Sunday, October 9, 2022

LỢI DỤNG “NGÀY QUỐC TẾ TƯỞNG NIỆM NẠN NHÂN BỊ BẠO HÀNH VÌ TÔN GIÁO HAY NIỀM TIN”: MƯU ĐỒ ĐEN TỐI!

Trong các ngày 20 đến 23-8-2022, tại một số điểm sinh hoạt tôn giáo Tin Lành trái phép trên địa bàn tỉnh Đăk Lắk nói chung, huyện Cư M’gar (xã Ea Tar, Cư Suê, Cuôr Đăng) nói riêng đã đồng loạt có một số hoạt động tổ chức hiệp thông cầu nguyện “Ngày quốc tế tưởng niệm các nạn nhân bị bạo hành vì lý do tôn giáo hay niềm tin 22-8-2022”.



Được biết từ năm 2019, ngày 22/8 được chọn là ngày “quốc tế tưởng niệm nạn nhân bị bạo hành vì tôn giáo hay niềm tin”. Tuy nhiên, tại Việt Nam ý nghĩa của ngày tưởng niệm trên bị các đối tượng phản động lưu vong (Y Quynh Bdăp ở Thái Lan – cầm đầu tổ chức “Người thượng vì công lý – MSFJ liên kết với Nguyễn Đình Thắng ở Mỹ - Cầm đầu tổ chức “Ủy ban cứu trợ người vượt biển” - BPSOS) bóp méo hoàn toàn, đây còn chính là “cơ hội vàng” để chúng xuyên tạc về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam nhằm mục đích biện minh cho những hành vi lợi dụng tự do tôn giáo để vi phạm pháp luật và cố tình xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, vu cáo Nhà nước Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp tôn giáo.
Một trong những thủ đoạn quen thuộc lợi dụng vấn đề tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của số đối tượng này là ra sức móc nối, lợi dụng số đối tượng bất mãn, chống đối chính quyền, vi phạm pháp luật sau đó yêu cầu trương băng rôn, khẩu hiệu bằng tiếng Anh, tiếng Việt và tiếng Êđê với nội dung “Cầu nguyện nhân dịp quốc tế tưởng niệm cho các nạn nhân bị bạo hành vì lý do tôn giáo hay niềm tin”, (chúng cho rằng những hoạt động này đang là đấu tranh cho “dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo” và bị Nhà nước Việt Nam “đàn áp”), chụp hình gửi cho đối tượng Y Quynh Bdăp để đăng tải trên trang mạng xã hội Facebook “Người Thượng Vì Công Lý” (do Y Quynh Bdăp ở Thái Lan lập, quản lý, đây là trang thường xuyên đăng tải hình ảnh, video clip xuyên tạc về tình hình trong nước liên quan đến dân tộc, tôn giáo) để làm “chứng cứ” đăng bài vu cáo, xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo trong nước. Tại huyện Cư M’gar không ngạc nhiên khi xuất hiện hình ảnh của những cái tên quen thuộc như Y Thinh Niê (xã Ea Tar), Y Čung Niê, Y Jim Eeban (xã Cư Suê) đây là những đối tượng thường xuyên có hoạt động sinh hoạt tôn giáo Tin Lành trái phép đã nhiều lần bị chính quyền mời làm việc, nhắc nhở vì sinh hoạt tôn giáo trái phép và có những hành vi lợi dụng tôn giáo để xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Phải khẳng định rằng, ở Việt Nam không có nạn nhân bị bạo hành tôn giáo hay niềm tin. Ngược lại, có thể nói rằng Việt Nam đã không ngừng nỗ lực để đảm bảo quyền tự do tôn giáo của người dân như hoàn thiện hệ thống pháp luật về tôn giáo, chính sách tín ngưỡng tôn giáo trong đó có việc thông qua Luật Tín ngưỡng tôn giáo. Không thể nói không có tự do tôn giáo khi hiện nay Việt Nam có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được công nhận và cấp đăng ký hoạt động với 55 ngàn chức sắc, 145 ngàn chức việc, 29 ngàn cơ sở thờ tự. 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng tôn giáo trong đó có 26 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số cả nước; có hơn 8 ngàn lễ hội tín ngưỡng tôn giáo hàng năm, thu hút sự tham gia đông đảo của các tín đồ và quần chúng nhân dân. Đặc biệt là nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn đã được tổ chức thành công ở Việt Nam, trong đó có các sự kiện kỷ niệm 500 năm cải chánh Đạo Tin lành, Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak, Tổng hội dòng Đa minh thế giới. Những nỗ lực này của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Hoạt động tôn giáo không chỉ thuần túy nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của tín đồ, chức sắc, nhà tu hành, mà còn liên quan đến các lĩnh vực đời sống xã hội và phải tuân thủ những quy định của pháp luật. Tôn giáo và hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng ở bất kỳ quốc gia nào cũng không thể đứng ngoài pháp luật của quốc gia đó. Hoạt động tôn giáo ở nước ta, bên cạnh xu hướng tuân thủ pháp luật là chủ yếu, thời gian qua đã xảy ra một số vụ lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để gây rối trật tự công cộng, đi ngược lại lợi ích của cộng đồng; muốn tách khỏi sự quản lý của nhà nước, trong số đó không thể không nhắc đến vai trò “cầm đầu” của số đối tượng FULRO lưu vong Y Quynh Bdap lợi dụng gây chia rẽ đoàn kết dân tộc, tôn giáo, ảnh hưởng đến truyền thống, bản chất tốt đẹp của người DTTS; gây bức xúc trong chức sắc, tín đồ các tổ chức tôn giáo, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại địa phương, không đúng với đường hướng hoạt động tôn giáo của các hệ phái, hội thánh Tin lành.
Có thể thấy, Ngày quốc tế tưởng niệm nạn nhân bị bạo hành vì tôn giáo hay niềm tin đang bị các đối tượng xấu lợi dụng để công kích, vu cáo chính quyền Việt Nam vi phạm quyền tự do tôn giáo và đàn áp tôn giáo. Một lần nữa xin khẳng định Việt Nam không có nạn nhân bị bạo hành tôn giáo, mà chỉ có những cá nhân lợi dụng tôn giáo để chống phá và bị pháp luật trừng trị. Việc lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam là một trong những âm mưu hoạt động xuyên suốt của các thế lực thù địch, bọn phản động. Mỗi người dân, chức sắc, tín đồ tôn giáo cần mạnh mẽ lên án số đối tượng này, cảnh giác để bảo vệ tín đồ, người thân, không để bị các đối tượng dụ dỗ, lôi kéo vào các hoạt động chống phá chính quyền, gây xáo trộn cuộc sống bình yên của nhân dân nói chung và vùng DTTS nói riêng trên địa huyện nói riêng.

No comments:

Post a Comment