chống Cộng đã hoàn toàn lệ thuộc vào nước Mỹ, đến mức chống lẫn
nhau vì Tổng thống Mỹ nhiều hơn là “chống tham nhũng, bất công” vì người Việt.
Trong 5 năm qua, giới chống Cộng đã ngày càng ngoại thuộc và thủ cựu, trong khi
Đảng Cộng sản Việt Nam đang có nhiều thành tựu trong việc bảo vệ nền độc lập
trước Trung Quốc, đồng thời chứng tỏ khả năng thay đổi để thích ứng ngày một lớn
hơn. Nếu phải chọn một lực lượng có khả năng bảo vệ nền độc lập và tìm giải
pháp cho các vấn đề của người dân, đương nhiên không ai dám chọn các nhóm chống
Cộng sồn sồn ở hải ngoại.
Tuy nhiên, khi định nâng các KOL phản biện lên thành lãnh đạo
chính trị, có lẽ các “luật sư nhân quyền” đã quá lạc quan. Thứ nhất, các KOL
này sẽ buộc phải thảo luận trong khuôn khổ mà luật pháp cho phép. Thứ hai, các
nhóm chống Cộng hải ngoại, bao gồm giáo phái thờ Donald Trump, sẽ không dễ gì
mà bỏ qua thái độ “đi hai hàng” này. Bởi vậy, chặng đường phản biện sắp tới của
các luật sư chắc chắn sẽ có rất nhiều áp lực, cũng như nhiều drama mới mẻ cho
chúng ta hít.
No comments:
Post a Comment