Tuesday, January 29, 2013


Bàn về “Nghĩ về lòng yêu nước sau sự kiện biểu tình” của NV Nguyễn Trọng Tạo

Category: Quan điểm, Tag: Đời sống,Khác
08/31/2011 05:29 am

Bàn về “Nghĩ về lòng yêu nước sau sự kiện biểu tình” của nhà văn Nguyễn Trọng Tạo

Thưa nhà văn Nguyễn Trọng Tạo, tôi không phải là nhà văn nên để trình bày câu chữthật tinh tế, dễ lọt tai người đối thoại để vừa thể hiện chính kiến của mình, vừa không bị cho là xúc phạm đến người đối thoại có quan điểm trái ngược với mình thật vô cùng khó. Bởi vậy, khi định tranh luận với nhà văn về vấn đề này thì tôi xin mạn phép nói trước là tôi hoàn toàn không có ý xúc phạm tới lòng yêu nước và quan điểm của nhà văn, mà chỉ muốn tranh luận để khẳng định quanđiểm cá nhân thôi.

Ai cũng quá hiểu, quyền biểu tình là quyền bất khả xâm phạm của người dân được công pháp quốc tế, luật pháp Nhà nước thừa nhận. Nhưng nhà văn không phủ nhậnđược với tôi là biểu tình là nhằm thể hiện quan điểm của một nhóm người và thường xảy ra khi họ thấy mà không thỏa mãn với cách giải quyết của chính quyền, tự thân đã chứa đựng nhiều nguy cơ đe dọa đối với ANQG, và trật tự công cộng. Thế nên quyền này dù ở các nước Tây phương dân chủ cũng phải gắn với trách nhiệm và tuân thủ pháp luật! Trong trường hợp này, biểu tình được những người tham gia lập luận là nhằm thể hiện lòng yêu nước, phản đối hành động ngang ngược trên biển Đông của Trung Quốc, bởi vậy không có gì ngăn cản được thẩm quyền này của họ, ai ngăn cản là “không yêu nước”, ai không biểu tình là không hoặc chưa có ý thức yêu nước qua cách thể hiện từ hành động phản đối công an ngăn cản biểu tình, qua các bài viết tự ca ngợi lòng yêu nước của mình, qua cách lên án Trung Quốc để lên án chính quyền chưa có phản ứng tương xứng,…của từng cá nhân tham gia biểu tình. Tôi biết chắc, nhà văn thông thạo internet và có kỹ năng khai thác thông tin trên mạng vì đã có một blog khá nổi tiếng, vậy trước khi viết bài này, bỏ qua yếu tố địch ở hải ngoại lợi dụng, đã bao giờ nhà văn tự hỏi những câu hỏi sau:

1, Tại sao từ chính trang mạng của những trí thức cổ vũ cho biểu tình như trang Bauxite Việt Nam, blog tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện…bên cạnh các bài viết cổ vũbiểu tình, thông báo “chương trình” biểu tình dưới danh nghĩa thể hiện lòng yêu nước, các bài viết đều đan xen, cùng song hành với lên án chính quyền thậm tệ,xúc phạm đến công an, an ninh - lực lượng “bảo vệ” biểu tình? Phải hiểu tinh thần xây dựng của những vị này ra sao, hành động biểu tình của các vị đó có đơn giản chỉ là “phản đối Trung Quốc” hay đang mượn sự việc này để chĩa mùi dùi cổxúy cho sự tụ tập công kích chính quyền mới là mục đích chính?

2, Những trí thức đó thừa trình độ để hiểu rằng, Việt Nam mới đang ở giai đoạn đầu hướng tới mục tiêu xây dựng xã hội dân chủ, luật pháp chưa hoàn thiện, bộ máy chính quyền lúng túng, xử lý thiếu chuyện nghiệp, chưa thống nhất với nhau nên tránh sao được ông chẳng bà chuộc, tránh sao được cách xử lý không khéo với những cá nhân đang trà trộn, chiếm ưu thế nhất, tích cực nhất trong đoàn biểu tình như Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Tiến Nam, Lê Quốc Quân, blogger Người buôn gió, blog Mẹ Nấm,… .Chỉ với một cú google trên mạng sẽ thấy ngay “thành tích” chống chính quyền của những kẻ đó. Có thể trách người dân hạn chế nhận thức, kỹ năng khai thác thông tin trên mạng mà lầm tưởng họ yêu nước qua hành động cổ vũ cho biểu tình lần này, những với những trí thức như Nguyên Ngọc, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Xuân Diện, …thì nhà văn đừng nói với tôi là họ không biết những con người đó đang đứng ngang hàng, song hành bên cạnh “lòng yêu nước” của họ, mong mỏi có những tấm hình chụp với những trí thức đó để “tôn vinh” vị thế chống chính quyền mang tính “chính nghĩa” của họ. Và trên chính blog của những trí thức kia cũng không ngại tôn vinh “lòng yêu nước” của những kẻ đó như mình, đăng các bài viếtđậm đặc mùi kích động lật đổ chế độ của họ, vậy có cơ hội nào bằng cho những kẻchống chính quyền đó đây? Việc báo chí có hàng loạt bài phê phán các trí thứcđó đang bị lợi dụng có “oan” không? Câu châm ngôn, hãy cho biết bạn anh là ai, tôi sẽ cho biết anh là người như thế nào, người dân, báo chí, cơ quan công quyền đối xử với họ như vậy có quá đáng chút nào không khi họ đặt “lòng yêu nước” của những con người chống chính quyền đến xương tủy đó ngang hàng với mình, làm bệ đỡ cho tính “chính danh”, cho tính “đông đảo” của các cuộc biểu tình mà mình đang cổ xúy?

3, Những lý luận, đôi co thế nào là yêu nước, yêu nước thế nào cho vừa thì tranh luận cả đời người không hết được, nhưng rõ ràng đúng như nhận xét của nhà vănNhưng từ sau khi UBND TP Hà Nội có thông báo yêu cầu chấm dứt các cuộc biểu tình thìđài báo đã làm dấy lên một phong trào phê phán và nghi ngờ lòng yêu nước của người dân biểu tình. Nhiều người cho rằng, yêu nước là phải làm việc vì nước chứ không phải là đi biểu tình hô hét phản đối (TQ gây hấn), dễ bị bọn phảnđộng kích động, xúi dục.”, nhà văn lại đưa ra những lập luận chất vất thật không thể ngây ngô hơn được “Vậy thì lòng yêu nước có tội gì mà phỉ báng?”. Thửlàm phép so sánh, một người nông dân mất con gà, vì bức xúc với kẻ trộm đó mà bà réo lên chửi, bà chửi 1,2 ngày thì hàng xóm của bà thông cảm, chia sẻ vì bà tiếc của và phẫn uất với kẻ bất lương kia, nhưng bà chửi đển hàng chục ngày liên miên như thế thì không ai có thể “chia sẻ” nổi với bà nông dân ấy được, thậm chí hàng xóm sẽ đặt ra cả tỉ câu hỏi nghi ngờ động cơ chửi của bà ấy, không đơn thuần vì chuyện mất gà mà đang nhắm đến “kẻ thù mà bà nông dân đã xácđịnh rõ” và bà đang mượn việc đó để “tấn công”, hàng xóm của bà không thể không cho rằng bà ấy không chỉ “khủng bố kẻ trộm gà” mà đang “khủng bố” chính họ -những người phải hứng chịu lời lẽ không hay ho ấy liên miên.
Cũng như vậy, biểu tình bản thân nó đã là“nguy cơ” trong mắt của cơ quan bảo vệ trật tự xã hội, vậy mà biểu tình triền miên, dai dẳng đó, với đủ hệ thống báo đài quốc tế “bơm hơi” vào, đủ nhận định“đơm đặt” của địch và sự “công kích” chính quyền của chính những người tham gia biểu tình ấy…chưa đủ để người dân và chính quyền “nghi ngờ lòng yêu nước” của những người biểu tình, dù họ có là trí thức ấy sao?
Nhà văn nhìn thấy xảo thuật truyền thông của Trung Quốc về cuộc biểu tình này, vậy nhà văn có “chịu” nhìn thấy xảo thuật truyền thông phương Tây, của địch, và …của chính những người biểu tình ấy không? Nhà văn lên án cơ quan công quyền chưa “công bố bằng chứng về các đảng phái phản động này tác động vào các cuộc biểu tình như thế nào.” mà đã “vô tìnhđã xúc phạm vào lòng yêu nước tự nguyện của người dân”, rồi sự lung túng trong cách xử lý vụ việc của chính quyền là có phần đúng. Nhưng nhà văn có tự hỏi, việc chính quyền chính thức ra thông báo khuyến nghị không nên biểu tình vì nhìn thấy các nguy cơ, căn cứ cho thấy các cuộc biểu tình đang bị lợi dụng, cửcác cơ quan đoàn thể địa phương đến thuyết phục, chính quyền Hà Nội đối thoại với trí thức đã chứng tỏ sự đề cao biện pháp thuyết phục, không chỉ áp dụng pháp luật “máy móc” trong trường hợp đặc biệt, ngoại lệ này. Còn nếu có chứng cứ mười mười rồi thì, thưa nhà văn, làm gì có chuyện thuyết phục, đàm phán ấy nữa, chỉ có trấn áp và chắc chắn sẽ được đông đảo nhân dân đồng tình.
Việc nhà văn khâm phục những người biểu tình trong cả 10 cuộc biểu tình đó, nhưng với cá nhân tôi chỉ khâm phục những người tham gia biểu tình lần đầu tiên, vì tôi thấy rõ sự bộc phát, sự vô tư, trong sáng ở phần lớn những người tham gia biểu tình đó, còn từ lần biểu tình thứ2…về sau, tôi đã thấy nhuốm màu “chủ đích”. Việc nhà văn thấy tự hào vì ngay cảnhững em bé cũng đi biểu tình thì tôi lại thấy những em bé đó chưa đủ ý thức để“thể hiện chính kiến” mà đang bị “thương mại hóa”, bị bố mẹ trưng dụng “thểhieennj lòng yêu nước” không thương xót. Việc nhà văn cho rằng, chính quyền chưa biết quy tụ đoàn kết nhân dân trong biểu tình chống Trung Quốc thì tôi lại thấy việc biểu tình được duy trì bởi mấy chục con người quen thuộc ở ngay điểm trung tâm chính trị văn hóa của thủ đô hoàn toàn không thể chứng tỏ lợi ích gìđối với sự đoàn kết của cả khối cộng đồng gần 90 triệu dân Việt Nam. Tôi và nhà văn chỉ thống nhất ở điểm duy nhất, là cho rằng chính quyền xử lý vụ việc biểu tình này là “lung túng”, nhưng cách tiếp cận thì lại khác nhau hoàn toàn, tôi thông cảm cho sự lung túng đó khi trong đoàn biểu tình là sự đan kết chặt chẽgiữa những trí thức đáng nể trọng và những kẻ chống đối muốn lật đổ chính quyền. Sự lung túng đó xuất phát từ chính đặc thù một dân tộc trọng chữ nghĩa, trọng uy danh hơn địa vị và tiền bạc, nên chính quyền đã “xé rào” trong việc áp dụng Nghị định 38 với cuộc biểu tình này. So sánh với những cuộc biểu tình năm 2007 - 2008, sau lần biểu tình vô tư đầu tiên của giới trẻ cuối năm 2007, mấy “nhà dân chủ” lẻ tẻ đó muốn duy trì biểu tình nhưng chẳng được người dân nào hưởngứng đều bị công an áp dụng pháp luật “thô bạo” ngay lập tức.

Việt Nam ta đang hướng tới xây dựng nền dân chủ pháp quyền, con đường đó quá mới mẻ,không tránh khỏi sự thiếu chuyên nghiệp. Đáng lý là trí thức, hiểu căn nguyên của sự hạn chế đó, cần đứng trên lập trường khách quan, xây dựng để cố vũ cho tiến trình đó,thì một số vị trí thức đặc biệt kia đang làm ngược, gây phản cảm về cách thức “đối phó” với chính quyền, tự đặt mình vào chiến tuyến đối lập thì có lợi cho dân tộc, cho cái chung không? Việc họ bị chính những người dân Hà Nội không ủng hộ cho lời kêu gọi biểu tình, bị nhiều người dân có danh tính, tên tuổi lên án công khai trên báo chí, truyền hình, chưa đáng để họ tự xem lại mình sao?

Blogger Võ Khánh Linh

=============

29/08/2011

Nghĩvề lòng yêu nước sau sự kiện biểu tình

Nguyễn Trọng Tạo
1. Sự kiện biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải, cắt cáp thăm dò dầu khí và khủng bố ngư dân Việt Namđánh bắt cá trên biển chủ quyền của Việt Nam đã khiến báo chí rộ lên những phát ngôn về LÒNG YÊU NƯỚC. Ở thời điểm này, lòng yêu nước được đem ra mổ xẻ và xem ra mỗi người đều có cách “mổ” riêng của mình.
Những người tham gia biểu tình cho rằng, đó là cách thể hiện tức thì lòng yêu nước khi chủ quyền lãnh hải, lãnh thổ của Tổ quốc bị nước ngoài xâm phạm, là cách làm “ngoại giao nhân dân” mà Đảng đã từng vận dụng trong các cuộc đấu tranh chính trị trước đây. Điều đó là hiển nhiên, đến nỗi lực lương Công an bảo vệ bình an cho xã hội cũng khẳng định một cách đanh thép qua tuyên bố của Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh – Giám đốc công an Hà Nội: “Đây là những cuộc biểu tình yêu nước”. Đó là cách nhìn thẳng vào bản chất của vấn đề, được dân ủng hộ.Nhiều người khác cũng phát ngôn trên báo, mạng xã hội khâm phục tinh thần yêu nước của người dân tham gia biểu tình.
Nhưng từ sau khi UBND TP Hà Nội có thông báo yêu cầu chấm dứt các cuộc biểu tình thì đài báo đã làm dấy lên một phong trào phê phán và nghi ngờ lòng yêu nước của người dân biểu tình. Nhiều người cho rằng, yêu nước là phải làm việc vì nước chứ không phải là đi biểu tình hô hét phản đối (TQ gây hấn), dễ bị bọn phản động kích động, xúi dục.
“Yêu nước là phải làm việc vì nước”, đúng vậy, nhưng làm việc gì và làm nhưthế nào thì có trăm nghìn sự khác nhau tùy vào công việc và khả năng của mỗi người. Nhưng dùng cái định nghĩa chung chung ấy để nhằm phê phán người biểu tình lại là phiến diện và cực đoan. Bởi người biểu tình không phải ngày nào cũng đi biểu tình như một nghề chuyên nghiệp, mà họ chỉ dành ngày nghỉ của mìnhđể thể hiện lòng yêu nước khi có vấn đề bức xúc chung của đất nước. Họ là người dân lao đông, là nhân sĩ, trí thức, là thanh niên, học sinh hay cựu chiến binh…Họ đã và đang làm công việc hàng ngày của mình vì đất nước đó thôi. Vậy thì phải coi họ là những người “hai lần yêu nước” mới phải.
Tôi đến một số nước, thấy nhiều cuộc biểu tình rất ôn hòa như biểu tình đòi tăng lương, biểu tình phản đối xâm hại môi trường, biểu tình phản đối một chính sách chưa phù hợp nào đó của chính quyền… Lúc đầu tôi thấy lạ, sau thì thấy đó là một nét đẹp mà luật pháp của họ cho phép và bảo vệ. Chả có gì là xấu, là mất trật tự công cộng cả. Nếu chúng ta nhìn đúng bản chất biểu tình vừa qua nhưTrung tướng Nhanh, thì chúng ta cũng ủng hộ và bảo vệ biểu tình thôi.
Vậy thì lòng yêu nước có tội gì mà phỉ báng? Tôi nghĩ những người phỉ báng lòng yêu nước của người khác, cũng có nghĩa là đang phỉ báng quyền lợi và nghĩa vụ của chính mình.

clip_image002

"Hoàng Sa - Trường Sa - Việt Nam!"
2. Hệ thống truyền thông Trung Quốc lợi dụng việc CAVN ngăn chặn bắt người biểu tình để xuyên tạc bản chất của các cuộc biểu tình phản đối họ. Đó là thuật tuyên truyền xảo trá truyền thống của ông bạn láng giềng. Họ nói rằng, thực chất những cuộc biểu tình đó là chống chính quyền VN chứ không phải chống TQ. Thật là một sự xuyên tạc trắng trợn, ngược lại với nhận định chân thành và chính xác của Giám đốc CAHN. Họ nói vậy để che chắn cho âm mưu đen tối của họmà nhân dân và chính quyền VN đã vạch mặt chỉ tên bằng tuyên bố của Bộ Ngoại giao và những cuộc biểu tình phản đối những hành động TQ xâm phạm chủ quyền VN. Nhưng sự xuyên tạc của họ khi nói cuộc biểu tình đó là “chống chính quyền VN”cũng khiến cho đôi người lúng túng, nghi ngờ và cuối cùng là quay lại chống lại lòng yêu nước của dân biểu tình. Đó là thắng lợi của xảo thuật tuyên truyền xuyên tạc của TQ.
Một lúng túng và nghi ngờ nữa là đằng sau những cuộc biểu tình đó có sự xúi dục kích động của bọn phản động trong và ngoài nước, mà cụ thể là đảng Việt Tân. Chưa thấy CA công bố bằng chứng về các đảng phái phản động này tác động vào các cuộc biểu tình như thế nào. Nhưng có thể đó cũng là một sự cảnh giác, phòng xa không thừa; nhưng khi chưa có điều đó xảy ra thì vô tình đã xúc phạm vào lòng yêu nước tự nguyện của người dân. Điều này phải hết sức thận trọng, thì mới tạo ra được sức mạnh yêu nước của khối đại đoàn kết toàn dân. Nếu cứcãi nhau mãi về lòng yêu nước, thì vô tình lại gây chia rẽ, làm giảm sức mạnh tự thân của dân tộc vốn có truyền thống yêu nước từ nghìn xưa.
Sự lúng túng, thiếu minh triết về các vấn đề xã hội nóng hổi dễ dẫn đến các nhận định trái ngược về hiện tượng và bản chất sự việc. Và theo tôi, điều đó đã xảy ra: 10 cuộc biểu tình ban đầu được cho là yêu nước, ôn hòa, đến cuộc biểu tình thứ 11 thì lại được cho là gây rối trật tự công cộng. Đó là một sự lúng túng mà ai cũng nhìn thấy.

clip_image003

Trẻ em cũng đi biểu tình yêu nước
3. Lịch sử nước ta cũng ghi lại chuyện một em bé đứng ngoài cuộc họp của vua quan bàn việc chống giặc ngoại xâm, vì căm thù giặc em đã bóp nát quảcam lúc nào không biết. Sau đó em đã tự thêu lên lá cờ 6 chữ vàng “Phá cườngđịch, báo hoàng ân” (phá giặc mạnh, báo ơn vua) và trở thành một anh hùng nhỏtuổi chống xâm lược, đó là Hoài văn hầu Trần Quốc Toản.
Lòng yêu nước không là độc quyền của ai. Câu này quen nhưng không cũ. Không ai có quyền tự cho mình là yêu nước hơn người khác. Dù tôi là một người lính thế hệ chống Mỹ, thì tôi vẫn mãi mãi nghiêng mình trước những người đã hi sinh xương máu, tính mạng cho Tổ quốc vẹn tròn. Dù anh là người có chức vụ to nhất nước thì anh vẫn phải khâm phục một em bé biết nhường nửa chiếc bánh mì cho một em bé nhỏ hơn giữa cơn bão lụt nhà tan cửa nát.
Tôi thú nhận rằng, tôi mới chỉ là người quan sát một số cuộc biểu tình vừa qua với tư cách một nhà văn, một nhà báo, một công dân, nhưng tôi khâm phục những người biểu tình yêu nước, họ đã thắp lên trong tôi ngọn lửa yêu nước, họtruyền điện vào bình ăc–qui vốn sống của tôi, để tôi có thể viết nên những câu chữ mang tâm hồn và nhiệt huyết của dân tộc tôi. Đó là lòng yêu nước Việt Nam không bao giờ vơi cạn.
Hà Nội, 27.8.2011

clip_image004

Bắt người biểu tình – Hà Nội 21.8.2011
N.T.T.
Nguồn: nhathonguyentrongtao.wordpress.com
Hòa Bình at 09/13/2011 09:51 am comment
Cám ơn bạn đã có một bài viết rất xuất sắc. Hy vọng bác Tạo ngẫm ra được nhiều điều mà lâu nay bác ấy không nhìn ra. Nói thế là còn một chút "mở" với bác Tạo. Chứ cái đám Sàm - Chi - Diện thì hết thuốc.

No comments:

Post a Comment