Monday, April 10, 2023

Quyền nhà ở cho người dân: nỗ lực đánh ghi nhận!

 

Sáng 27/2, tại Geneva, Thụy Sĩ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam dự khai mạc và phát biểu tại Phiên họp Cấp cao Khóa họp thường kỳ lần thứ 52 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ). Đây là khóa họp đầu tiên, Việt Nam tham gia với tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025. Tại Khóa họp này, đoàn Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn đã đề xuất, soạn thảo và được thông qua Nghị quyết về kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna, mà còn tích cực phát biểu, đóng góp ý kiến, trình bày kinh nghiệm, kết quả, thành tựu nhân quyền của Việt Nam tại nhiều phiên họp, thảo luận về đảm bảo các quyền cụ thể như quyền nhà ở; quyền lương thực; quyền văn hóa; quyền phát triển; quyền trẻ em; quyền tiếp cận công bằng, bình đẳng, kịp thời, với giá cả hợp lý đối với vaccine ngừa COVID-19...



Trong số các quyền trên, Việt Nam đã có nỗ lực và đạt thành tựu đáng ghi nhận trong đảm bảo quyền có nhà ở cho người dân, cụ thể như:

Hiến pháp năm 2013 khẳng định “Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp (Điều 22), “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở…” (Điều 32) và Nhà nước “có chính sách phát triển nhà ở, tạo điều kiện để mọi người có chỗ ở” (Điều 59). Các nội dung này đã được thể chế hóa bằng Luật Nhà ở 2014 và cụ thể hóa trong chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo Quyết định số 22/2013 QĐ - TTg ngày 26/04/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long theo Quyết định số 173/2001; Nghị định số 49/2011 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ban hành ngày 6/11/2021; Nghị định số 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật nhà ở, Nghị định số 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội ban hành ngày 20/10/2015; Nghị định 101/2015/NĐ-CP số về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư ban hành ngày 20/10/2015; Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chương trình hỗ trợ người nghèo xây dựng nhà ở, phòng chống bão lụt khu vực miền Trung ban hành ngày 28/8/2014; Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo tiêu chuẩn nghèo giai đoạn 2011 – 2015 (Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2) ban hành ngày 10/8/2015. Để khuyến khích và thúc đẩy việc phát triển nhà ở cho công nhân thuê tại các khu công nghiệp, Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công theo hướng: tách đối tượng người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp ra khỏi đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội; bổ sung chính sách về nhà ở cho người lao động làm việc tại các doanh nghiệp...

Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội, như “Chiến lược Phát triển nhà ở quốc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045” với các yêu cầu, định hướng mới về nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân đáp ứng nhu cầu với giá cả phù hợp với khả năng chi trả của hộ gia đình có thu nhập trung bình, thu nhập thấp, Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, triển khai Nghị quyết 43 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ, nhấn mạnh công tác bảo đảm an sinh xã hội và đời sống (trong đó có nhà ở) của người dân, nhất là người lao động, người nghèo, người yếu thế…, hỗ trợ tín dụng đối với nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và cải tạo, xây dựng lại chung cư, theo đó có hai gói hỗ trợ: Đối tượng khách hàng cá nhân thực hiện vay thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội với tổng số vốn 15.000 tỉ đồng; gói hỗ trợ thực hiện thông qua các ngân hàng Chính sách xã hội với mức hỗ trợ lãi suất 2% cho các chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân. Gói hỗ trợ 15.000 tỉ đồng thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam cho các cá nhân vay mua, thuê mua và cải tạo nhà ở với lãi suất 4,8%; hỗ trợ lãi suất 2% đối với các chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ... được thực hiện qua hệ thống ngân hàng thương mại với quy mô gói hỗ trợ khoảng 40.000 tỉ đồng cấp bù lãi suất. Hai gói hỗ trợ này được thực hiện trong hai năm 2022 và 2023, được xem là động lực thúc đẩy nhà ở xã hội phát triển.

Nhiều đối tượng là người lao động người thu nhập thấp tại khu vực đô thị đã được nhà nước tạo điều kiện hỗ trợ về nhà ở. Đến tháng 1/2018, 10.653 tỷ 422 triệu đồng từ ngân sách nhà nước đã được cấp cho các địa phương thực hiện chính sách người có công cần hỗ trợ về nhà ở của 63 tỉnh, thành phố.

Tính đến tháng 12/2020, 117.427/236.324 hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng sửa chữa nhà ở đạt tiêu chuẩn 3 cứng (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng) đạt tỉ lệ 50% số lượng phải hỗ trợ thực tế. Số hộ nghèo tham gia chương trình chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng tránh bão lụt khu vực miền Trung theo Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg ban hành ngày 28/8/2014 là 26.097 hộ. Tính đến tháng 11/2021, các địa phương đã thực hiện hỗ trợ được khoảng 19.023/23.797 hộ nghèo xây dựng sửa chữa nhà ở phòng tránh bão lụt, đạt tỷ lệ 80%.

Việc xây dựng nhà ở xã hội theo Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia tiếp tục được quan tâm, đẩy mạnh, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhà ở của người dân, đặc biệt là người cỏ công, người nghèo ở khu vực thường xuyên bị bão, lũ, ngập lụt, người thu nhập thấp đô thị.

Về nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp và người lao động tại các khu công nghiệp, đã hoàn thành 301 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; đang tiếp tục triển khai 401 dự án, hoàn thành đầu tư xây dựng 126 dự án với quy mô xây dựng khoảng 62.700 căn hộ với tổng diện tích 3.135m²; đang tiếp tục triển khai 127 dự án với quy mô xây dựng khoảng 160.900 căn hộ tổng diện tích 8.045.500m². Chương trình phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng 175 dự án, quy mô khoảng 93.100 căn hộ với tổng diện tích khoảng 4.655m2; tiếp tục triển khai 274 dự án quy mô khoảng 293.500 căn hộ với tổng diện tích khoảng 14.673.000m2.

Từ đầu năm 2022 đến nay, tổng số lượng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp đã được khởi công là 17 dự án với tổng số khoảng 31.230 căn, trong đó nhà ở xã hội 14 dự án quy mô 27.870 căn. Đến nay trên cả nước đã thực hiện giải ngân được 2.262 tỷ đồng cho 6.500 khách hàng thuộc đối tượng vay để mua, thuê nhà xã hội nhà công nhân xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở. Trên cơ sở rà soát các điều kiện đã được quy định tại Nghị định số 31/2022/NĐ-CP về hỗ trợ lãi suất từ ngân hàng nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được ban hành ngày 20/5/2022, Bộ Xây dựng đã công bố danh mục các dự án đủ điều kiện được vay đợt 1 và đợt 2 là 15 dự án nhà ở xã hội nhà ở công nghiệp với mức tổng đầu tư là 14.331 tỷ đồng tổng mức vay dự kiến là 6.096 tỷ đồng.

Khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản của người dân đã được cải thiện. Tỷ lệ dân số sống trong hộ tiếp cận với các dịch vụ cơ bản đạt 94,6% năm 2020 so với 92,7% năm 2018. Riêng năm 2020, tỷ lệ hộ sử dụng điện sinh hoạt đạt 99,5%; có tới 99,9% hộ có đồ dùng lâu bền; tỷ lệ hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh đạt 94%; chất lượng nhà ở của các hộ gia đình cũng được cải thiện và đạt ở mức cao với 95,6% hộ gia đình sống trong nhà kiên cố và bán kiên cố. Năm 2020, tỷ lệ hộ gia đình sống trong nhà kiên cố và bán kiên cố lên tới 95,6%, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ (1,2%) hộ gia đình còn sống trong nhà tạm (đơn sơ), thấp hơn so với tỷ lệ này năm 2018 (1,7%). Sự cải thiện chất lượng nhà ở qua xu hướng giảm mạnh tỷ lệ hộ phải sống trong nhà tạm được ghi nhận ở mọi tiêu chí, từ thành thị đến nông thôn, ở khắp các vùng miền và nhóm dân cư.

Chính sách về phát triển nhà ở còn được thể hiện trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, tuân thủ quy hoạch, chương trình và kế hoạch phát triển nhà ở trong từng giai đoạn của mỗi địa phương, bảo đảm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển nhà ở, khắc phục tình trạng lệch pha cung-cầu trong phát triển nhà ở, phát triển đa dạng và hài hòa các loại hình nhà ở bao gồm nhà ở chung cư, nhà ở riêng lẻ; nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua phù hợp với nhu cầu, khả năng chi trả của từng nhóm đối tượng trong xã hội, bảo đảm công khai, minh bạch trong phát triển và quản lý sử dụng nhà ở.

Với những thành tựu đáng kể nêu trên, Việt Nam tự hào, tự tin trên các diễn đàn thảo luận về thực thi quyền này ở Hội đồng Nhân quyền LHQ!

No comments:

Post a Comment