Thursday, August 3, 2023

Báo cáo thường niên về dân chủ, nhân quyền của EU: phiến diện và lệch lạc

 


Ngày 31/7/2023, EU lại tung ra cái gọi là Báo cáo thường niên về dân chủ, nhân quyền thế giới năm 2022. Trong đó, EU cho rằng, năm 2022, ở Việt nam, các quyền chính trị và dân sự tiếp tục bị hạn chế, nhất là đối với quyền tự do biểu đạt và lập hội(!) Cần khẳng định ngay rằng, đây là nhận thức lệch lạc, đánh hết sức phiến diện, thực chất là xuyên tạc sự thật với mục đích xấu.

Vì sao nói vậy?

Trước hết, hiên nay, sau hơn 35 năm đổi mới, từ một đất nước ngèo nàn, lạc hậu, lại bị tàn phá bởi chiến tranh, bao vậy, cấm vận của các thế lực phản động quốc tế, Việt Nam đã “Đứng lên sáng loà”, trở thành nước có thu nhập trung bình, có nền chính trị ổn định, trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo, nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, quốc phòng-an ninh được củng cố. Việt Nam đã là thành viên, thành viên tích cực, có trách nhiệm của Liên hợp quốc, là thành viên của Hội đồng Nhân quyền,…; có quan hệ đối tác tốt đẹp, nhiều mặt với 193 nước thành viên Liên hợp quốc, có quan hệ đối tác toàn diện, đối tác chiến lược với các nước thành viên Thường trực HĐBA Liên hợp quốc và nhiều tổ chức, nền kinh tế, quốc gia có nền kinh tế phát triển, trong đó có EU. Hiện nay, Việt Nam là điểm đến của các quốc gia, các tập đoàn kinh tế Với tinh thần khiêm tốn của dân tộc, người Việt Nam có thể khẳng định rằng, chưa bao giờ đất nước Việt Nam có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín như ngày nay!

Vậy, vì sao lại, Việt Nam lại được như vậy?

Xin thưa với EU rằng, bởi vì, ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý điều hành của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền con người, quyền công dân, trong đó có quyền về chính trị, về dân sự của người dân đều bảo đảm bằng Hiến pháp và pháp luật. Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, luôn gương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, lãnh đạo Nhà nước và xã hội, thực hiện mục đích duy nhất là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân, vì dân, mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Vì vậy, ở Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân đều được đảm bảo. Mọi công dân Việt Nam đều có quyền và được quyền tham gia váo mọi chủ trương, đường lối của Đảng và các chính sách phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh do Nhà nước xây dựng. Điều 25 Hiến pháp năm 2013: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Điều đó, thể hiện rõ nết nhất thông qua các kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam xin ý kiến đóng góp của người dân vào cương lĩnh, đường lối lãnh đạo ở từng thời kỳ, cũng như việc Nhà nước xin ký kiến đóng góp của nhân dân về các Chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, các văn bản luật, pháp luật. Để người dân Việt Nam có điều kiện thuận lợi tham gia đóng góp ý kiến vào các vấn đề nói trên, Việt Nam có Luật dân chủ ở cơ sở, có các tổ chức, như: Mặt trận Tổ quốc, hệ thống tổ chức dân cử từ cơ sở đến Trung ương; hệ thống báo chí hiện đại, phát triển mạnh mẽ, tiện ích cũng các tổ chức tiếp thu ý kiến phán ánh của người dân của cả hệ thống chính trị từ cơ sở đến Trung ương.

Hiện này, nền báo chí Việt Nam có đầy đủ các loại hình báo chí: báo in, phát thanh, truyền hình, điện tử, Cổng thông tin, Trang thông tin điện tử,… của các cơ quan thuộc hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương. Các tờ báo ở Việt Nam đều có tôn chỉ, mục đích rõ ràng, gói gọn trong trong sáu chữ: Thông tin, ngôn luận, diễn đàn và được pháp điển hóa tại Luật Báo chí Việt Nam. Các cơ quan báo chí Việt Nam từng bước tiến thẳng lên hiện đại, tích hợp các loại hình báo chí, trở thành báo chí đa phương tiện, không chỉ cung cấp thông tin mọi lĩnh vực của đời sống, mà còn là diễn đàn phản ánh tâm tư, nguyện vọng  củanhân dân. Đồng thời, báo chí còn là công cụ sắc bén để nhân dân Việt Nam truyền báo tư tưởng nhân xăn, nhân đạo, tinh thần nhân ái của dân tộc, nêu gương người tốt trong mọi lĩnh vực đời sống; đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, những hành vi tham ô, tham nhũng, vi phạm pháp luật. Cùng với đó, Việt Nam có hệ thống intơrnet băng thông rộng, tốc độ cao hàng đầu khu vực, nên các ứng dung như: Pacebook, Zalo, Telegram, Messeger,… được các tổ chức và đông đảo người dân tin dùng và góp phần hữu ích trong thông tin, truyền thông. Các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị đều thành lập các cơ quan tiếp dân, thu nhận, phản ánh kiến nghị và trả lời kiến nghị của người dân,… Xin đưa ra mấy thông kê chưa đầy đủ về vấn đề này là, ở Việt Nam có 06 cơ quan báo chí đa phương tiện: Nhân dân, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam, Truyền hình Việt Nam, Đài phát thanh Việt Nam; 127 cơ quan báo chí; 670 cơ quan Tạp chí; 72 cơ quan phát thanh- truyền hình,… Có trên 19 ngìn nhà báo được cấp thẻ, trên 41 ngìn người hoạt động trên lĩnh vực báo chí.

Thực thi quy định Hiến pháp và pháp luật, tính đến tháng 12/2014, Việt Nam có 52.565 hội với 483 hội hoạt động trên phạm vi cả nước và 52.082 hội hoạt động trên phạm vi từng địa phương. Trong đó có 8.792 hội có tính chất đặc thù, gồm 28 hội hoạt động trên phạm vi cả nước và 8.764 hội hoạt động trên phạm vi từng địa phương. Về phân loại, một số hội được xác định là tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp và 10 hội được thành lập đảng, đoàn để lãnh đạo hoạt động của tổ chức. Các hội còn lại được xác định là tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội-nhân đạo, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự bảo đảm kinh phí hoạt động. Có 31 tổ chức hội hoạt động trên phạm vi cả nước được Nhà nước cấp kinh phí để tạo điều kiện hoạt động vì đó là những lĩnh vực Nhà nước cũng có trách nhiệm thực hiện hoặc khuyến khích thực hiện, như để thúc đẩy nền văn học nước nhà, bảo vệ công lý, phát triển phúc lợi xã hội,…

Những điều đó chứng tỏ luận điệu của EU cho rằng, ở Việt Nam các quyền chính trị và dân sự tiếp tục bị hạn chế, nhất là đối với quyền tự do biểu đạt và lập hội là phi lý. Đây là nhận thức lệch lạc, đánh giá hết sức phiến diện, thực chất là xuyên tạc sự thật với mục đích xấu. Hành động này, làm tổn hại đến mối quan hệ Nhà nước và hân dân Việt Nam-EU./.

 

No comments:

Post a Comment