Sau phiên kiểm điểm định kỳ UPR chu kỳ IV của Việt Nam thành công khi được cơ quan nhân quyền LHQ đánh giá cao và thông qua báo cáo, thì những thành phần chống phá vẫn "cố đấm ăn xôi", cố tình xuyên tạc, bịa đặt, bóp méo bản chất vấn đề. Chẳng hạn như trang Mạch sống Media của tổ chức BPSOS vu cáo “Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) 2024: Việt
Nam chấp nhận khuyến nghị nào về tự do tôn giáo và quyền người bản địa?”, trong đó xuyên tạc rằng Việt Nam chỉ chấp nhận những khuyến nghị “chung chung” còn các
khuyến nghị như “Sửa đổi các điều luật 117, 331 trong Bộ luật hình sự”, sửa luật
Tín ngưỡng, tôn giáo… thì không được chấp nhận. Những luận điệu của Nguyễn Đình Thắng
và BPSOS mang ý đồ đen tối không ngoài ý đồ hạ thấp uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.
Không có chuyện "các khuyến nghị mà Việt Nam chấp nhận là chung chung”
BPSOS cho rằng “các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất khuyến nghị chung chung “thúc đẩy bình đẳng giữa các tôn giáo, và tạo điều kiện để các tôn giáo đóng góp phát triển quốc gia.” thì Việt Nam chấp nhận”; “Cyprus cũng nói chung chung: “thực hiện các bước lập pháp để bảo đảm tự do tôn giáo hay niềm tin.” Việt Nam chấp nhận”, còn khuyến nghị của Đan Mạch và Vương quốc Anh “cho phép mọi tổ chức tôn giáo độc lập được tự do thực hành tôn giáo” thì Việt Nam bác bỏ.
Trên thực tế chỉ cần là những khuyến nghị của các quốc gia không có ý can thiệp sâu
vào nội bộ Việt Nam thì sẽ bị BPSOS đánh giá là “chung chung” và những khuyến
nghị và Việt Nam chấp thuận như việc nghiên cứu sửa đổi Luật Trẻ em, cụ thể là
định nghĩa trẻ em là người dưới 18 tuổi, nghiên cứu xây dựng các dự thảo Luật
Phòng, chống mại dâm, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật chuyển đổi giới
tính…, việc Việt Nam đang trình Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), Luật
Đất đai (sửa đổi), Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Luật Dân số (sửa đổi), Luật
Việc làm (sửa đổi), Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi)… thì BPSOS không trích dẫn.
Ngược lại, những khuyến nghị của các quốc gia yêu cầu “cải cách Điều 117 và Điều
331 của Bộ luật Hình sự.” thì ngay lập tức BPSOS lại tung hô, cho rằng đây mới
là những khuyến nghị cụ thể và cần phải thực hiện.
Trong khi đó, những khuyến nghị trên thực chất rất vô
lý và mang nặng tính chất chống phá đối với Việt Nam. Bởi lẽ nếu không có 2 điều
luật này, các cá nhân, tổ chức với âm mưu, ý đồ muốn xóa bỏ chế độ XHCN tại Việt
Nam, phá hoại nền độc lập, hòa bình tại Việt Nam sẽ triệt để lợi dụng. Nổi lên
là, khi phiên tòa phúc thẩm xét xử các đối tượng Cấn Thị Thêu (SN: 1962, thường
trú tại Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội); Trịnh Bá Tư (SN: 1989, trú tại Đại Đồng,
Ngọc Lương, Yên Thủy, Hòa Bình) về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền
thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo
Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015, các đối tượng phản động, chống phá Nhà nước ra sức
tuyên truyền, kêu gọi xóa bỏ điều luật này. Đài RFA vu cáo rằng Điều 117, Bộ luật
Hình sự là “mơ hồ, dập tắt tiếng nói trái chiều”. Diễn đàn “Văn Việt”
cũng đã đăng tải một bức thư của nhóm hành nghề luật sư ở nước ngoài kêu gọi hủy
bỏ Điều 117, Bộ luật Hình sự 2015. Có thể nói rằng, muốn có cơ hội
cho hoạt động tuyên truyền, tán phát các tài liệu chống phá Nhà nước mà không bị
các cơ chế pháp lý ràng buộc thì dĩ nhiên các đối tượng cần phải kêu gọi xóa bỏ
Điều 117, BLHS. Bên cạnh đó, hoạt động tuyên truyền, kêu gọi xóa bỏ Điều 117,
BLHS cũng là lý do để tuyên truyền, xuyên tạc, hạ uy tín của Việt Nam trên trường
quốc tế, vu cáo Việt Nam vi phạm “nhân quyền”, can thiệp vào quyền “tự do ngôn
luận” nói lên tiếng nói của công dân. Do đó, Việt Nam không dễ gì rơi vào cái bẫy
thâm độc của các thế lực thù địch được. Chúng ta không chấp nhận khuyến nghị
này đồng nghĩa với việc ngoài đảm bảo được trật tự an toàn xã hội còn đảm bảo
an ninh quốc gia, bảo vệ chế độ và Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Về các khuyến nghị về dân tộc bản địa như khuyến nghị
của Mexico, “công nhận người bản địa”, của Costa Rica “công nhận người bản địa,
bao gồm người Khmer Krom, H’mông (sic), và người Thượng.”… thì Việt Nam không
chấp nhận bởi lẽ ở Việt Nam chúng ta làm gì có dân tộc bản địa vì trên thực tế dù
54 dân tộc anh em tại Việt Nam có nguồn gốc lịch sử, phong tục tập quán riêng
nhưng không có dân tộc nào tồn tại trước cũng như bị xâm lược, ép buộc từ bỏ
nơi sinh sống của mình như những người thổ dân ở châu Úc đã sinh sống lâu
đời trước khi người Anh xâm lược; những người Mỹ gốc thổ dân thường được gọi là
người da đỏ (hay Anh điêng) bởi đó là những người đã sinh sống lâu đời trên
vùng đất Hoa Kỳ trước khi người châu Âu đến chiếm đóng. Bên cạnh đó Việt Nam
không có dân tộc nào tên là Khmer Krom, Sic, và người Thượng, đây chỉ là các
tên gọi khác của người dân tộc Khmer, H’mông, Ê Đê, Gia Rai… tại Việt Nam bị
các đối tượng phản động lưu vong ở bên ngoài lấy tên nhằm mục đích kích động ly
khai, tự trị, phá hoại sự đoàn kết trong các dân tộc Việt Nam. Do đó, các khuyến
nghị dính đến phá hoại đoàn kết dân tộc Việt Nam thì Việt Nam sao có thể chấp
nhận.
Việt Nam không có "dân tộc bản địa"!
Việc Nguyễn Đình Thắng, cầm đầu BPSOS nêu lên vấn đề “Tại sao hệ thống giáo dục có sự phân biệt rõ ràng giữa người Kinh và các sắc tộc khác, không tôn trọng ngôn ngữ và văn hóa của người Thượng, người H’mông, hay người Khmer Krom? v.v. cho thấy y không hiểu biết hoặc cố tình giả ngu không thấy thực tế từ khi thống nhất đất nước, giành độc lập dân tộc, Việt Nam luôn nỗ lực nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số nên những khuyến nghị này dù không được nêu lên Việt Nam vẫn đang thực hiện trong điều kiện và khả năng của mình. Người dân tộc thiểu số luôn được quan tâm và hỗ trợ nên chắc chắn họ có sự khác biệt hơn, ưu tiên hơn để họ có thể phát triển hơn khi họ chỉ chiếm thiểu số so với dân tộc Kinh.
Một con số biết nói khác là trong giai đoạn 2018-2022, ở Việt
Nam đã có 2.527 ấn phẩm tôn giáo được xuất bản với hơn 8,5 triệu bản in, trong
đó có nhiều ấn phẩm được dịch ra tiếng Anh, Pháp và 13 ngôn ngữ của các dân tộc
thiểu số hay những ngày gần đây đồng bào Khmer đang tưng bừng tổ chức Lễ dâng
y Kathina năm 2024 nhằm cầu cho phum sóc yên ấm, gia đình bình an. Những điều
đó chứng minh được lời lẽ xuyên tạc của Nguyễn Đình Thắng về việc Việt Nam
không tôn trọng ngôn ngữ và văn hóa của người dân tộc thiểu số là hoàn toàn bịa
đặt.
Thời gian gần đây, việc tổ chức BPSOS và Nguyễn Đình
Thắng xuyên tạc về tình hình dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, dân tộc không
còn gì là lạ. Âm mưu và hoạt động của chúng nhằm xuyên tạc Việt Nam, hạ uy tín
Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời tạo điều kiện cho các thế lực thù địch
can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam nhằm phá hoại nền đại đoàn kết dân
tộc cũng như phá chế độ. Hoạt động của chúng là phi nghĩa và cần phải lên án,
loại bỏ.
No comments:
Post a Comment