Vừa qua, nhân dịp Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) lần thứ tư của Việt Nam diễn ra tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc ở Geneva (Thuỵ Sĩ), các tổ chức gọi là “tổ chức nhân quyền quốc tế” như tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, Hội Anh em Dân chủ… đã gửi hai báo cáo chung cho cơ quan nhân quyền Liên Hợp quốc hay tổ chức hội thảo chống phá Nhà nước Việt Nam về dân chủ nhân quyền. Chúng xuyên tạc cho rằng, Việt Nam “vi phạm nghiêm trọng ba quyền cơ bản gồm quyền tự do ngôn luận, hội họp và lập hội, và trì hoãn các luật về lập hội và biểu tình”. Điều này là hoàn toàn bịa đặt, không đúng sự thật.
Bàn về luật biểu tình, luật pháp Việt Nam đã có văn bản pháp luật đảm báo quyền này.
Thực tế, ngày 13-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 31 khẳng định: “Xét vì tự do hội họp là một trong những nguyên tắc của chế độ dân chủ cộng hòa nhưng trong tình thế đặc biệt hiện thời cần phải xem xét kiểm soát những cuộc biểu tình để tránh những sự bất trắc có thể ảnh hưởng đáng tiếc đến việc nội trị hay ngoại giao”, do đó “những cuộc biểu tình phải khai trình trước 24 giờ với các UBND sở tại”. Đây là một trong những quyết định thể hiện tinh thần dân chủ triệt để của Chính phủ Hồ Chí Minh, nhờ đó đã được đông đảo nhân dân ủng hộ, giúp sức để giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử năm 1946 và kháng chiến chín năm chống Pháp. Có thể nói việc thực hiện quyền biểu tình của người dân đã được Đảng và Nhà nước ta coi trọng kể từ những ngày đầu lập nước. Tuy nhiên hiện nay do nhiều vấn đề chưa được thống nhất nên dự thảo Luật Biểu tình được lùi lại để nghiên cứu thêm.
Tuy nhiên, bằng một cách gián tiếp, nhà nước có quy định về việc “biểu tình” dưới tên gọi “hoạt động tập trung đông người” quy định tại Khoản 4.1 mục 4 Thông tư 09/2005/TT-BCA hướng dẫn thi hành Nghị định 38/2005/NĐ-CP quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng biện pháp bảo đảm trật tự công cộng:
“Hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng theo quy định của Nghị định số 38 và hướng dẫn tại Thông tư này là những trường hợp tổ chức tập trung từ 5 người trở lên tại các khu vực, địa điểm phục vụ chung cho mọi người như vỉa hè, lòng đường, quảng trường, cơ sở kinh tế, văn hóa, nơi sinh hoạt cộng đồng; tại khu vực trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội hoặc tại những nơi công cộng khác nhằm mục đích đưa ra yêu cầu hoặc kiến nghị về những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, gia đình, tổ chức hoặc nhằm đưa ra những yêu cầu, kiến nghị về những vấn đề có liên quan chung đến đời sống chính trị – xã hội, đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.”
Thời gian tới, Bộ Công an với vai trò chủ trì sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác nghiên cứu để xây dựng dự án luật này. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay trên thế giới và trong khu vực có nhiều xung đột cũng như những vấn đề căng thẳng leo thang, vấn đề trên biển Đông ngày càng phức tạp, sẽ không loại trừ việc nhiều đối tượng lợi dụng việc tụ tập, biểu tình phản động sẽ dẫn đến tình trạng mất kiểm soát hoặc quá khích của người dân do đó khi chưa có Luật Biểu tình, có thể thực hiện theo Nghị định 38 (năm 2005) trong đó chủ yếu thực hiện việc bảo vệ trật tự nơi công cộng và thể hiện quyền tự do dân chủ của nhân dân.
Tóm lại, trong những năm qua, Việt Nam đã thực hiện tốt vai
trò thành viên Hội đồng nhân quyền nhiệm kỳ 2023 – 2025 cũng như thực hiện
chính sách bảo vệ và đảm bảo nhân quyền theo các khuyến nghị của cơ chế UPR. Những
thành tựu của Việt Nam là minh chứng rõ ràng và thuyết phục nhất bẻ gãy những
luận điệu xuyên tạc của các cá nhân, tổ chức thù địch ở bên ngoài hòng xuyên tạc
tình hình nhân quyền tại Việt Nam và nuôi dưỡng ý đồ can thiệp vào công việc nội
bộ của Việt Nam. Những luận điệu xuyên tạc này là sai lệch và không phản ánh
đúng thực tế tại Việt Nam nên sẽ không được Việt Nam chấp nhận và cực lực phản
đối.
No comments:
Post a Comment