Thursday, December 26, 2024

Can thiệp nước ngoài vào vụ án Thạch Chanh Đa Ra và đồng bọn, thách thức trong bảo vệ tự do tôn giáo và chống lại luận điệu xuyên tạc!

 

Hành vi vi phạm pháp luật của Thạch Chanh Đa Ra và đồng bọn đã rất rõ ràng với minh chứng, vật chứng đầy đủ, bản thân các đối tượng đã thành khẩn nhận tội, xin khoan hồng. Chính người thân của bị cáo, người có uy tín đồng bào Khmer đánh giá cao phiên tòa và đồng ý với quá trình điều tra, xử lý, sự nhân văn của bản án. Thế nhưng lại tự cho mình cái quyền nói thay kẻ phạm tội, tấn công vào cơ quan tư pháp, phán xét nỗ lực bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của cộng đồng người Khmer, xuyên tạc, chia rẽ đoàn kết dân tộc Việt Nam như cách thức USCIRF, BPSOS, VOA, RFA đã và đang lợi dụng vụ án Thạch Chanh Đa Ra để đưa ra các cáo buộc phiến diện

Thạch Chanh Đa Ra và đồng bọn đã lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng để thực hiện các hành vi như bắt giữ người trái pháp luật, xuyên tạc thông tin trên mạng xã hội, chiếm quyền quản lý chùa Đại Thọ mà không tuân thủ quy định của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN). Các hành vi của Thạch Chanh Đa Ra không chỉ làm tổn hại đến uy tín của tôn giáo mà còn gây chia rẽ đoàn kết dân tộc và vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, USCIRF, BPSOS, VOA, RFA và các tổ chức phản động lưu vong người Khmer Xuyên tạc bản chất vụ án, đánh tráo khái niệm khi biến các hành vi vi phạm pháp luật thành vấn đề tự do tín ngưỡng, phớt lờ thực tế rằng quyền tự do tín ngưỡng tại Việt Nam được bảo vệ bởi Hiến pháp và Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo 2016. Việc gây sức ép với Việt Nam về các vấn đề nội bộ vi phạm nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác. Các tổ chức này vô tình bảo kê cho những đối tượng lợi dụng tôn giáo để vi phạm pháp luật, gây bất ổn xã hội.

Pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo hoàn toàn thống nhất, phù hợp với các quy định quốc tế về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và giới hạn quy định tại Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) và Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR). Điều 18 ICCPR bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bao gồm quyền thực hành, bày tỏ niềm tin. Tuy nhiên, ICCPR cũng quy định quyền này có thể bị giới hạn nếu cần thiết để bảo vệ trật tự công cộng, đạo đức xã hội và quyền và tự do của người khác. Tương tự
Điều 29 UDHR nêu rõ quyền tự do phải chịu giới hạn để đảm bảo quyền tự do của người khác và đáp ứng yêu cầu công bằng trong xã hội.. Không chỉ có Việt Nam, các quốc gia có quyền thiết lập luật pháp và chính sách để đảm bảo rằng quyền tự do tín ngưỡng không bị lợi dụng. Các quy định pháp luật tại Việt Nam tại Điều 24 hiến pháp 2023 bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và vkhông cho phép lợi dụng tín ngưỡng để vi phạm pháp luật, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo 2016 xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc quốc tế, với các quy định chi tiết nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng trong khuôn khổ pháp luật. Việt Nam tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, phù hợp với ICCPR và UDHR. Các giới hạn được đặt ra tương ứng với yêu cầu bảo vệ trật tự công cộng và quyền của người khác. Trong bối cảnh Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, các quy định được cụ thể hóa để tránh xung đột tôn giáo, bảo vệ đoàn kết dân tộc.

Từ vụ án này cho thấy khó khăn, thách thức trong việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo do chịu tác động từ các tổ chức và cá nhân cực đoan lợi dụng tôn giáo để kích động chia rẽ, chống phá chính quyền; sự can thiệp của các tổ chức nước ngoài làm phức tạp hóa vấn đề nội bộ, gây hiểu lầm trong cộng đồng quốc tế; mâu thuẫn giữa các nguyên tắc quốc tế và áp lực thực tế khi Việt Nam phải đối mặt với áp lực quốc tế không công bằng, nhất là từ các báo cáo phiến diện và quyền tự do tín ngưỡng thường bị lạm dụng để biện minh cho các hành vi vi phạm pháp luật.

Để tăng cường đối thoại quốc tế về chính sách tôn giáo, chúng ta cần đẩy mạnh cung cấp thông tin chính thức về chính sách và thực tiễn tự do tôn giáo tại Việt Nam; mời các tổ chức quốc tế tham gia khảo sát thực tế để đánh giá khách quan; tổ chức các diễn đàn quốc tế để chia sẻ kinh nghiệm quản lý tôn giáo; hợp tác với các tổ chức quốc tế có uy tín để phản bác các báo cáo sai lệch, đặc biệt xây dựng mạng lưới truyền thông quốc tế, phát triển các kênh truyền thông bằng nhiều ngôn ngữ để quảng bá hình ảnh thực tế về tự do tôn giáo tại Việt Nam.

Việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong bối cảnh quốc tế đòi hỏi sự cân bằng giữa việc thực hiện quyền tự do và duy trì trật tự xã hội. Việt Nam đã tuân thủ các nguyên tắc quốc tế, nhưng vẫn đối mặt với nhiều thách thức từ các tổ chức cực đoan và can thiệp phiến diện. Tăng cường đối thoại quốc tế và minh bạch thông tin là chìa khóa để thúc đẩy hiểu biết và bảo vệ uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

 

No comments:

Post a Comment