Monday, May 15, 2023

Việt Nam có gây khó khăn cho việc đăng ký và công nhận tổ chức tôn giáo, đặc biệt với các nhóm tôn giáo vùng dân tộc thiểu số hay không?

  

Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo với khoảng ¼ dân số theo các tôn giáo. Tín đồ tôn giáo phần lớn là người yêu nước, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Tất cả các tôn giáo ở Việt Nam đều hướng thiện, chung sống hòa bình, không có xung đột đức tin và chiến tranh tôn giáo. Người Việt Nam được tự do lựa chọn theo hoặc không theo tôn giáo và tất cả đều bình đẳng trước pháp luật, không có sự kỳ thị tôn giáo.

Bất chấp sự thật đó, hàng năm, Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) và một số tổ chức đội lốt “bảo vệ tự do tôn giáo cho Việt Nam” đã đưa ra những nhận định sai trái, thiếu khách quan, không có cơ sở khoa học về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam như: ở Việt Nam không có tự do tôn giáo thật sự; Nhà nước Việt Nam gây khó khăn cho việc đăng ký và công nhận tổ chức tôn giáo, đặc biệt với các nhóm tôn giáo vùng dân tộc thiểu số; luật pháp Việt Nam sử dụng điều khoản về an ninh quốc gia, các "tội danh mơ hồ" để "đàn áp, hạn chế” tự do tôn giáo; “ở Việt Nam có các “tù nhân lương tâm”, “tù nhân tôn giáo”...

Tại Việt Nam, các cá nhân và tổ chức tôn giáo được tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Số lượng tín đồ và cơ sở thờ tự, cơ sở đào tạo đều tăng hàng năm. Ngoài các tổ chức của Phật giáo, Công giáo, Hồi giáo, Tin lành, Cao đài..., hàng trăm chi hội và điểm nhóm của đạo Tin lành đã được cấp đăng ký hoạt động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện nay, Nhà nước đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 43 tổ chức tôn giáo với 26.689.748 tín đồ, trong đó có 57.716 chức sắc; 130.167 chức việc. Hầu hết các tôn giáo đều có các ấn phẩm như báo, tạp chí, trang thông tin điện tử để hoạt động.

 Như vậy, Việt Nam gây khó khăn cho việc đăng ký và công nhận tổ chức tôn giáo ở chỗ nào? Có tôn giáo nào đủ điều kiện mà chưa được công nhận ở Việt Nam? Một số hội, nhóm tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số chưa được thừa nhận như: “Hội thánh Tin lành đấng Christ”, “Hội thánh truyền giảng Phúc âm”, “Hội thánh Đề ga quốc tế”,... luôn được đưa ra để lên án hính quyền Việt Nam sách nhiễu cũng là những luận điệu hoàn toàn sai sự thật. Thực chất các tổ chức nói trên đang núp bóng hoạt động tôn giáo để âm mưu chống phá nhà nước Việt Nam, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc. “Hội thánh Đề ga quốc tế” với những nhân vật chủ chốt như Ksok Kơk, Brạ Su Kbông ở Mỹ và Rah Lan Ngol, Y Wi Ksơn (A ma Trương) ở Việt Nam đã từng gây nên các vụ biểu tình và bạo loạn chính trị năm 2001, 2004 và nhiều cuộc biểu tình những năm sau đó với mưu đồ thành lập “Nhà nước Đề ga tự trị” ở khu vực Tây Nguyên. Người đứng đầu và nhóm cốt cán của các nhóm “Giáo hội Tin lành Đấng Christ Việt Nam”, “Cây Thập giá Chúa Jêsu Krits” và “Hà Mòn” ở Tây Nguyên đều rất có ý thức tạo dựng các hiện tượng này trở thành đạo Tin lành mới và Công giáo mới của các dân tộc thiểu số trên địa bàn, còn gọi là “Tin lành Đề ga” và “Công giáo Đề ga” - được hứa hẹn là quốc giáo của “Nhà nước Đề ga”, thể hiện rõ ràng chủ nghĩa ly khai, phục vụ mưu đồ chính trị của các thế lực phản động nhằm chống phá Nhà nước Việt Nam.

Do vậy, đừng nhầm lẫn giữa tôn giáo và tổ chức bất hợp pháp hay tạo cho các tổ chức bất hợp pháp một cái vỏ bọc là tôn giáo để đòi hỏi được pháp luật công nhận là tôn giáo. Bởi vì phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì mới được công nhận là tôn giáo chứ không nên hiểu là Nhà nước “gây khó khăn” cho việc công nhận tổ chức tôn giáo.

No comments:

Post a Comment