Trọng các lý do được Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ viện
dẫn để đánh giá về tự do tôn giáo ở Việt Nam, có nhiều lý do khá khôi hài, thể
hiện sự ngang ngược, đi ngược tiêu chí Nhà nước pháp quyền – giá trị mà Mỹ và
phương Tây lâu nay vẫn cổ súy.
Chẳng hạn, trong báo cáo tự do tôn giáo quốc tế năm 2022 mới
công bố gần đây, Ủy ban này trích dẫn ra một số vụ việc chính quyền xử lý công
trình xây dựng trái phép, bị buộc phải tháo dỡ, xem đó là bằng chứng “xâm hại”,
“đàn áp” tôn giáo, cụ thể:
“Đầu tháng 11, chính quyền thành phố Hà Nội đã triển khai
hàng trăm cảnh sát đến thôn Hoành, xã Đồng Tâm, Hà Nội, để hỗ trợ cải tạo nhà
văn hóa, một không gian cộng đồng do chính quyền quản lý. Nhiều giáo dân Công
giáo phản đối việc cải tạo, cho rằng nhà văn hóa nằm trên đất của Nhà thờ Công
giáo. Các cán bộ công an đã thiết lập các trạm kiểm soát trong khu vực và không
cho những người biểu tình rời khỏi nơi cư trú trong giờ làm việc trong nhiều
ngày để đảm bảo họ không làm gián đoạn việc cải tạo”.
“Những người ủng hộ Dương Văn Minh cho biết, kể từ tháng 12
năm 2021, chính quyền địa phương ở các tỉnh Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên
và Cao Bằng đã phá hủy ít nhất 30 nhà đòn những công trình kiến trúc nhỏ được sử
dụng để cất giữ các vật dụng liên quan đến tang lễ. Tính đến cuối năm, chỉ còn
nhà ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên là còn nguyên vẹn. Các quan chức địa
phương ở bốn tỉnh này cũng gây áp lực cho những người theo Dương Văn Minh để
yêu cầu họ dỡ bỏ những bàn thờ được thiết kế theo chỉ dẫn của Dương Văn Minh”.
“Vào tháng 10, Ủy ban Nhân dân huyện Ngọc Hồi đã ra lệnh cho
Trụ trì Thích Nhật Phước của GHPGVNTN tại chùa Sơn Linh, tỉnh Kon Tum phá dỡ một
tòa nhà được sử dụng làm chùa trong vòng 45 ngày, với lý do đây là một ngôi nhà xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp.
Theo Đài Á Châu Tự Do, chính quyền thị trấn Plei Kần đã yêu cầu trụ trì của
chùa phải chấp hành yêu cầu trước ngày 12 tháng 12; nếu không, họ sẽ phá dỡ
công trình và tính chi phí phá dỡ cho trụ trì. Ngày 13 tháng 12, công an và nhiều
quan chức địa phương đã phá dỡ chùa Sơn Linh của GHPGVNTN khi trụ trì Thích Nhật
Phước đang đi sang tỉnh khác. Công an đã ngăn không cho mẹ của sư trụ trì vào
khu vực chùa để can thiệp. Theo mẹ của trụ trì Thích Nhật Phước, nhân viên
chính quyền địa phương đã mang tượng Phật và bài vị ra khỏi chùa, sau đó phá bỏ
tòa nhà bằng gỗ bằng cưa máy, cần cẩu và máy xúc. Năm 2019, chính quyền huyện
Ngọc Hồi đã phá dỡ một công trình kiến trúc khác của ngôi chùa được xây dựng
trên cùng khu đất. Trụ trì Thích Nhật Phước đã chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do rằng
nhiều cá nhân đã xây nhà trên khu đất nông nghiệp gần đó, nhưng không hề bị cưỡng
chế phá dỡ. Trụ trì Thích Nhật Phước cho biết ông tin rằng chính quyền đã phá hủy
chùa vì ông từ chối tham gia Giáo hội Phật giáo Việt Nam”.
“Vào tháng 10, chính quyền địa
phương ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, đã yêu cầu cộng đồng Phật giáo Khmer
Krom tại địa phương phá dỡ ngôi chánh điện đang được xây dựng gần như hoàn thiện,
cho rằng công trình này được xây dựng trái phép. Các Phật tử Khmer Krom
cho biết chính quyền đã cố gắng ngăn cộng đồng xây dựng thánh đường kể từ khi kế
hoạch bắt đầu vào tháng 11 năm 2020, bất chấp sự hỗ trợ ban đầu từ các quan chức
địa phương”
…
Điểm chung việc chính quyền yêu cầu phá dỡ các công trình
này đều là xây dựng trái phép, xây dựng trên đất nông nghiệp, bất chấp cảnh cáo
từ chính quyền vẫn cố tình thực hiện. Nếu chiểu theo luật pháp Mỹ về những công
trình xây dựng kiểu này, có được phép tồn tại hay không? Bất cứ quốc gia nào
cũng có pháp luật để quản lý việc xây dựng, không để xâm hại đến lợi ích chung
và lợi ích của cá nhân khác, không gây hại, đe dọa gây hại cho cộng đồng từ
công trình trái phép. Không thể lấy lý do tôn giáo làm tiêu chí đặt ngoài vòng
pháp luật được. Nếu cứ gắn đuôi tôn giáo vào để được lộng hành, vượt trên pháp
luật thì xã hội cần gì Nhà nước, cộng đồng? Hẳn lúc đó chính giữa các giáo hội
cũng canh tranh ảnh hưởng, “thanh toán” lẫn nhạu, đẩy thế giới vào dầu sôi lửa
bỏng.
Thật khó hiểu cho một báo cáo của nước Mỹ lại vô pháp vô
thiên đến vậy.
No comments:
Post a Comment