Mới đây, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố phúc trình thường
niên về buôn người trên thế giới năm 2024. Đáng chú ý, bản phục trình này vẫn
tiếp tục dựa trên những nhận định sai lệch, thông tin thiếu chính xác như từng
diễn ra trong các báo cáo trước đây, dẫn đến đánh giá thiếu khách quan, sai sự
thật về tình hình buôn người của Việt Nam. Mặc dù Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh
sách “theo dõi” về buôn người, nhưng vẫn xếp hạng Việt Nam ở Cấp độ 2 (Tier 2).
Điều này thể hiện sự công nhận chưa phù hợp với các nỗ lực và thành tựu của Việt
Nam trong xóa bỏ nạn buôn người.
Thứ nhất, trong nỗ lực của Việt Nam trong xây dựng và
hoàn thiện pháp luật về buôn người, Mỹ cho rằng, mặc dù “Việt Nam trình dự thảo
Luật phòng, chống mua bán người (sửa đổi) năm 2011 lên cơ quan lập pháp để xem
xét” nhưng “các quan sát viên cho biết luật vẫn cần phải chỉnh sửa và xem xét
thêm, điều này có thể trì hoãn việc thông qua luật này so với lịch trình ban đầu
mà chính phủ đã đề ra”. Điều này là hoàn toàn vô lý vì tại bất kỳ một quốc gia
nào (kể cả Mỹ), khi ban hành một văn bản luật phải thông qua nhiều quy trình, đặc
biệt là quá trình góp ý, tham gia ý kiến từ nhiều bộ, ban, ngành. Việt Nam đã rất
nỗ lực trong xem xét sửa đổi Luật phòng, chống mua bán người năm 2011 do đòi hỏi
của thực tiễn, thay đổi cả về nhận thức và các phương thức tiếp cận, quản lý với
vấn đề này, do đó cần phải có cả quá trình thực hiện cẩn trọng và đúng đắn,
không thể vì Mỹ thúc ép mà phải đẩy nhanh tiến độ được.
Thứ hai, Mỹ cho rằng, “Chính phủ chưa có báo cáo về bất
kỳ cuộc điều tra, truy tố hoặc kết án nào đối với các cán bộ nhà nước đồng lõa
với tội phạm mua bán người” và quan tâm đặc biệt với “cách xử lý của chính phủ”
đối với vụ việc năm 2021 nghi vấn 2 cán bộ ngoại giao Việt Nam đã trực
tiếp tạo điều kiện cho hành vi cưỡng bức lao động một số công dân Việt Nam ở Ả
Rập Xê Út. Xem ra điều Mỹ đặc biệt quan tâm không phải là việc Việt Nam điều tra,
khởi tố, xét xử được bao nhiêu tội phạm buôn người, Mỹ quan tâm là việc “cán bộ
Nhà nước Việt Nam liên quan đến tội phạm buôn người”.
Trước hết, điều này thể hiện sự không công tâm, khách
quan của Mỹ khi chỉ chăm chăm tìm lỗi từ người phạm tội có nhân thân là “cán bộ
Nhà nước”, cho thấy sự cực đoan, thiếu thiện chí của Mỹ. Thứ hai, vụ việc này
do tổ chức Project 88 là một tổ chức phi chính phủ NGO có trụ sở tại Mỹ do Hoàng Lan (bạn gái cũ của Nguyễn Tiến
Trung, đối tượng chống đối quyết liệt Việt Nam) khởi xướng cùng với một số bạn
nước ngoài của cô này, từ năm 2012 với mục đích chuyên thu thập thông tin
những kẻ bị xử lý theo Điều 88 BLHS để xuyên tạc và vận động nước ngoài bảo trợ,
can thiệp. Đến đây thì cũng không khó để nhận thấy động cơ “không khách quan” của
nhóm project88 khi cung cấp các thông tin về vụ án này cho Mỹ để đánh giá về
tình hình chống buôn người của Việt Nam. Thứ ba, vụ việc đó đã được cơ quan chức
năng của Việt Nam điều tra và kết luận “thiếu bằng chứng”, “hành vi bị cho là
đã tạo điều kiện cho hành vi mua bán người của các cán bộ nàyy vì mục đích bóc
lột lao động chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”. Kết quả là vậy nhưng Mỹ
không hài lòng, Mỹ đánh giá Việt Nam chưa xử lý nghiêm khắc đối với các trường
hợp này. Điều này thật vô lý, bởi lẽ một vụ án, khi vào quá trình điều tra, muốn
truy tố, xét xử hình sự phải yêu cầu một điều vô cùng quan trọng, không thể
không có đó là “bằng chứng”, không có bằng chứng vậy Mỹ muốn Việt Nam
nghiêm khắc như thế nào. Hay Mỹ muốn không có bằng chứng vẫn phải xử vì đó là
“cán bộ Nhà nước”.
Thật nực cười và lố bịch, đối với số đối tượng chống đối,
khi Việt Nam có đầy đủ bằng chứng chứng minh hành vi phạm tội của các đối tượng,
Mỹ lại luôn miệng đi can thiệp, kêu gọi trả tự do; trong khi đối với các “cán bộ
Nhà nước” khi không đủ bằng chứng chứng minh hành vi phạm tội, Mỹ lại bảo là phải
xử lý nghiêm. Rõ ràng, Mỹ đánh giá các tình hình về các công việc tại Việt Nam
không phải dựa trên chính nghĩa và pháp luật mà do chính kiến và định kiến.
Cuối cùng, Mỹ cho rằng Việt Nam “không sàng lọc” và
“cung cấp dịch vụ chuyên biệt cho nạn nhân”, chê bai Việt Nam “thiếu năng lực,
nhân sự và nguồn lực có thể cản trở khả năng của cơ quan thực thi pháp luật, bộ
đội biên phòng và các cán bộ khác trong việc sàng lọc nạn nhân bị mua bán một
cách nhất quán và chủ động”. Không thể thừa nhận Việt Nam là một đất nước đang
phát triển với rất nhiều khó khăn cũng như hạn chế về năng lực, tài chính, nguồn
lực, kinh nghiệm… trong đấu tranh xóa bỏ nạn buôn người trong khi với tình hình
thay đổi chóng mặt của tội phạm với âm mưu, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt,
cộng với sự phát triển của công nghệ thông tin được bọn tội phạm triệt để lợi dụng
để lừa bịp, dụ dỗ, cưỡng ép nạn nhân buôn người. Do đó, đóng vai trò là một cường
quốc, Mỹ nên hỗ trợ Việt Nam nhất là về tài chính, đào tạo, nâng cao năng lực
cho lực lượng chức năng của Việt Nam trong đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn
người chứ không thể vì định kiến với Việt Nam về thể chế chính trị mà đưa ra những
đánh giá thiếu khách quan, phiến diện về tình trạng nạn buôn người và những nỗ
lực cũng như kết quả công tác đấu tranh với loại tội phạm này của Việt Nam.
No comments:
Post a Comment