Friday, October 25, 2024

Các tổ chức nhân quyền đưa ra những nhận định sai lệch về quyền tự do thông tin trong Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của Việt Nam kỳ IV/2024

 

Vừa qua, nhân dịp Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) lần thứ tư của Việt Nam diễn ra tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc ở Geneva (Thuỵ Sĩ), các tổ chức gọi là “tổ chức nhân quyền quốc tế” như tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, Hội Anh em Dân chủ… đã gửi hai báo cáo chung cho cơ quan nhân quyền Liên Hợp quốc hay tổ chức hội thảo chống phá Nhà nước Việt Nam về dân chủ nhân quyền. Chúng xuyên tạc cho rằng, Việt Nam “vi phạm nghiêm trọng ba quyền cơ bản gồm quyền tự do ngôn luận, hội họp và lập hội, và trì hoãn các luật về lập hội và biểu tình”. Điều này là hoàn toàn bịa đặt, không đúng sự thật.

Đây là những luận liệu xuyên tạc, bịa đặt về thực tiễn thực hiện quyền này ở Việt Nam. Trước hết xin bàn về quyền tự do thông tin, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tiếp cận thông tin

Có thể khẳng định, đảm bảo quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền được thông tin cho mọi người dân là chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam. Các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin ở Việt Nam đã được quy định rõ trong Hiến pháp và pháp luật; được đảm bảo ngày càng tốt hơn nhờ sự phát triển nhanh chóng, đa dạng về loại hình và phong phú về nội dung của các phương tiện thông tin đại chúng. 

Bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền được thông tin cho mọi người dân là chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam.

 Các quyền này đã được quy định rõ trong Hiến pháp, pháp luật; được đảm bảo ngày càng tốt hơn nhờ sự phát triển nhanh chóng, đa dạng về loại hình và phong phú về nội dung của các phương tiện thông tin đại chúng. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và thông tin được quy định tại Điều 25 Hiến pháp năm 2013: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin…”.

        Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện việc tiếp cận thông tin; trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân. Luật An toàn thông tin mạng 2015 quy định về quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm an toàn thông tin mạng; kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng; phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin mạng, quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng. Luật Báo chí năm 2016 quy định rõ quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân và trách nhiệm của Nhà nước, các cơ quan báo chí đối với quyền tự do báo chí và quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 09/02/2017 quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước.
       Báo chí là diễn đàn ngôn luận của các tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân; là công cụ quan trọng bảo vệ lợi ích chung của xã hội và các quyền tự do dân chủ của nhân dân; kiểm tra, giám sát việc thực thi luật pháp, chính sách của Nhà nước, đặc biệt về quyền con người. Mọi người dân đều có quyền đề đạt nguyện vọng, bày tỏ chính kiến, đóng góp ý kiến về mọi vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Nhiều cơ quan báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng, vi phạm quyền con người, quyền công dân và các biểu hiện tiêu cực khác. Thông tin trên báo chí, đài phát thanh và truyền hình ngày càng phong phú và cập nhật hơn. Các phiên họp của Quốc hội, Hội đồng Nhân dân, các buổi chất vấn Chính phủ được truyền hình trực tiếp trên sóng quốc gia. Nhiều chương trình đối thoại chính sách có nội dung phong phú, đa chiều về mọi vấn đề cấp thiết của đời sống xã hội đã được đăng tải, truyền thanh, truyền hình rộng rãi.
       Sự phát triển nhanh chóng, đa dạng về loại hình, phong phú về nội dung của các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian qua là minh chứng sinh động về tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin ở Việt Nam.Theo thống kê, đến tháng 9/2023, Việt Nam có 06 cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực, 798 cơ quan báo chí (bao gồm 127 báo và 671 tạp chí), 72 cơ quan hoạt động phát thanh, truyền hình; 78 kênh phát thanh trong nước, 194 kênh truyền hình trong nước, 45 kênh truyền hình nước ngoài; có 9.959 đài truyền thanh cấp xã trên10.500 xã, phường, thị trấn... Tính đến tháng 9/2023, Việt Nam có hơn 78 triệu người sử dụng internet (xếp thứ 13 thế giới về số lượng người dùng, tăng 21% so với năm 2019), số thuê bao băng rộng di động là 86,6 triệu (tăng 38% so với năm 2019)...

 Không chỉ phát thanh, truyền hình bằng tiếng Việt, các cơ quan báo chí được Nhà nước đầu tư hạ tầng, công nghệ, nhân lực để sản xuất, phát sóng các chương trình bằng tiếng các dân tộc ít người nhằm nâng cao chất lượng tiếp cận và thụ hưởng thông tin của đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Đài Tiếng nói Việt Nam phủ sóng 99,5% diện tích lãnh thổ và phủ sóng qua vệ tinh tới nhiều nước trên thế giới.

       Hiện có 57 kênh truyền hình nước ngoài đã được cấp phép biên tập, biên dịch, phát sóng (so với 40 kênh năm 2018), trong đó các kênh như CNN, BBC, Bloomberg, TV5, DW, NHK, KBS, Australia Network... Ngoài 57 kênh trên, các tổ chức, cá nhân nước ngoài có thể đăng ký thu trực tiếp kênh truyền hình nước ngoài từ vệ tinh. 30 cơ quan báo chí nước ngoài có phóng viên thường trú tại Việt Nam.Nhiều báo và tạp chí nước ngoài in bằng nhiều thứ tiếng được phát hành rộng rãi tại Việt Nam. Tốc độ tăng bình quân số lượng xuất bản phẩm hàng năm từ 5-10%. 
       Trong khuôn khổ 03 chương trình mục tiêu quốc gia về Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và Phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Nhà nước dành ngân sách nhất định cho hợp phần giảm nghèo về thông tin, giúp thu hẹp khoảng cách thụ hưởng thông tin giữa các vùng miền trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Trong đại dịch COVID-19, nhiều chính sách hỗ trợ, miễn, giảm giá cước cho các Bộ ngành (Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo...), doanh nghiệp, người dân cùng toàn xã hội đã được triển khai như: tăng dung lượng băng thông và dung lượng dữ liệu đế người dân học tập và làm việc từ xa hoặc tại các điểm cách ly; ưu đãi cho các lực lượng tham gia chống dịch ở tuyến đầu, giảm giá một số gói dịch vụ; phủ sóng 100% các vùng lõm chưa có kết nối Internet di động tại các địa phương thực hiện giãn cách và trên toàn quốc với tổng kinh phí lên tới gần 3.000 tỷ đồng; miễn phí 4GB/ngày cho 1 triệu học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo khi được tặng máy tính trong thời gian 3 tháng để học tập trực tuyến...
       Sau 25 năm chính thức kết nối với Internet toàn cầu (từ ngày 19/11/1997), Việt Nam đã và đang tận dụng tối đa tính năng ưu việt của Internet trong xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng trên mọi lĩnh vực xã hội.Kể từ khi Luật An ninh mạng năm 2018 có hiệu lực, số lượng người sử dụng mạng xã hội tiếp tục tăng (riêng Facebook, Google tăng hơn 3 triệu tài khoản). Tính đến tháng 9/2022, Việt Nam có hơn 72,1 triệu người sử dụng Internet (chiếm 73,2% dân số); 72 triệu người sử dụng mạng xã hội, xếp thứ 13 thế giới về số lượng người dùng; số lượng thuê bao di động được đăng ký lên đến 154.4 Đến cuối năm 2022, sóng di động đã phủ hầu khắp cả nước với độ bao phủ tới 99,85% dân số; trong đó vùng phủ 3G, 4G phục vụ trên 98% dân số và đã hình thành xa lộ kết nối toàn cầu. Tỷ lệ người sử dụng điện thoại di động đến năm 2021 đạt 86,91%111. Tính tới tháng 9/2022, số lượng người dùng Internet tại Việt Nam là 72,1 triệu người, chiếm 73,2% dân số cả nước, cao hơn gấp đôi so với 30,8 triệu người năm 2013. Với những con số này, Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng Internet cao thứ 12 trên toàn thế giới và đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia/vùng lãnh thổ khu vực châu Á. Khoảng 94% người dùng Việt Nam sử dụng Internet thường xuyên với thời gian sử dụng trung bình lên tới 7 tiếng mỗi ngày. Cơ sở hạ tầng, tốc độ truy cập Internet ở Việt Nam tăng trưởng hàng năm. Người dân có thể tự do chia sẻ, bày tỏ thông tin, quan điểm cá nhân thông qua Internet, nhất là qua các mạng xã hội. Theo xếp hạng Chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu năm 2020 do Tổ chức Liên minh viễn thông quốc tế (ITU), Việt Nam đã có bứt phá mạnh mẽ, tăng 25 bậc trong vòng 2 năm, lên vị trí 25 trên tổng số 194 quốc gia và vẫn tiếp tục nỗ lực để duy trì, cải thiện vị trí xếp hạng này trong dài hạn.

Không có quyền tuyệt đối, đứng trên pháp luật và xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, Nhà nước!

Đồng thời với việc thúc đẩy quyền tự do thông tin, tự do báo chí, Việt Nam đã thúc đẩy nỗ lực xây dựng hành lang pháp lý để đảm bảo môi trường thông tin an toàn, lành mạnh, phục vụ hiệu quả cho thực hành quyền tự do báo chí, tự do biểu đạt trong xã hội số, chuyển đổi số, xử lý nghiêm minh các hành vi cản trở việc thực hiện các quyền này như công khai thông tin theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin năm 2016, ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin và trong hoạt động báo chí, xuất bản; đang hoàn thiện Nghị định thay thế Nghị định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng; căn cứ Luật An ninh mạng, ban hành Nghị định số 13/2023/NĐ-CP ngày 17/4/2023 về bảo vệ dữ liệu cá nhân… 

Tuy nhiên, xin được nhắc lại rằng: trong mọi lĩnh vực, ở mọi quốc gia không thể có thứ tự do nào vô giới hạn, vô chính phủ, đứng ngoài pháp luật. Do đó, tự do báo chí, tự do thông tin, tự do Internet,... ở bất kỳ quốc gia nào cũng phải luôn đặt trong khuôn khổ của pháp luật của quốc gia đó. Luật pháp quốc tế cũng như pháp luật các quốc gia đều khẳng định các quyền này không phải là một quyền tuyệt đối, mà phải chịu những hạn chế nhất định nhằm bảo vệ lợi ích chung của xã hội, nhà nước, của người dân. Chẳng hạn như, Điều 18, Hiến pháp của Cộng hòa Liên bang Ðức quy định: “Ai lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, đặc biệt là tự do báo chí, tự do tuyên truyền,… làm công cụ chống lại trật tự của xã hội tự do dân chủ sẽ bị tước bỏ quyền công dân”; Điều 2385, Bộ luật Hình sự của Mỹ nghiêm cấm: “In ấn, xuất bản, biên tập, phát thanh, truyền bá, buôn bán, phân phối hoặc trưng bày công khai bất kỳ tài liệu viết hoặc in nào có nội dung vận động, xúi giục hoặc giảng giải về trách nhiệm, sự cần thiết tham vọng hoặc tính đúng đắn của hành vi lật đổ hoặc tiêu diệt bất kỳ chính quyền cấp nào tại Mỹ bằng vũ lực hoặc bạo lực”. Do đó, không thể lấy danh là “nhà báo tự do” mà có thể đứng ngoài vòng pháp luật. Việc các nhà báo hoặc giả danh nhà báo thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam, như: Phạm Đoan Trang, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Lân Thắng, Lê Trọng Hùng,… đều bị trừng trị thích đáng là điều tất yếu, theo đúng pháp luật Việt Nam, chứ hoàn toàn không có chuyện Việt Nam giam giữ nhà báo “tuỳ tiện” như RSF quy chụp.

Như vậy có thể thấy, tại Việt Nam quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt của người dân không những được đảm bảo được thực hiện trên các nền tảng thông tin phong phú, cập nhật mà còn được pháp luật bảo vệ, hoàn toàn khác xa với luận điệu “ở Việt Nam không có tự do ngôn luận”, “tự do báo chí”… như các tổ chức phản động xuyên tạc.

No comments:

Post a Comment