Friday, October 4, 2024

Phản bác luận điệu xuyên tạc của Phạm Đình Bá về quyền trẻ em tại Việt Nam

 


Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức khi tham gia vào các sân chơi thương mại với các nền kinh tế lớn trên thế giới, trong đó có Mỹ. Một trong những thách thức thời gian gần đây là việc Việt Nam bị Bộ Lao động Mỹ đưa vào danh sách cần theo dõi về lao động cưỡng bức, trẻ em với 17 ngành hàng bị dán nhãn vi phạm. Cuộc hội nhập kinh tế quốc tế không hề dễ dàng với một quốc gia non trẻ với một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội như Việt Nam. Chúng ta còn đang bị các thế lực thù địch, số đối tượng chống đối cực đoan luôn lăm le soi mói và xuyên tạc, bịa đặt hòng hạ uy tín, phủ định những nỗ lực và thành tựu mà Nhà nước Việt nam đã có được. Một trong những thành phần đó là Phạm Định Bá, một kẻ vượt biên lưu vong sang Canada từ những năm 1983.



Minh chứng cho hoạt động chống phá quyết liệt của Phạm Đình Bá là ngay sau khi Mỹ nêu tên Việt Nam trong báo cáo về cưỡng bức lao động, lao động trẻ em, Phạm Đình Bá đã xuyên tạc “Thắng giặc Mỹ, chúng cưỡng bức lao động trẻ em”. Những luận điệu của Phạm Đình Bá là hoàn toàn cực đoan và đậm màu phản động bởi lẽ song song với sự phát triển kinh tế, xã hội, việc bảo vệ quyền lợi trẻ em luôn là ưu tiên hàng đầu của Nhà nước Việt Nam và các nỗ lực, thành tựu đó đã được Liên Hợp quốc công nhận, cụ thể:

Trong khuôn khổ Phiên họp thứ 91 của Ủy ban Quyền trẻ em của Liên hợp quốc (CRC), vào các ngày 12 và 13/9 tại Geneva, Thụy Sĩ, đoàn Việt Nam đã đối thoại với Ủy ban CRC về tình hình thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em tại Việt Nam và đã được Ủy ban CRC đánh giá Việt Nam đạt được kết quả toàn diện.

Đầu tiên, Việt Nam đã có những bước tiến rõ rệt trong xây dựng và sửa đổi Luật Trẻ em năm 2016 so với Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004. Theo đó, Luật Trẻ em năm 2016 quy định cụ thể và bao hàm các nội dung về quyền trẻ em, đồng thời phạm vi áp dụng của điều khoản cũng đã được mở rộng  ra với các quyền của trẻ em là công dân Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam. Luật Trẻ em năm 2016 cũng đưa ra một cơ chế rõ ràng hơn cho công tác lập kế hoạch và giám sát việc thực hiện quyền của trẻ em ở tất cả các cấp quản lý, đồng thời đảm bảo phân bổ các nguồn lực thích hợp cho việc bảo đảm thực hiện quyền của trẻ em và giải quyết các vấn đề về trẻ em; quy định việc xử lý các vấn đề liên quan đến trẻ em cũng như thực hiện các quyền của trẻ em. Đáng chú ý, Luật Trẻ em năm 2016 cũng đưa ra định nghĩa và quy định đầy đủ hơn về các nhóm "trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt," chuyển từ cách tiếp cận tình huống và từng đối tượng sang cách tiếp cận mang tính hệ thống, đáp ứng đầy đủ và liên tục các cách thức phòng ngừa, cung cấp dịch vụ can thiệp và ứng phó sớm dựa trên nhu cầu cá nhân của trẻ và gia đình. Qua đó có thể khẳng định, trẻ em ở Việt Nam được luật pháp bảo vệ, không có việc Nhà nước Việt Nam “khuyến khích lao động trẻ em” như Phạm Đình Bá ba hoa, xuyên tạc.

Tiếp theo, Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng việc việc phát triển kinh tế phải gắn với phát triển xã hội và phát triển bền vững. Theo đó các quyền con người, trong đó có quyền trẻ em như giáo dục đào tạo, y tế, xóa đói giảm nghèo được Chính phủ quan tâm, chú trọng. Không chỉ dừng lại ở pháp luật, Việt Nam đã cụ thể hóa luật pháp, chính sách thành hàng loạt chương trình, biện pháp liên quan tới bảo vệ quyền sống, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, nước sạch, vệ sinh môi trường, phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em... Nhà nước và chính quyền địa phương rất quan tâm đến việc bảo vệ trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói riêng như trẻ em thuộc hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa, trẻ khuyết tật, trẻ vô gia cư, trẻ sống chung với HIV/AIDS... Đối với trẻ em vô gia cư tại Thành phố Hồ Chí Minh, thông qua đội ngũ làm công tác trẻ em ở phường – xã, ngành Lao động- Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên thu thập số liệu về tình hình trẻ em đi và đến trên địa bàn, nắm bắt tình hình trẻ em lang thang để báo cáo với chính quyền địa phương để thực hiện các giải pháp can thiệp và hàng quí báo cáo về thành phố và Trung ương. Các trẻ em được nhận diện là trẻ em lang thang được chính quyền phường – xã quan tâm, phân công cán bộ tiếp cận để vận động cả gia đình cùng trẻ em hồi hương hồi hương, hồi gia nếu cư trú trong các nhà trọ (trường hợp đi một mình). Các trường hợp đi lang thang không có nơi cư trú ban đêm thì được tập hợp đưa về các cơ sở xã hội để hỗ trợ xã hội và hồi hương, hồi gia hoặc tạo điều kiện cho các em ổn định cuộc sống. Số trẻ em khuyết tật, lành lặn, khỏe mạnh, mồ côi, bị bỏ rơi, không nơi nương tựa... từ các tỉnh đến thành phố Hồ Chí Minh đang sống tại cơ sở như mái ấm, nhà mở, chùa... khá nhiều. Những nỗ lực trên của Nhà nước Việt Nam hoàn toàn trái ngược với lời lẽ vu khống của Phạm Đình Bá là “rất nhiều trẻ em cả ngày lang thang vất vả bán vé số, bán hàng rong, lượm ve chai, móc túi thay vì học hành và vui chơi nơi sân trường”.

Có thể khẳng định, nhà nước Việt Nam luôn ưu tiên giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi như vấn đề biến đổi khí hậu, suy thoái kinh tế thế giới ảnh hưởng không nhỏ đến sinh kế và đời sống nhân dân cũng như việc thực hiện các vấn đề liên quan đến trẻ em và thực hiện quyền của trẻ em ở Việt Nam. Đặc biệt từ năm 2020, đại dịch COVID-19 diễn ra trên toàn thế giới đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam, trong đó có việc bảo đảm thực hiện quyền trẻ em. Việt Nam luôn có trách nhiệm nghĩa vụ của một quốc gia thành viên của Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em. Những luận điệu xuyên tạc của Phạm Đình Bá liên quan đến việc Nhà nước Việt Nam cưỡng bức lao động đối với trẻ em là hoàn toàn phiến diện, vu khống với mục đích nhằm phỉ báng, hạ uy tín Nhà nước Việt Nam trong cộng đồng quốc tế. Hành động của Bá cần phải bị lên án, phản bác để người tiếp cận thông tin không bị hiểu sai về các nỗ lực và thành tựu của Việt Nam về bảo vệ quyền trẻ em hiện nay.

No comments:

Post a Comment