Saturday, October 5, 2024

Sự thực về bản công bố của Bộ lao động Mỹ về đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi về lao động cưỡng bức, lao động trẻ em

 


Ngày 28/9/2024, sau khi phía Mỹ công bố bản báo cáo của Văn phòng quốc tế (ILAB) thuộc Bộ Lao động Mỹ về danh sách hàng hóa do lao động trẻ em hoặc lao động cưỡng bức sản xuất đề cập đến một số quốc gia, trong đó có Việt Nam bị cáo buộc sử dụng lao động cưỡng bức trong các lĩnh vực. Các ngành nghề của Việt Nam có liên quan bao gồm sản xuất gạch, hạt điều, cà phê, đánh bắt cá, giày dép, đồ nội thất, da, hạt tiêu, gạo, cao su, mía,  chè, dệt may, gỗ và thuốc lá. Trên các trạng mạng phản động như VOA Tiếng Việt, BBC, Vietnamthoibao, Phạm Đình Bá tại Canada, Nguyễn Đình Thắng tại Mỹ(cầm đầu tổ chức tài trợ khủng bố BPSOS)… liên tiếp đưa tin xuyên tạc, cho rằng “Mỹ đang rất quan tâm đến 2 vấn đề là quyền tự do tôn giáo và quyền người lao động thì Việt Nam vấp cả hai”,  “Ở Mỹ, chấm dứt trẻ em bị cưỡng bức lao động là mệnh lệnh đạo đức, kinh tế và an ninh xã hội”… Vậy sự thật đằng sau câu chuyện trên là như thế nào?

Trước hết, bản công bố này thực chất là bước đi của Mỹ trong ngăn chặn sự áp đảo của Trung Quốc trong ngành sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ hàng dệt may thông qua một Đạo luật gọi là Đạo luật Ngăn chặn Lao động Cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ (UFLPA). Đạo Luật này sẽ có hiệu lực kể từ 21 tháng 6 năm 2022 nhằm đẩy mạnh ngăn chặn hoạt động nhập khẩu hàng hóa được khai thác, sản xuất tại Khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc hoặc liên quan đến chính quyền Khu tự trị này.

Một số quy định quan trọng của Đạo luật UFLPA yêu cầu Cục Hải quan và Biên phòng của Hoa Kỳ (CBP) giả định các mặt hàng thuộc các trường hợp dưới đây bị coi là trái với Mục 307 của Đạo luật Thuế quan 1930 và không được phép nhập cảnh tại bất kỳ cảng nào của Hoa Kỳ: các mặt hàng được khai thác, sản xuất hoặc sản xuất toàn bộ hoặc một phần từ Tân Cương; các nhà sản xuất/xuất khẩu ở Khu tự trị Tân Cương khai thác, sản xuất toàn bộ hoặc một phần bất kỳ hàng hóa, vật phẩm nào bằng lao động cưỡng bức; các nhà sản xuất/xuất khẩu hợp tác với Chính quyền Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương để thuê, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hoặc tiếp nhận lao động cưỡng bức hoặc người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakhstan, người Kyrgyzstan hoặc các thành viên của các nhóm bị đàn áp khác ra khỏi Khu tự trị Tân Cương; các sản phẩm được khai thác, sản xuất một phần hoặc toàn bộ bởi các nhà sản xuất/xuất khẩu Tân Cương; các nhà sản xuất/xuất khẩu đã xuất khẩu các sản phẩm Tân Cương từ Trung Quốc vào Hoa Kỳ; các cơ sở/nhà sản xuất/xuất khẩu bao gồm Quân đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương, nguyên vật liệu từ Quân đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương hoặc bất kỳ ai hợp tác với Chính quyền Khu tự trị Tân Cương trong các chương trình sử dụng lao động cưỡng bức của chính quyền.

Chiếu theo đạo luật này thì nhà sản xuất Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì trước khi UFLPA được ban hành, để cấm nhập khẩu các sản phẩm được xác định sử dụng lao động cưỡng bức tại Khu tự trị Tân Cương, CBP sẽ tiến hành điều tra, trên cở đó ban hành các Lệnh cấm thông quan (Withhold Release Order) đối với các loại hàng hóa và chủ thể nhất định. Tính đến ngày 23/06/2021, Hoa Kỳ đã ban hành các Lệnh cấm thông quan đối với bông và các sản phẩm từ bông, cà chua, polysilicon có nguồn gốc từ Khu tự trị Tân Cương. Trong khi đó, theo quy định của UFLPA, toàn bộ các sản phẩm được khai thác hoặc sản xuất toàn bộ hoặc một phần tại Khu tự trị Tân Cương sẽ được mặc định là sử dụng lao động cưỡng bức và tự động bị cấm nhập khẩu vào Hoa Kỳ trong khi nguồn nguyên liệu của các sản phẩm dệt may của Việt Nam chủ yếu được nhập khẩu từ Tân Cương trung quốc gia giá thành rẻ và chất lượng tốt. Ngoài Việt Nam thì quốc gia nhập khẩu sản phẩm dệt may lớn trong khu vực là Bangladesh cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Có thể nói, không chỉ Việt Nam bị đưa vào danh sách này, đồng thời đây cũng là vấn đề mà các quốc gia khi tham gia vào thị trường khó tính như Mỹ đều gặp phải (huống hồ nó còn liên quan đến cuộc chiến thương mại giữa hai nước lớn Mỹ - Trung). Vậy nên thời gian tới, Việt Nam cần khoanh vùng nguyên liệu đầu vào được sử dụng; chủ động kiểm soát chuỗi cung ứng liên quan đến việc nhập khẩu nguyên liệu từ Tân Cương. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam phải kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào, đồng thời phải lưu trữ tài liệu và hệ thống truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm để không bị đánh mất thị trường xuất khẩu.

 Mặt khác, về lao động trẻ em, đây không phải là vấn đề mới mà Việt Nam bị cáo buộc do ở Việt Nam pháp luật quy định vị thành niên có ngưỡng là 16 tuổi, trong khi luật pháp quốc tế là 18 tuổi do đó Việt Nam gặp sự chênh lệch khi chiếu theo luật pháp và các công ước quốc tế. Tuy nhiên phải khẳng định ở Việt Nam, trẻ em được bảo vệ và đảm bảo các quyền trẻ em trong Luật trẻ em năm 2016, được đánh giá là “tiến rõ rệt trong xây dựng và sửa đổi so với Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004”. Đáng chú ý, từ ngày 12-13/9/2024, trong khuôn khổ Phiên họp thứ 91 của Ủy ban Quyền trẻ em của Liên hợp quốc (CRC) tại Geneva, Thụy Sĩ, đoàn Việt Nam đã đối thoại với Ủy ban CRC về tình hình thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em tại Việt Nam và đã được Ủy ban CRC đánh giá Việt Nam đạt được kết quả toàn diện về pháp luật, việc tham gia các công ước, việc thực hiện các chính sách đảm bảo quyền trẻ em. Mặt khác, Mỹ nên xem xét lại cáo buộc với các quốc gia khác và cho mình cái quyền “chấm dứt tình trạng lao động trẻ em và lao động cưỡng bức nghiêm trọng” trong khi tại Mỹ, vừa qua 33 nghị sỹ đã phải kêu gọi Bộ Lao động Mỹ phải có hành động chấm dứt tình trạng lao động trẻ em tại các nhà máy sản xuất ô tô khi phát hiện nhóm trẻ em dưới 13 tuổi đang phải làm việc trong các ngành nghề, thậm chí là ngành công nghiệp nặng tại một nhà máy ở bang Alabama, Mỹ; kể cả Mars, nhà sản xuất những loại sô cô la nổi danh khắp thế giới như M&M hay Snickers cũng đã bị tố sử dụng lao động trẻ em, trong đó có trẻ chỉ 5 tuổi, để thu hoạch ca cao ở Ghana. Bên cạnh đó, tại Mỹ có rất nhiều bài báo điều tra đã có bằng chứng chứng minh hàng triệu trẻ em nhập cư phải làm thuê trong các ngành nông nghiệp, dịch vụ thực phẩm, bán lẻ, vui chơi giải trí và xây dựng; hãng tin Reuters đưa tin cho biết, kể từ năm 2018 đến nay, lượng lao động trẻ em bị thuê mướn trái phép ở Mỹ đã tăng vọt 70%.

 Vấn đề cưỡng bức lao động và lao động trẻ em là vấn đề mà mỗi quốc gia đều phải gặp phải. Việt Nam luôn nỗ lực hạn chế, tiến tới xóa bỏ các tình trạng trên bằng cách ban hành các bộ luật, luật và tham gia các công ước quốc tế để cùng các quốc gia trên thế giới chung tay đẩy lùi. Các cá nhân, tổ chức phản động chống Nhà nước Việt Nam luôn lợi dụng những khó khăn, hạn chế của ta để tuyên truyền, xuyên tạc với mục tiêu hạ uy tín, đẩy Việt Nam vào thế bị bao vây, cô lập, kìm hãm, phá hoại sự phát triển về kinh tế, sự ổn định về chính trị và sự hòa hợp của xã hội. Chúng ta cần chung tay phản bác và lên án những hành động tuyên truyền, xuyên tạc cảu các đối tượng góp phần giúp Việt Nam vượt qua những khó khăn, thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế.

No comments:

Post a Comment