Saturday, October 26, 2024

Các tổ chức nhân quyền phi chính phủ nêu lên những quan điểm thiếu thiện chí với Việt Nam về báo cáo UPR kỳ IV/2024

 


Vừa qua, ngày 27/9/2024, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã thông qua kết quả rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam trong khuôn khổ Khoá họp thường kỳ lần thứ 57. Theo Báo cáo của Tổ Công tác UPR thì Việt Nam đã chấp thuận 271 trên tổng số 320 khuyến nghị các nước đưa ra tại Phiên đối thoại về báo cáo quốc gia vào tháng 5/2024, đạt tỷ lệ 84,7% (trong đó 253 chấp nhận hoàn toàn, 18 chấp nhận một phần và không chấp nhận 49 khuyến nghị), thể hiện cam kết và chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người và sự coi trọng đối với Cơ chế UPR và Hội đồng Nhân quyền. Tuy nhiên, sau khi được Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua báo cáo của Việt Nam, VOA tiếng Việt, một trang tin thường xuyên quan tâm đến tình hình chính trị xã hội tại Việt Nam đã đưa ra bài viết “Việt Nam từ chối 49 khuyến nghị “mấu chốt” về nhân quyền; giới đấu tranh thất vọng”. Bài viết của VOA cơ bản trích lời của đại diện các tổ chức gọi là “tổ chức nhân quyền phi chính phủ” như Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam (VCHR) có trụ sở tại Pháp, tổ chức theo dõi nhân quyền HRW, hay tổ chức Mạng lưới nhân quyền Việt Nam có trụ sở tại Mỹ, qua đó xuyên tạc về tình hình dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, cụ thể:

Chúng cho rằng Việt Nam từ chối các khuyến nghị “mấu chốt, quan trọng” mà “nếu bác bỏ những khuyến nghị này Việt Nam sẽ không bao giờ có nhân quyền” và dẫn chứng đó là khuyến nghị “kêu gọi sửa đổi hoặc bãi bỏ Điều 117, Điều 331 của Bộ Luật Hình sự” . Đây được coi là “vấn đề muôn thuở” của các tổ chức “nhân quyền quốc tế” hay Mỹ và các nước phương Tây luôn đề cập liên quan vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Tương tự như trước đây chúng đòi xóa bỏ điều 79 và 88, bây giờ là điều 117 và 331, bởi lẽ những điều luật này nhằm đảm bảo cho an ninh quốc gia Việt Nam.

Theo đó, Điều 117, Bộ luật Hình sự 2015 quy định: “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”. Điều này được sửa đổi, bổ sung từ Điều 88 Bộ luật Hình sự năm 1999 với một số điểm mới về tên điều luật, nội dung điều luật theo hướng qui định cụ thể hơn và mở rộng phạm vi khách quan của tội này. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Bộ luật Hình sự nói chung, Điều 88 của Bộ luật Hình sự cũ nói riêng nhằm phù hợp với tình hình thực tiễn, các mặt khách quan trong công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

Điều 331 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã quy định rất rõ về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân như sau: “Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước,  quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”.

Các điều luận này mang tính khách quan nhằm đáp ứng yêu cầu phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm này trong xã hội, không để các thế lực thù địch và phần tử xấu lợi dụng cái gọi là “tự do ngôn luận” vu cáo Đảng, Nhà nước ta vi phạm dân chủ, nhân quyền. Bởi lẽ, “tự do ngôn luận” là quyền chính đáng của mỗi con người nhưng ở mỗi quốc gia, tùy thuộc vào điều kiện và bối cảnh cụ thể mà Nhà nước đưa ra những giới hạn nhất định đối với việc thực hiện tự do ngôn luận của công dân. Và ở Việt Nam, các đối tượng không thể yêu cầu áp đặt những tiêu chuẩn về tự do ngôn luận y nguyên như ở các nước như Mỹ và phương Tây được. Khi sống tại Việt Nam, mỗi công dân trước hết cần tuân thủ quy định pháp Luật Việt Nam vì không ai có thể hiểu một quốc gia khi không sống trong môi trường sống đó cả cũng như việc thực thi pháp luật trong Việt Nam phải phù hợp với hoàn cảnh xã hội Việt Nam. Sâu xa hơn, các điều luật này cũng không để cho các phần tử xấu hợp tác với các thế lực thù địch ở bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam nhằm thúc đẩy việc thay đổi chế độ chính trị tại Việt Nam. Đây mới là mục tiêu cuối cùng của chúng hòng phá hoại an ninh quốc gia và ổn định chính trị tại Việt Nam. Nếu mục đích của chúng là vậy, hà cớ gì Việt Nam lại chấp thuận những kiến nghị đó. Đồng nghĩa với việc kiến nghị trả tự do cho số đối tượng phạm tội xâm phạm ANQG hoặc bị xử theo điều 117, 331 là điều không thể chấp nhận được. Như lời Trưởng phái đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt phát biểu tại khóa họp 57 của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp quốc ngày 29/7/2024 “Có những khuyến nghị sửa đổi luật hiện hành hoặc tham gia các công cụ nhân quyền quốc tế bổ sung, nhưng chúng không phù hợp với các kế hoạch và quy trình xây dựng luật của chúng tôi” hay “những khuyến nghị như “trả tự do cho các cá nhân bị giam giữ vì thực thi quyền con người của họ” là dựa trên những thông tin không chính xác” và nhấn mạnh “không ai bị giam giữ hoặc trừng phạt khi thực hiện các quyền hợp pháp của mình. Một người chỉ có thể bị giam giữ vì tội hình sự và chỉ sau khi tòa án tuyên bố có tội”.

Có thể khẳng định rằng, Điều 117, Điều 331 của Bộ Luật hình sự 2015 được ban hành hoàn toàn hợp hiến, không vi hiến như các đối tượng chống đối vẫn tuyên truyền, xuyên tạc. Việc thảo luận, lấy ý kiến trước khi ban hành điều luật này dựa trên các căn cứ, cơ sở ý kiến đóng góp của các cơ quan, ban, ngành, của toàn xã hội và tuân theo một quy trình rất chặt chẽ, đồng thời nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội, ngoại trừ các đối tượng có mục đích, ý đồ xấu. Bên cạnh đó, ở Việt Nam, quyền tự do ngôn luận được Nhà nước tôn trọng và bảo vệ và đó cũng là quyền cơ bản của công dân theo qui định của Hiến pháp. Các tổ chức như VCHR, HRW, hay Mạng lưới nhân quyền Việt Nam đều có trụ sở ở nước ngoài là các tổ chức có nhiều hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền tại Việt Nam, thậm chí còn sử dụng cái gọi là “nhân quyền quốc tế” để chống phá Nhà nước Việt Nam về dân chủ, nhân quyền nhằm mục đích thực hiện “cách mạng màu”, chuyển đổi thể chế chính trị tại Việt Nam. Do đó, mọi người cần cảnh giác và lên án các hành động này của các đối tượng nhằm bảo vệ hòa bình, ổn định của Việt Nam hôm nay và mai sau.

 

 

No comments:

Post a Comment