Thursday, May 25, 2023

Lạm bàn thực hư“Tôn giáo ở Việt Nam là một quyền tự do có định hướng chính trị”?

 


Sau khi 02 báo cáo về tình hình tự do tôn giáo quốc tế năm 2022 của Bộ Ngoại giao Mỹ và Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ (USCIRF) được công bố (5/2023), các trang mạng phản động đua nhau tán phát nhiều bài viết xuyên tạc về tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, chẳng hạn như bài “Tôn giáo ở Việt Nam là một quyền tự do có định hướng chính trị”  trên trang “Vietnamthoibao”, có nội dung vu cáo các tổ chức tôn giáo “chịu sự phụ thuộc vào định hướng chính trị” nặng nề của chính quyền, đánh đồng giữa những chức sắc, tín đồ sống “tốt đời, đẹp đạo” với những kẻ đội lốt, giả danh tín ngưỡng, tôn giáo để phá Đời, phá Đạo, vu cáo chính quyền “sách nhiễu”, “đàn áp”. Thực tế hoàn toàn bác bỏ luận điệu xuyên tạc này.

Với các tôn giáo, tổ chức tôn giáo được công nhận, cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cả việc Đạo và việc Đời.

Theo Điều 21, Mục 1, Chương V, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2016: “Tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo được công nhận là tổ chức tôn giáo khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: 1. Hoạt động ổn định, liên tục từ đủ 05 năm trở lên kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; 2. Có hiến chương theo quy định tại Điều 23 của Luật này; 3. Người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự; 4. Có cơ cấu tổ chức theo hiến chương; 5. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; 6. Nhân danh tổ chức tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập”.

Theo quy định trên, ở Việt Nam hiện nay, Nhà nước đã công nhận 36 tổ chức tôn giáo, cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho 04 tổ chức và 01 pháp môn tu hành thuộc 16 tôn giáo. Các tôn giáo, tổ chức tôn giáo này đã phát huy tốt “các nguồn lực” của mình trong tiến trình lịch sử, luôn chung sống hòa đồng, gắn bó với dân tộc, thể hiện sinh động qua hệ thống giáo lý, giáo luật, mục đích, phương châm hành đạo, chứ hoàn toàn không phải chịu sự “định hướng chính trị” nặng nề như Phạm Lê Đoan và đồng bọn xuyên tạc.

Với các tôn giáo, tổ chức tôn giáo chưa được Nhà nước công nhận, cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, hệ thống chính trị các cấp hướng dẫn họ hoạt động theo quy định của pháp luật, địa phương, hỗ trợ về mọi mặt, nhất là mặt pháp lý, xét, công nhận, cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo. Đồng thời, chúng ta cũng có các quy định nhằm chấn chỉnh, xử lý khi họ có những sai phạm, vi phạm quy định của pháp luật. 

Với các tổ chức đội lốt, giả danh tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi, chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Đảng, Nhà nước ta kiên quyết đấu tranh, nghiêm trị. Các tôn giáo, tổ chức tôn giáo như: Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Hội đồng Liên tôn Việt Nam, Cao Đài Chơn truyền, Phật giáo Hòa Hảo độc lập, đạo Dương Văn Mình, Pháp Luân Công, đạo Hà Mòn, Hội thánh Đức Chúa Trời… là những tổ chức không được Nhà nước công nhận, cấp đăng ký hoạt động tôn giáo, tà đạo, giả danh, đội lốt tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 

Còn những kẻ mà các thế lực thù địch, phản động gọi là “tù nhân tôn giáo”, người Thượng và Hmong theo đạo Tin Lành (Tin Lành Đềga), một số chức sắc trong các tôn giáo như Thích Quảng Độ, Thích Không Tánh, Nguyễn Đình Thục, Nguyễn Văn Toản, Đinh Hữu Thoại, Lê Quang Hiển… là những kẻ vi phạm cả việc Đạo và Đời, bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật và bị các tổ chức tôn giáo kỷ luật, tín đồ lên án, tẩy chay. Các cá nhân, tổ chức này thường có những hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ, câu kết với các đối tượng chống phá ở nước ngoài tán phát các tài liệu phản động, tập hợp lực lượng chống đối, gây rối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội nói chung, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào có đạo nói riêng. Họ không phải là đại diện cho chức sắc, tín đồ, tổ chức tôn giáo ở Việt Nam, do đó nguồn thông tin cung cấp cho các tổ chức, truyền thông quốc tế không có giá trị, chỉ là sự xuyên tạc, bịa đặt.

No comments:

Post a Comment