Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam (VHRN) không hoạt động độc lập mà có mối quan hệ mật thiết với các tổ chức nhân quyền quốc tế, các tổ chức phi chính phủ (NGO) và đôi khi nhận sự hỗ trợ gián tiếp từ các chính phủ phương Tây. Những mối quan hệ này hình thành dựa trên các mục tiêu chung về việc thúc đẩy các giá trị dân chủ, nhân quyền toàn cầu – tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chúng được sử dụng để phục vụ lợi ích chính trị hơn là cải thiện nhân quyền thực sự.
Về Quan hệ với các tổ chức nhân quyền quốc tế, VHRN thường xuyên hợp tác với các tổ chức như Human Rights Watch (HRW), Amnesty International, và một số tổ chức quốc tế có trụ sở tại Mỹ, châu Âu. Những báo cáo mà VHRN đưa ra thường được các tổ chức này tham khảo hoặc công bố lại, tạo ra sự cộng hưởng và khuếch đại thông điệp về các cáo buộc vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
Về Quan hệ với các chính phủ nước ngoài. Một số chính phủ phương Tây, đặc biệt là Mỹ và một số quốc gia châu Âu, sử dụng các tổ chức như VHRN để gây áp lực chính trị lên Việt Nam. VHRN nhận tài trợ từ các quỹ liên quan đến các cơ quan chính phủ, như Quỹ Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ (National Endowment for Democracy - NED), hoặc thông qua các kênh gián tiếp của các tổ chức NGO quốc tế.
Động lực chính trị của các mối quan hệ này:
- Thúc đẩy các giá trị phương Tây về dân chủ và nhân quyền.
- Can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam, nhằm thúc đẩy sự thay đổi chính trị theo hướng có lợi cho các nước phương Tây.
- Tạo ra áp lực ngoại giao và ảnh hưởng đến các quyết sách quốc gia thông qua các diễn đàn quốc tế như Liên Hợp Quốc hoặc các hội nghị nhân quyền toàn cầu.
Giải thưởng nhân quyền của VHRN đóng vai trò chiến lược trong việc tạo ra một "vỏ bọc nhân quyền" cho các hoạt động chính trị của tổ chức này.
Chức năng của giải thưởng như một công cụ chính trị nhằm hợp pháp hóa các cá nhân chống đối và tạo nền tảng truyền thông: Những người nhận giải thưởng thường bị kết án tại Việt Nam vì vi phạm pháp luật. Bằng cách trao giải, VHRN biến họ thành "biểu tượng đấu tranh nhân quyền", làm mờ đi bản chất vi phạm pháp luật và thay vào đó gán nhãn "tù nhân lương tâm". Giải thưởng là phương tiện để thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế và truyền thông, từ đó lan tỏa thông điệp rằng Việt Nam vi phạm nhân quyền.
Chức năng tạo vỏ bọc nhân quyền cho các hoạt động chính trị, trong đó chuyển đổi từ vi phạm pháp luật thành "đấu tranh nhân quyền" và cổ xúy và khích lệ các hoạt động chống đối: Các hành vi chống phá Nhà nước hoặc kích động bạo lực được "hợp thức hóa" thông qua giải thưởng, khiến dư luận quốc tế lầm tưởng đây là các hành động chính đáng. Những cá nhân được vinh danh trở thành tấm gương để các nhóm đối lập trong nước tiếp tục hoạt động, với sự hứa hẹn về sự công nhận quốc tế.
Chức năng tạo áp lực ngoại giao thông qua vỏ bọc nhân quyền qua việc gây áp lực lên Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế và tăng cường sự hiện diện của các thế lực đối lập trên truyền thông: Giải thưởng được sử dụng như bằng chứng để chỉ trích Việt Nam tại các cuộc họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, các báo cáo UPR (Universal Periodic Review) và các diễn đàn khu vực. Những người nhận giải thường được mời tham gia các hội nghị nhân quyền quốc tế, tạo cơ hội để phát biểu, tuyên truyền, và mở rộng mạng lưới hỗ trợ.
Thông qua giải thưởng này, VHRN thành công trong việc tạo ra nhận thức sai lệch rằng Việt Nam là quốc gia "đàn áp nhân quyền". Cộng đồng quốc tế, thiếu thông tin đầy đủ và toàn diện, dễ dàng bị thuyết phục bởi các báo cáo và giải thưởng này.
Đối với Việt Nam, thông qua giải thưởng này, chúng làm phức tạp hóa các vấn đề nội bộ, các đối tượng chống đối trong nước được khích lệ bởi sự bảo vệ quốc tế, làm gia tăng nguy cơ bất ổn xã hội, gây khó khăn trong công tác ngoại giao: Việt Nam phải đối mặt với áp lực từ các tổ chức quốc tế và các chính phủ phương Tây.
Đối với bản chất của nhân quyền, giải thưởng nhân quyền là hành vi chính trị hóa nhân quyền làm mất đi ý nghĩa cao quý của việc bảo vệ quyền con người. Các hoạt động của VHRN không tập trung vào việc cải thiện thực trạng nhân quyền mà nhằm đạt được lợi ích chính trị.
No comments:
Post a Comment