Friday, October 11, 2024

Cần sự công tâm khi đánh giá về tinh hình buôn người năm 2024 của Việt Nam

 


Trong báo cáo phúc trình buôn người 2024 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố vào tháng 6 vừa qua mặc dù Việt Nam không còn ở khỏi danh sách “theo dõi” về buôn người, nhưng hiện nay, Việt Nam vẫn còn bị phía Mỹ xếp hạng Cấp độ 2 (Tier 2). Nghiên cứu về nội dung bản báo cáo cho thấy, Mỹ đã chưa công tâm và luôn thể hiện rõ sự áp đặt của một nước lớn, cố tình can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia độc lập như Việt Nam.

Thứ nhất, mặc dù Mỹ đã công nhận “Chính phủ (Việt Nam) đã có nhiều nỗ lực tổng thể hơn so với kỳ báo cáo trước; do đó Việt Nam được nâng cấp lên Nhóm 2”, thừa nhận “Những nỗ lực này bao gồm việc trình dự thảo Luật phòng, chống mua bán người (sửa đổi) năm 2011 lên cơ quan lập pháp để xem xét; tăng cường điều tra, truy tố và kết án các đối tượng tội phạm nghi ngờ có hành vi mua bán người; xác định và hỗ trợ nhiều nạn nhân bị mua bán hơn; cũng như hồi hương và hỗ trợ 4.100 nạn nhân có nguy cơ bị dụ dỗ tham gia các hoạt động lừa đảo trực tuyến ở các nước láng giềng” nhưng Mỹ vẫn đưa ra những điểm chưa “hài lòng” với Việt Nam khi cho rằng “Chính phủ (Việt Nam) chưa báo cáo một cách chủ động hoặc nhất quán về việc sàng lọc, xác định hoặc cung cấp các dịch vụ chuyên biệt cho nạn nhân”, “Chính phủ chưa xác định được bất kỳ nạn nhân bị mua bán là người nước ngoài nào”, “Cơ quan chức năng đã kiểm tra hàng nghìn cơ sở … nhưng chưa có báo cáo chính thức về việc xác định được danh tính của bất kỳ nạn nhân nào”, “mặc dù chính phủ cho biết đã bắt giữ một số lượng đáng kể các đối tượng bị tình nghi mua bán người vì mục đích bóc lột tình dục tại những địa điểm đó”. Đây được coi là những đánh giá vô lý gần như ngớ ngẩn. Bởi lẽ, Việt Nam xác định “nạn nhân là trung tâm” trong nạn buôn người, do đó, khi xác định được nạn nhân buôn người, cơ quan chức năng luôn phải làm công tác điều tra, phân loại, xác định mức độ thương tổn về cả tâm lý lẫn vật lý của họ, qua đó hỗ trợ họ một cách phù hợp. Nạn nhân của nạn buôn ngườichủ yếu là những người dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em bị bỏ rơi hoặc xuất thân trong các gia đình nghèo khổ, bất hòa; phần lớn bị bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động và một số bị ép buộc tham gia các nhóm vũ trang. Đa số nạn nhân bị mua bán trở về đều có hoàn cảnh khó khăn, học vấn thấp, tâm lý thường hay thay đổi, thiếu định hướng, vì vậy, gây khó khăn cho cán bộ thực hiện công tác tiếp cận, tư vấn, hướng nghiệp, dạy nghề.

Để khắc phục những khó khăn này, Việt Nam đã thành lập các Trung tâm trợ giúp pháp lý ở các tỉnh, thành phố thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho 100% nạn nhân bị mua bán người có khó khăn về tài chính, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, trong đó, 96% vụ việc tham gia tố tụng. Các nạn nhân bị mua bán được tiếp nhận và lưu trú tạm thời tại Trung tâm bảo trợ Xã hội hoặc Cơ sở hỗ trợ nạn nhân tại trên 400 Trung tâm Bảo trợ xã hội do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý và 03 cơ sở hỗ trợ nạn nhân của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cùng với các Tổ chức quốc tế thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân. Các nạn nhân được hỗ trợ các dịch vụ như: trợ cấp khó khăn ban đầu, học nghề, tạo việc làm, vay vốn, khám chữa bệnh, tư vấn tâm lý và trợ giúp pháp lý…  Có thể nói, Việt Nam, một quốc gia còn có nhiều thiếu thốn, khó khăn nhưng đã luôn quan tâm,hỗ trợ những nạn nhân tối đa khả năng của mình. Mỹ không thể quy chụp, so sánh mức hỗ trợ của Mỹ và của Việt Nam để rồi đánh giá Việt Nam chưa  “cung cấp dịch vụ chuyên biệt cho nạn nhân” được.

Mặt khác, bản báo cáo còn cho rằng “Chính phủ chưa xác định được bất kỳ nạn nhân bị mua bán là người nước ngoài nào”. Vẫn phải là có mới xác định được, Việt Nam không thể ăn không nói có, không thể “cố tìm” nạn nhân nước ngoài để đủ “chỉ tiêu” trong đánh giá được. Tương tự như việc, bản báo cáo chỉ ra  “Cơ quan chức năng đã kiểm tra hàng nghìn cơ sở … nhưng chưa có báo cáo chính thức về việc xác định được danh tính của bất kỳ nạn nhân nào”, “mặc dù chính phủ cho biết đã bắt giữ một số lượng đáng kể các đối tượng bị tình nghi mua bán người vì mục đích bóc lột tình dục tại những địa điểm đó”, “Cơ quan chức năng cũng khép lại cuộc điều tra cán bộ ngoại giao bị cáo buộc trực tiếp tạo điều kiện cho hành vi mua bán người vì mục đích bóc lột lao động một số công dân Việt Nam tại Ả Rập Xê Út vào năm 2021 với lý do thiếu bằng chứng, đồng thời khôi phục chức vụ cho cán bộ ngoại giao này tại Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH) sau khi đình chỉ công tác và xử phạt hành chính cá nhân này vào năm 2022”. Việc này rõ ràng là hành động thúc giục Việt Nam phải báo cáo tất cả những kết quả điều tra của cơ quan chứ năng Việt Nam cho Mỹ, thậm chí là việc khám xét hay bắt giữ những kẻ tình nghi. Theo pháp luật, khi đang trong quá trình điều tra, nghi vấn, tất cả những nghi phạm vẫn chưa bị kết tội, nếu không có bằng chứng đầy đủ và xác đáng, cơ quan chức năng Việt Nam không thể đưa ra công khai bên ngoài được, huống hồ gì đây là đưa cho nước ngoài. Điều đấy có nghĩa là Mỹ đang áp đặt, cố ý can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam là một điều đi ngược lại với pháp luật quốc tế. Luật pháp quốc tế có bảy nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc cấm sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực (ngoại lệ Quyền tự vệ chính đáng), nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, nguyên tắc bình đằng chủ quyền, nguyên tắc cấm can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác, nguyên tắc thiện chí thực thi các cam kết quốc tế, nguyên tắc dân tộc tư quyết và nguyên tắc hợp tác. Đây là các nguyên tắc có vai trò nền tảng trong toàn bộ hệ thống luật pháp quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai cho đến nay. Trong nguyên tắc đó có nội dung, không Quốc gia nào hay nhóm Quốc gia nào có quyền can thiệp, trực tiếp hay gián tiếp, vì bất kỳ lý do gì vào công việc đối nội và đối ngoại của bất kỳ Quốc gia nào khác.  

Từ lâu, Mỹ luôn cho mình quyền được đi phán xét các nước khác với lí do vì nhân quyền, công lý hay vì an ninh quốc gia Mỹ. Các đối tượng, tổ chức phản động cực đoan ở bên ngoài cũng triệt để lợi dụng điều này để thường xuyên cung cấp các thông tin, tài liệu chắp vá, bóp méo sự thật về tình hình dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo (trong trường hợp này là tình trạng và công tác đấu tranh với nạn buôn người tại Việt Nam) và vận động chính giới, quốc hội, bộ ngoại giao Mỹ… lên tiếng, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Những hành động này đều đi ngược lại với luật pháp quốc tế cũng như đi ngược lại với mục tiêu hòa bình của Liên Hợp quốc.

 

 

No comments:

Post a Comment