Monday, April 17, 2023

Quyền phát triển cho người dân: nỗ lực không thể phủ nhận!

 

Sáng 27/2, tại Geneva, Thụy Sĩ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam dự khai mạc và phát biểu tại Phiên họp Cấp cao Khóa họp thường kỳ lần thứ 52 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ). Đây là khóa họp đầu tiên, Việt Nam tham gia với tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025. Tại Khóa họp này, đoàn Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn đã đề xuất, soạn thảo và được thông qua Nghị quyết về kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna, mà còn tích cực phát biểu, đóng góp ý kiến, trình bày kinh nghiệm, kết quả, thành tựu nhân quyền của Việt Nam tại nhiều phiên họp, thảo luận về đảm bảo các quyền cụ thể như quyền nhà ở; quyền lương thực; quyền văn hóa; quyền phát triển; quyền trẻ em; quyền tiếp cận công bằng, bình đẳng, kịp thời, với giá cả hợp lý đối với vaccine ngừa COVID-19...Trong số các quyền trên, Việt Nam đã có nỗ lực và đạt thành tựu đáng ghi nhận trong đảm bảo quyền được phát triển cho người dân.



Quyền được phát triển của con người ở nước ta: bước tiến dài trong nhiều thập niên qua

Có thể khẳng định rằng, quyền được phát triển của con người ở nước ta đã tiến một bước rất dài trong nhiều thập niên qua. Đó không chỉ là việc ghi nhận các quyền cơ bản của công dân, thực hiện các chính sách về phát triển dân tộc, tôn giáo hay cụ thể hóa các quyền chính trị về ứng cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân. Sâu xa hơn chính là nhận thức, quyết tâm và nỗ lực của Đảng ta trong việc hiện thực hóa các giá trị phổ quát của nhân loại.

Phương châm trên là hoàn toàn nhất quán, xuyên suốt toàn bộ quá trình lãnh đạo trong thời kỳ mới, mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được Đảng ta kiên trì thực hiện. Nhân dân là nguồn cảm hứng cho Đảng, cũng là động lực của Đảng và Nhà nước ta. Đích đến cuối cùng quan trọng nhằm đảm bảo vai trò, sứ mệnh tiên phong của Đảng Cộng sản Việt Nam chính là mối quan hệ giữa Đảng và Nhân dân. Vì vậy, mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước luôn xem người dân là động lực, chủ thể và mục tiêu của sự nghiệp xây dựng đất nước.

Có thể nói, thành quả mà người dân Việt Nam được thụ hưởng trong gần 40 năm đổi mới về trên tất cả các bình diện kinh tế – xã hội – văn hóa là vô cùng lớn lao. Đời sống của nhân dân không ngừng được chăm lo, lĩnh vực y tế chăm sóc sức khỏe ngày càng tiến bộ, chất lượng sống của người dân được nâng lên rõ rệt. Về giáo dục, văn hóa được cải thiện, trình độ học vấn và năng lực lao động của người dân Việt Nam đã khác trước.

Đời sống văn hóa, tín ngưỡng có nhiều đổi khác, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội ở các khu vực vùng miền, chính sách dân tộc, tôn giáo ở nước ta được người dân tin tưởng, thực hiện, nền quốc phòng, an ninh được giữ vững. Tất cả những kết quả trên phản ánh tính đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc coi nhân dân dân là chủ thể và là mục tiêu của sự phát triển.

Tốc độ tiếp cận thông tin, nguồn lực cũng như thực hiện quyền phát triển con người là khác nhau đối với mỗi đối tượng...

Quyền được phát triển - Nhìn từ chỉ số hạnh phúc

Báo cáo đánh dấu tròn một thập kỷ Liên hợp quốc thực hiện sáng kiến thúc đẩy hạnh phúc quốc gia. Trong báo cáo lần này, chỉ số hạnh phúc của Việt Nam đã tăng từ 12 bậc, từ vị trí 77 vào năm 2022 lên vị trí 65 năm 2023. Chỉ số này tuy là một sáng kiến của Liên hợp quốc nhằm để các Chính phủ và người dân chú ý hơn tới vấn đề nâng cao đời sống tinh thần, hạnh phúc trong quá trình phát triển của quốc gia mình. Kết quả nêu trên mặc dù mang tính chất tham khảo nhưng xét về mặt lâu dài của xu hướng phát triển bền vững thì đấy lại sự tiến bộ mà loài người hướng tới. Việt Nam hạ từ thang 77 xuống 65 với 12 bậc là rất đáng mừng.

Sau một chu trình phát triển nhanh, nóng ở một số quốc gia trên thế giới, nhân loại ngày càng có kinh nghiệm và hiểu ra rằng, sự đánh đổi phát triển theo chiều rộng cũng như cách tính GPD để đo đạt nền kinh tế quốc gia đã bộc lộ nhiều hạn chế. Tiêu chí về chỉ số hạnh phúc ngày càng được coi trọng, sự phát triển theo chiều sâu, bền vững cũng như tính ổn định và hạnh phúc của người dân đang là thước đo cho sự tin cậy mà người dân dành cho các Chính phủ.

Rõ ràng, giữa chỉ số hạnh phúc và quyền phát triển của con người là có mối quan hệ qua lại. Một quốc gia mà người dân cảm thấy an toàn, vui vẻ và hạnh phúc thì ở đó các giá trị phổ quát của con người hiện diện. Khi đời sống của người dân nâng cao, chất lượng các dịch vụ được đảm bảo, các quyền chính trị được thực thi, quyền công dân được tiến hành, chắc chắn người dân sẽ tỏ thái độ đồng tình và tin tưởng cao đối với thể chế chính trị và đảng cầm quyền. Việt Nam có đầy đủ các yếu tố cần và đủ như vậy. Do đó, có thể thấy rằng quyền phát triển của con người ở nước ta hiện nay ngày càng được khẳng định sâu sắc.

Vậy nên, ngày càng có nhiều nhà chính trị trong nước phát biểu một cách tự tin về những thành tựu trong lĩnh vực này trên diễn đàn trong nước và quốc tế. Chỉ nguyên việc không ngần ngại đề cập các khái niệm về quyền chính trị, quyền công dân, quyền phát triển của con người trong nhiều năm qua bởi các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam cũng đủ để cho thấy một hình ảnh Việt Nam rất khác từ nhận thức lý luận đến thực tiễn hành động.

Đồng thời, nhân dân ta ngày càng tích cực tham gia hơn vào các hoạt của Nhà nước, người dân được thừa hưởng thành quả của công cuộc đổi mới và đặc biệt là các cơ hội phát triển của mỗi cá nhân đều rộng mở. Đảng và Nhà nước tôn trọng, bảo vệ quyền tự do, tôn giáo và tín ngưỡng của dân. Những kết quả đó cho thấy, nền kinh tế của Việt Nam đang trên đà phát triển với thực hiện tiến bộ và bảo đảm công bằng xã hội, một đặc trưng thể hiện tính ưu việt về bản chất chế độ chính trị của nước ta.

 

No comments:

Post a Comment