Vừa qua, nhân dịp Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) lần thứ
tư của Việt Nam diễn ra tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc ở Geneva (Thuỵ
Sĩ), các tổ chức gọi là “tổ chức nhân quyền quốc tế” như tổ chức Người Bảo vệ
Nhân quyền, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, Hội Anh em Dân chủ… đã gửi hai báo
cáo chung cho cơ quan nhân quyền Liên Hợp quốc hay tổ chức hội thảo chống phá
Nhà nước Việt Nam về dân chủ nhân quyền. Chúng xuyên tạc cho rằng, Việt Nam “vi
phạm nghiêm trọng ba quyền cơ bản gồm quyền tự do ngôn luận, hội họp và lập hội,
và trì hoãn các luật về lập hội và biểu tình”. Điều này là hoàn toàn bịa đặt,
không đúng sự thật.
Trước hết bàn về quyền lập hội.
Quyền tự do lập hội là một trong các quyền cơ bản của công dân Việt Nam đã được xác lập từ ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được thành lập và được ghi nhận tại Điều 25 Hiến pháp năm 2013. Hiện nay, Việt Nam đang tiếp tục xây dựng dự án Luật về Hội nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên theo các nguyên tắc cơ bản như dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch; không vì mục đích lợi nhuận; tuân thủ hiến pháp, pháp luật và điều lệ hội.
Thực tế, tính đến tháng 12/2022, Việt Nam có 71.669 hội, trong đó có 587 hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh (gồm 13 hội mới thành lập năm 2022) và 71.082 hội hoạt động phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các hồ sơ đề nghị thành lập hội đảm bảo quy định của pháp luật đều được cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết theo quy định. Đến nay chưa có trường hợp nào bị từ chối thành lập. Với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, Nghị định 58/2022/NĐ-CP đã quy định rõ ràng, rút ngắn thời hạn xử lý thủ tục cấp, gia hạn các giấy đăng ký hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài và tăng cường minh bạch tài chính. Do đó, luận điểm cho rằng tại Việt Nam không có quyền tự do hội họp là lập hội là hoàn toàn sai lệch.
Đối với các trường hợp là các tổ chức tự xưng là “tổ chức xã hội dân sự” hay “hội dân chủ”… đều là những tổ chức tự xưng, do các cá nhân, thành phần có nhiều hoạt động vi phạm pháp luật Việt Nam, nổi lên như “Hội anh em dân chủ” do Nguyễn Văn Đài (hiện ở Đức) thành lập. Tổ chức này ngụỵ biện: Hội là một tổ chức được thành lập trên không gian mạng quốc tế, không có trụ sở tại Việt Nam. Do vậy, “Hội anh em dân chủ không chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam, không cần đăng ký hoạt động theo pháp luật Việt Nam...". Thực tế hoạt động tổ chức này đội lốt, lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, đưa ra tôn chỉ, mục đích kiểu “điềm ngôn mật ngữ” để thu hút giới trẻ là “giúp nhau cùng tiến bộ trong việc đấu tranh bảo vệ các quyền con người và vận động xây dựng một xã hội dân chủ, tiến bộ, công bằng và văn minh”. Thực chất đây là tổ chức hoạt động với mục tiêu đối lập, nhằm thay đổi thể chế chính trị, lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng. Sau nhiều năm hoạt động, tổ chức này tạo ra mạng lưới thành viên trên nhiều tỉnh thành, câu nối, móc ngoặc với nhiều tổ chức, cá nhân nước ngoài, trong đó có nhiều tổ chức phản động, khủng bố như Việt Tân. Do đó, đối với những “tổ chức” hay “hội” như thế này đã vi phạm pháp luật Việt Nam và đã bị cơ quan chức năng Việt Nam xử lý trước pháp luật, không nằm trong phạm vi điều chỉnh của việc thực hiện “quyền tự do lập hội” được.
Mới đây nhất, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 126/2024/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội trong đó quy định chi tiết 18 quyền của hội tại Điều 23 Nghị định 126/2024/NĐ-CP :
(1) Tổ chức, hoạt động theo điều lệ hội đã được phê duyệt.
(2) Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích hoạt động của hội. Được cung cấp thông tin, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
(3) Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của hội.
(4) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên và cộng đồng phù hợp với tôn chỉ, mục đích của hội.
(5) Tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của hội.
(6) Phổ biến, bồi dưỡng kiến thức cho hội viên; cung cấp thông tin cần thiết cho hội viên theo quy định của pháp luật.
(7) Tham gia các chương trình, dự án, đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, các hoạt động tư vấn, phản biện chính sách theo đề nghị của cơ quan nhà nước; tham gia cung cấp dịch vụ công, tổ chức dạy nghề, truyền nghề theo quy định của pháp luật.
(8) Hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh được đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với nơi đặt trụ sở của hội theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 126/2024/NĐ-CP và có thể đặt văn phòng đại diện tại nước ngoài.
(9) Thành lập và quản lý chặt chẽ tổ chức thuộc hội theo quy định của pháp luật và điều lệ hội phù hợp với tôn chỉ, mục đích và lĩnh vực hoạt động của hội.
(10) Được tham gia ý kiến trong xây dựng cơ chế, chính sách liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và lĩnh vực hoạt động của hội. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển hội và lĩnh vực hội hoạt động.
Được tham gia tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật và được cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ khác liên quan đến lĩnh vực hoạt động của hội khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
(11) Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của hội.
(12) Thu hội phí của hội viên và hoạt động tạo nguồn thu từ kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.
(13) Được tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn tài trợ, viện trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật, gắn với tôn chỉ, mục đích hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của hội.
(14) Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước giao (nếu có).
(15) Hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật sau khi có ý kiến thống nhất của cấp có thẩm quyền và các cơ quan quản lý nhà nước khác có liên quan về việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế.
(16) Khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật và điều lệ hội.
(17) Hòa giải tranh chấp, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến hội.
(18) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
Với việc ban hành Nghị định này sẽ giúp Nhà nước thực hiện tốt nhất quyền lập hội của công dân theo đúng quy định của pháp luật
No comments:
Post a Comment