Việt
Nam là một quốc gia đa tôn giáo với khoảng ¼ dân số theo các tôn giáo. Tín đồ
tôn giáo phần lớn là người yêu nước, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Tất cả các tôn
giáo ở Việt Nam đều hướng thiện, chung sống hòa bình, không có xung đột đức tin
và chiến tranh tôn giáo. Người Việt Nam được tự do lựa chọn theo hoặc không
theo tôn giáo và tất cả đều bình đẳng trước pháp luật, không có sự kỳ thị tôn
giáo.
Bất
chấp sự thật đó, hàng năm, Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) và một
số tổ chức đội lốt “bảo vệ tự do tôn giáo cho Việt Nam” đã đưa ra những nhận
định sai trái, thiếu khách quan, không có cơ sở khoa học về vấn đề tôn giáo ở
Việt Nam như: ở Việt Nam không có tự do tôn giáo thật sự; Nhà nước Việt Nam gây
khó khăn cho việc đăng ký và công nhận tổ chức tôn giáo, đặc biệt với các nhóm
tôn giáo vùng dân tộc thiểu số; luật pháp Việt Nam sử dụng điều khoản về an
ninh quốc gia, các "tội danh mơ hồ" để "đàn áp, hạn chế” tự do
tôn giáo; “ở Việt Nam có các “tù nhân lương tâm”, “tù nhân tôn giáo”...
Có
thể khẳng định ngay rằng không có chuyện ở Việt Nam đàn áp, hạn chế tự do tôn
giáo, cũng không có tội danh nào là “tội danh mơ hồ” để đàn áp tôn giáo. Ngay
trong Bản Hiến pháp đầu tiên, năm 1946 của nước ta, tại Điều 10, ghi rõ: “Công
dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng”; Hiến pháp năm 2013 (Điều 24), đã công
nhận: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một
tôn giáo nào, các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật; Nhà nước tôn trọng và bảo
hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo…”, những điều khoản đó hoàn toàn phù hợp
với luật pháp quốc tế. Một số bộ luật quan trọng của Việt Nam: Bộ luật Hình sự
2015 (Điều 116); Luật Tổ chức chính phủ 2015 (Điều 17); Luật Tín ngưỡng, tôn
giáo 2016; Bộ luật Giáo dục 2019 (Điều 13, 20) đều ghi rõ quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo của mọi người, mọi tổ chức tôn giáo, người nước ngoài cư trú
hợp pháp tại Việt Nam. Không có điều khoản nào về an ninh quốc gia, "tội
danh mơ hồ" để "đàn áp, hạn chế” tự do tôn giáo. ở Việt Nam cũng
không có khái niệm “tù nhân lương tâm”, “tù nhân tôn giáo” mà chỉ có người vi
phạm pháp luật, phải thực hiện cải tạo trong các nhà tù. Bất kỳ công dân Việt
Nam nào nếu vi phạm pháp luật, chống đối Nhà nước, xâm phạm an ninh quốc gia...
thì dù theo tôn giáo hay không theo tôn giáo cũng đều bị xử lý theo quy định
của pháp luật. Đương nhiên, những tổ chức bất hợp pháp, núp dưới danh nghĩa tôn
giáo, nói xấu Đảng, Nhà nước, tuyên truyền chống phá đất nước thì không có đất
để tồn tại ở Việt Nam.
Lấy
ví dụ về tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình đã tuyên truyền, kích động, lôi
kéo đồng bào Mông ly khai, tự trị với ý đồ lập “nhà nước Mông” do Dương Văn
Mình đứng đầu. Với luận điệu nhảm nhí, lừa bịp người dân, lợi dụng nhận thức
hạn chế đã yêu cầu người dân nộp tiền, trâu, bò, của cải, thành lập quỹ “Vàng
Chứ”, danh nghĩa là giúp dân, nhưng tổ chức này đã sử dụng, chi tiêu cá nhân.
Tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình không phải là tôn giáo, không có giáo lý
của một tôn giáo chính thống mà vay mượn nội dung giáo lý các tôn giáo khác có
pha trộn yếu tố mê tín dị đoan, hoạt động dưới vỏ bọc là tổ chức tôn giáo.
Nhiều người Mông đã tin và nghe theo tổ chức này, đã dỡ bỏ bàn thờ tổ tiên,
không chịu làm ăn, không cho con đi học… dẫn đến cái đói, cái nghèo đeo đẳng.
Sự
khác nhau giữa tôn giáo và tổ chức bất hợp pháp đã quá rõ ràng, vì vậy không
thể nhầm lẫn giữa tôn giáo và tổ chức bất hợp pháp. Các tôn giáo đều hướng tới
những điều tốt đẹp, được pháp luật thừa nhận và người dân có quyền theo hoặc
không theo. Còn đối với tổ chức bất hợp pháp, chống đối Nhà nước, vi phạm pháp
luật, khi người dân có đủ hiểu biết, họ sẽ không tin, không nghe theo và tự
nguyện rời bỏ các tổ chức này.
Hơn
90 năm qua kể từ khi có Đảng, nhân dân Việt Nam không phân biệt theo tôn giáo
hay không theo tôn giáo, đã đoàn kết một lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng, vượt
qua khó khăn, chiến đấu hy sinh giành độc lập tự do cho Tổ quốc. Đất nước thống
nhất, toàn thể dân tộc cùng nhau xây dựng chủ nghĩa xã hội, không có sự phân
biệt hay hạn chế tự do tôn giáo của cá nhân. Tín đồ tôn giáo trước hết là công
dân Việt Nam, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Trên đất nước này,
tôn giáo có đặc trưng riêng, thể hiện nét đẹp của văn hóa, những lễ hội tôn
giáo và những điều tốt đẹp của nó có sức lan tỏa lớn trong cộng đồng, ảnh hưởng
đến đông đảo cá nhân trong xã hội như Lễ Phật Đản; Lễ Vu Lan báo hiếu, Lễ Chúa
giáng sinh... Vì vậy, những kẻ âm mưu gây dựng tổ chức bất hợp pháp hay cố tình
đưa ra những luận điệu xuyên tạc vấn đề tôn giáo ở Việt Nam đừng hy vọng, vì dù
nhầm lẫn hay cố tình xuyên tạc để thực hiện mưu đồ chống phá Việt Nam cũng sẽ
thất bại.
No comments:
Post a Comment