Tuesday, January 29, 2013


Trần Hoàng Khánh-Nguyễn Thanh Giang: kẻ “đào bới” quá khứ

Category: , Tag:
02/09/2011 02:17 pm
Bạn Trần Hoàng Khánh quý mến,
Cảm ơn bạn đã gửi cho tôi một bài viết thẳng thắn, đúng đắn và đầy tinh thần trách nhiệm. Tôi sẽ đăng ngay trên trang web ĐẢNG DÂN CHỦ XXI: http: www.danchu21.com
Tôi cũng xin phép tác giả cho đăng cả trên trang blog riêng của tôi :
http: www.vn.myblog.yahoo.com/tran-khue
Anh Thanh Giang xuyên tạc lịch sử như thế là hoàn toàn không thể chấp nhận được.Ngay từ năm 1998, khi viết bài phê bình Hội thảo Viêt-Nhật "KHÔNG ĐƯỢC PHÉP XUYÊN TẠC LỊCH SỬ ! ", tôi đã phê phán quan điểm "nội chiến" của Ts Lê.Văn Định. Không thể nhắm mắt nói bừa rằng Cuộc KC CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC của Dân tộc VN ta là một cuộc nội chiến. Chính người Mỹ viết sách xác nhận thua VN vì không hiểu lịch sử và văn hóa VN. Họ day dứt, đau khổ vỉ HỘI CHỨNG VN. Thế mà anh Thanh Giang và một số người thiếu hiểu biết lại nói liều, bất chấp sự thật lịch sử. Thật đáng xấu hổ thay cho họ!.
Vừa qua, trong câu đối mừng Việt tộc và Võ Đại tướng nhân dịp kỷ niệm 55 năm CT ĐIỆN BIÊN và 34 năm GP SÀI GÒN, một lần nữa tôi khẳng định quan điểm của mình:


VĂN ĐẠO DIỆU LINH, ĐIỆN BIÊN 54,
KINH HỒN ĐẠI PHÁP !
VÕ CÔNG THẦN TỐC, SÀI GÒN 75,
KHIẾP VÍA HOA KỲ !
Tháng Tư – 2009
Tôi mong có dịp được tiếp bạn tại 296 Nguyễn Trãi- Q.5 để trò chuyện thêm.

Chào thân ái,
TRẦN KHUÊ
Tel: (84.8)3610.1958
Mobil: +84.909.331.994

--- On Thu, 5/7/09, chu thoong <chuthoongsg@gmail.com> wrote:


From: chu thoong <chuthoongsg@gmail.com>
Subject: Về ông Nguyễn Thanh Giang
To: trankhuesaigon@yahoo.com
Date: Thursday, May 7, 2009, 9:12 AM

Kính gửi anh Khuê
Tôi là một người yêu dân chủ, biết nhiều về các nhà dân chủ ở Việt Nam nhưng tôi không muốn (hoặc không dám) hoạt động dân chủ. Tôi chưa viết bài nào về các nhà dân chủ nhưng lần này đọc bài Nồi da xáo thịt của ông Nguyễn Thanh Giang thấy lệch lạc quá nên viết bài này gửi anh để đăng trên web danchu21. Nếu không đăng được vui lòng hồi âm để tôi gửi nơi khác. Xin tạm dùng tên Trần Hoàng Khánh.
Thân

Nguyễn Thanh Giang: kẻ “đào bới” quá khứ
Người đời có câu “không nói thì không ai cho là anh câm”, tôi đọc rất nhiều bài viết của các nhà dân chủ nhưng chỉ để biết, lần này đọc bài “Nồi da xáo thịt” của ông Nguyễn Thanh Giang mà trong lòng cảm thấy khó chịu nên buộc phải từ bỏ sự im lặng trong mấy năm vừa qua để có vài lời với ông Nguyễn Thanh Giang.
Thưa ông Nguyễn Thanh Giang, cuộc chiến tranh có cái ngày kết thúc 30/4 đã trôi qua nhiều năm, đó là nỗi đau của bất kỳ người dân Việt Nam nào, nỗi đau sẽ dần nguôi đi nhờ thời gian. Nhưng ông Giang không muốn thế, với trình độ tiến sĩ của mình, ông đã trích dẫn rất nhiều câu nói của những người nổi tiếng để kể tội cộng sản, cũng được thôi, ai cũng có quyền lấy dẫn chứng phù hợp với ý kiến của mình. Tiếc là ông lại quá đà khi hăng say so sánh tội của cộng sản với tội của chính quyền Sài Gòn dưới thời Mỹ Ngụy. Thật nực cười, với trình độ Dr thì ông phải hiểu rõ ai đã “gây cuộc binh đao” quá tàn khốc, quá lâu dài như vậy chứ ? Ai đã không muốn có chính quyền cách mạng sau 1945 và phe nào không muốn tổng tuyển cử giữa hai miền sau Hiệp định Geneva ? Ông chăm chăm kết tội cộng sản quản chế, giam giữ những người của chế độ cũ nhưng ông sẵn sàng lờ đi những hình thức giết người dã man nhất, tàn bạo nhất do quân đội Mỹ Ngụy gây ra.
Chẳng hiểu căn cứ vào đâu ông lại phán rằng xã hội Việt Nam ngày nay tệ hơn nhiều Sài Gòn dưới quyền Mỹ Ngụy. Ông kể tham nhũng tràn lan hơn, dân chúng nghèo khổ hơn, xã hội đồi trụy hơn rồi cả tai nạn giao thông thảm khốc hơn… Là một nhà khoa học, nói vấn đề gì cũng phải có căn cứ. Tôi chỉ xin trích nội dung bài trả lời phỏng vấn báo Người Đô thị (tháng 5/2008) của nhà kinh tế Đặng Phong để chứng minh rằng ông đang nói láo.
“Buổi giảng đầu tiên tại Irvine khá ồn ào vì bị một số Việt kiều biểu tình, đòi Đặng Phong hãy nói về nhân quyền. Họ đòi bằng được phải có đại diện vào giảng đường chất vấn. Tôi đồng ý, có ba người xấn vào nóng nảy lên án tình trạng tham nhũng ở VN và chính quyền tham quyền cố vị. Về tham nhũng, tôi nói đúng có tham nhũng- nhưng chính quyền Sài Gòn trước kia tham nhũng gấp 10 lần cơ. Tôi làm sử kinh tế, có đầy đủ số liệu chứng minh, họ chịu. Còn tham quyền cố vị, thì chính quyền Thiệu, Kỳ… không hề muốn xuống ghế”. Ông Đặng Phong còn cho rằng “chiến tranh là bầu sữa quan trọng nhất của nền kinh tế VN trước năm 1975. Nó tạo ra cuộc sống phồn vinh thật ở các đô thị miền Nam (vùng nông thôn rất nghèo khổ) nhưng đó là nền kinh tế không nuôi nổi nó”. Không biết ông Giang có sống dựa vào đồng đô la Mỹ không ? Ông Đặng Phong cũng so sánh đời sống người dân đô thị miền Nam trước 1975 và ngày nay (ông Giang lưu ý là chỉ so sánh trong khu vực nhỏ chứ không vơ hết như ông đâu nhé): mức sống vật chất bây giờ rõ ràng là cao hơn trước đây rất nhiều, về mức an toàn của cuộc sống thì trước đây rất kém, cuộc sống văn hóa và tinh thần thì có thể nói thời trước có hai mặt của nó. Một mặt là sự hiện diện của quân đội Mỹ và đồng minh để lại những ảnh hưởng rất xấu trong xã hội. Đó là tệ nạn đĩ điếm, ma cô, chạy theo đồng đô la một cách khá trắng trợn. Nhưng mặt khác, cuộc sống xã hội và tinh thần trong nội bộ xã hội VN lại là quan hệ có nề nếp, có văn hóa…
Ông Giang nói rất nhiều vấn đề nhưng chung quy lại là ngày 30/4 đến mà không có gì để nói thì không ai nhớ đến mình. Đành phải múa bút để mọi người biết ông còn “tồn tại”, cố gắng chứng tỏ ông Giang không muốn gác lại quá khứ, quá khứ là cái gì đó béo bở, có thể “bới” ra được, có thể “gặm” được... Cái bánh xe lịch sử đã chọn những người cộng sản, ông không thể quay ngược nó như việc một số người đang muốn “xóa án” cho triều Nguyễn. Lịch sử cũng có thể chọn ông Nguyễn Thanh Giang để đưa đất nước đến chân trời mới nếu ông biết thuận theo thiên- địa- nhân chứ không phải lợi dụng nó để đánh bóng tên tuổi của mình nhằm kiếm những tờ xanh. Với bài “Nồi da xáo thịt”, ông Giang nên cắt hẳn “cái đầu tiến sĩ” mà ông thường để trước cái tên của mình đi ! Thưa ông Giang, một lần nữa xin đuợc kết thúc bằng chính câu mở đầu, “không nói thì không ai cho là anh câm”.
Trần Hoàng Khánh - Sài Gòn

No comments:

Post a Comment