Gần đây trên mạng xã hội có bài viết “Một câu hỏi vô
cùng ngớ ngẩn: Tại sao Việt Nam vẫn nghèo?” của Đào Tăng Dực đăng trên
Baotiengdan.com vu cáo rằng: “Các chế độ độc tài, nhất là độc tài cộng sản đều
là nguyên nhân lớn nhất đưa đến bất công và nghèo khổ”. Đây là luận điệu vu cáo
trắng trợn nhằm hạ uy tín của Đảng, chia rẽ Đảng với dân.
Muốn đánh giá thì phải nhìn nhận một cách tổng thể, khách
quan và tính đến yếu tố lịch sử nữa. Việt Nam trải qua hơn trăm năm bị bóc lột
của thực dân Pháp, rồi trải qua nhiều năm chiến tranh giành độc lập, thống nhất
đất nước đã làm cho nền kinh tế của chúng ta kiệt quệ. Nhưng với sự lãnh đạo đúng
đắn của Đảng Cộng sản, cho đến nay, có thể nói là một sự phát triển thần kỳ. Việt
Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, toàn diện. Cùng với tăng trưởng kinh tế,
sự ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì, các mặt: chính trị, xã hội, quốc phòng và
an ninh được bảo đảm và ổn định. Trong đó có những thành tựu rất đáng khích lệ
về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội gắn bó chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế,
phát triển nguồn lao động và chất lượng lao động, khoa học và công nghệ. Thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng và hoàn
thiện; chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng tiếp tục được thể chế hóa thành
luật pháp, cơ chế, chính sách ngày càng đầy đủ, đồng bộ hơn; môi trường đầu tư,
kinh doanh được cải thiện; các yếu tố thị trường và các loại thị trường tiếp tục
hình thành, phát triển; nền kinh tế nhiều thành phần có bước phát triển mạnh.Đến
nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 200 nước và vùng lãnh thổ, ký hơn
90 hiệp định thương mại song phương với các nước, tạo ra một bước phát triển mới
rất quan trọng về kinh tế đối ngoại.Thành tựu đó ngày càng khẳng định sự lãnh đạo
đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thành công của đổi mới, khích lệ, động
viên nhân dân tiếp tục hưởng ứng, góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định
chính trị – xã hội, tiếp tục thúc đẩy sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước với
những bước tiến cao hơn. Thành tựu này được các nước trong khu vực cũng như các
đối tác có quan hệ với Việt Nam thừa nhận và xem đây là một thuận lợi trong xu
thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Việc Đào Tăng Dực còn quy chụp rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam
không phụng sự Tổ quốc và nhân dân, không đem lại nhiều tình yêu thương cho dân
tộc”.Ngay sau khi lập nước, Hiến pháp năm 1946 đã thể hiện và ghi nhận rõ Nhà nước
ta là Nhà nước của dân, tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân
Việt Nam. Trải qua 37 năm đổi mới, 32 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã tổng kết và xác định: Xây
dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân
và vì nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị.Mới đây, phát
biểu tại Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc với các
chính đảng trên thế giới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa nhấn mạnh, về
bình diện quốc gia, việc xây dựng và thực hiện chủ trương, đường lối, cương lĩnh
cần xuất phát từ nhận thức “lấy dân làm gốc”, lấy người dân là trung tâm, coi hạnh
phúc của nhân dân là mục tiêu cao nhất; từ đó thúc đẩy Nhà nước xây dựng, triển
khai thực hiện luật pháp, chính sách phù hợp, hiệu quả và cụ thể nhằm bảo đảm
phát triển theo hướng đó.Điều này có nghĩa, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền XHCN cũng đồng nghĩa với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật,
với mục tiêu “pháp luật vừa là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội, vừa là công
cụ để nhân dân làm chủ, kiểm tra, giám sát quyền lực nhà nước”.Vì vậy, một
trong những nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XIII mà Nghị quyết Đại hội
XIII đã đề ra là “hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm
phát huy mạnh mẽ dân chủ XHCN, quyền làm chủ của nhân dân; đồng thời xây dựng
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong sạch, vững mạnh…”./.
No comments:
Post a Comment