Trọng các lý do được Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ viện dẫn để đánh giá về tự do tôn giáo ở Việt Nam, có nhiều lý do khá khôi hài, thể hiện sự ngang ngược, đi ngược tiêu chí Nhà nước pháp quyền - giá trị mà Mỹ và phương Tây lâu nay vẫn cổ súy.
Chẳng
hạn, trong báo cáo tự do tôn giáo quốc tế năm 2022, Ủy ban này lên án báo chí,
truyền thông mạng xã hội lên án những hành vi sai trái, vi phạm pháp luật liên
quan đến tôn giáo là “đàn áp” tự do báo chí. Xin trích:
“báo
chí nhà nước và các blog ủng hộ chính quyền tiếp tục lên án các chức sắc tôn
giáo và các tín đồ lên tiếng phản đối chính quyền, cáo buộc họ lợi dụng tôn
giáo để tư lợi hoặc “câu kết với các thế lực thù địch nhằm mục đích kích động
gây mất trật tự công cộng và hoạt động chống lại Đảng Cộng sản và Nhà nước”.
Các phương tiện truyền thông nhà nước, bao gồm báo Công an Nhân dân của Bộ Công
an, tạp chí Tuyên giáo và Giáo dục của Đảng Cộng sản Việt Nam, và các blog ủng
hộ chính phủ như Đấu Trường Dân Chủ, Tiếng nói trẻ và Hội Cờ Đỏ gán cho các chức
sắc tôn giáo là "cực đoan", và khẳng định những lời chỉ trích của họ
là bịa đặt hoặc dựa trên thông tin xuyên tạc nhằm bôi xấu Đảng và nhà nước Cộng
sản, "gieo mầm chia rẽ" hoặc "gây rối trật tự xã hội." Chẳng
hạn, ngày 28 tháng 6, báo điện tử Bình Phước đăng bài chỉ trích linh mục Công
giáo Nguyễn Đình Thục ở Giáo phận Vinh. Tác giả bài báo cho biết Nguyễn Đình Thục
đã lợi dụng vỏ bọc là linh mục để kích động giáo dân dân trí thấp, gây rối an
ninh trật tự xã hội. Báo chí nhà nước và các trang web ủng hộ chính quyền đôi
khi đồng nhất một số hệ phái Thiên Chúa giáo và các nhóm tôn giáo khác, thường
là các nhóm gắn với các nhóm dân tộc thiểu số như đạo Vàng Chứ của người H’Mông
ở Tây Bắc, Công giáo Hà Mòn và Tin lành Đề Ga của người Thượng ở Tây Nguyên, và
nhóm Khmer Krom ở Tây Nam Bộ, với các phong trào ly khai, quy trách nhiệm cho họ
đối với các vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội”.
“Báo
chí nhà nước cho biết chính quyền địa phương và cấp tỉnh ở các tỉnh miền núi
phía bắc, bao gồm Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Kạn và Thái Nguyên, tiếp tục khẳng
định rằng đạo Dương Văn Mình là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, ổn định
chính trị và trật tự xã hội. Báo chí nhà nước và các trang web ủng hộ chính quyền
tiếp tục gọi đạo Dương Văn Mình là “tà đạo” hoặc “tổ chức bất hợp pháp”. Một số
trang web ủng hộ chính quyền tiếp tục chia sẻ những câu chuyện giật gân về việc
Dương Văn Mình sống sa đọa và chiếm đoạt tài sản do các tín đồ đóng góp để chi
dùng cá nhân. Một số người ủng hộ Dương Văn Minh cũng báo cáo rằng các cán bộ địa
phương đã tố cáo nhóm này trong các cuộc trò chuyện với người dân địa phương”.
“Một
số trang web của chính quyền cấp tỉnh, trang web của báo chí nhà nước và các
trang web ủng hộ chính quyền tiếp tục đề cập đến Pháp Luân Công là một “tà đạo”
hoặc một “nhóm tôn giáo cực đoan”. Nhiều trang web ủng hộ chính quyền gắn Pháp
Luân Công với các hoạt động chống lại Đảng Cộng sản và nhà nước hoặc gắn với một
chương trình chính trị thù địch. Một số trang cáo buộc Pháp Luân Công gây tổn hại
đến văn hóa truyền thống, gây rối trật tự xã hội và mất an toàn công cộng”.
Rõ
ràng khi cơ quan chức năng, cơ quan tư pháp đã xác định rõ, tổ chức tôn giáo
nào là trái pháp luật, không được phép hoạt động hoặc có biểu hiện vi phạm pháp
luật thì báo chí phản ánh, cung cấp thông tin đến công chúng là điều hiển
nhiên.
Chưa
kể báo chí, truyền thông có quyền phát hiện, tố giác tôi phạm, đây là chức năng
rất quan trọng.
Nhìn
lại cách thức tấn công báo chí, truyền thông mạng xã hội của ỦY ban tự do tôn
giáo Hoa Kỳ nói trên, khó ai tưởng tượng nổi, đó là tổ chức được Chính phủ Mỹ
tài trợ, nuôi dưỡng lại tự do mình vượt lên trên, đi ngược lại giá trị tự do
ngôn luận, tự do báo chí mà chính nước này cổ súy. Chỉ cần mọi sai phạm dán mác
tôn giáo là báo chí, truyền thông “bất khả xâm phạm”?!?
Ngẫm
cái lý của của Ủy ban trên khác nào câu cửa miệng, giễu cợt kẻ ngang ngược
không nói lý là “lý người mèo” của người Việt đâu cơ chứ?
No comments:
Post a Comment