Tuesday, January 29, 2013


Xung quanh bản tố HĐXX vụ án CHHV của 4 vị luật sư

Category: Bình luận, Tag: Đời sống,Khác
04/07/2011 05:18 am

Ngay trong ngày xử sơ thẩm vụ án CHHV với tội danh bị khởi tố về hành vi “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” ngày 4/4/2011, 4 vị luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo đã có bản kiến nghị tố HĐXX sơ thẩm vụ án CHHV Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã vi phạm tố tụng hình sự. Nội dung cho việc Thẩm phán Nguyễn Hữu Chính không cho công bố toàn văn 10 đầu tài liệu liên quan đến cáo trạng và có trong hồ sơ vụ án là “không làm theo quy định trên (Điều 214 BLTTHS) của Bộ luật tố tụng hình sự, không đáp ứng yêu cầu chính đáng của chúng tôi và bị cáo đã không đảm bảo được quyền tự bào chữa của bị cáo và quyền bào chữa của luật sư đã được Hiến pháp, Bộ luật tố tụng hình sự và luật luật sư qui định” và kiến nghị “xử lý hành vi cản trở quyền tự bào chữa của bị cáo và quyền bào chữa của luật sư của ông chủ tọa”.

Nói rõ hơn về tình tiết này, luật sư Trần Vũ Hải trả lời phỏng vấn đài RFA ngày 04/04/2011, cho biết “Trước phiên tòa, ông Vũ có yêu cầu Viện kiểm sát và Tòa án cung cấp cho ông bản cáo trạng là 10 tài liệu là căn cứ để kết tội ông, bởi vì ông không có. Tại phiên tòa, sau nhiều lần đấu tranh, tòa án cũng cung cấp cho ông bản cáo trạng. Lúc thẩm vấn, chúng tôi vẫn yêu cầu cung cấp 10 tài liệu này bởi vì tài liệu được coi là của ông Vũ, mà theo điều 214 Bộ Luật Tố tụnh hình sự, cần phải công bố các tài liệu đấy để cho mọi người nhận xét, kể cả kiểm sát viên, luật sư, bị cáo. Điều 214 Bộ luật Tố tụng ghi rõ như thế. Chúng tôi cũng có nói và đưa ra giải pháp trong trường hợp mà tòa thấy rằng tài liệu này dài, công bố không thể hết được thì chúng tôi đề xuất rằng cung cấp 10 tài liệu này cho ông (Cù Huy Hà Vũ) để ông xác định trực tiếp rằng tài liệu này đúng là của ông hay không, nhưng tại phiên tòa, chúng tôi đề xuất những tình huống để giải quyết nhưng ông chủ tọa phiên tòa không đồng ý và “mời luật sư Hải ra”. Chúng tôi cho rằng như vậy việc bào chữa và tự bào chữa không đảm bảo theo Hiến pháp và Bộ luật Tố tụng hình sự. Cho nên luật sư chúng tôi, được sự đồng ý của ông Vũ, buộc phải ngưng nhiệm vụ luật sư vì không thể tiếp tục được trong tình trạng như vậy.”
Ghi nhận, đánh giá về vụ việc này, cũng có nhiều luồng ý kiến khác nhau. Tất nhiên những ý kiến bảo vệ ông Cù thì lên án HĐXX và phiên tòa, chính quyền rồi, kiểu kiểu như Blogger Người Buôn Gióviết rằng: “Các luật sư đòi hỏi tòa thực thi luật tố tụng nhưng tòa lại đuổi luật sư ra. Tòa án Việt Nam đi vào lịch sử thế giới khi có 5 luật sư rời tòa ngay khi phần tranh luận còn chưa kịp mở đầu.” (anh này hình như đã nhầm lẫn nghiêm trọng vì ls Trần Lâm là bị Vũ đuổi). Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến khách quan khác, như:

- Blogger Beo chế diễu: "Chán, vì thất vng. Một vụ diễn tồi với 5 luật sư, 1 bị Kù đuổi, 1 bị Tòa đuổi, 3 tự đuổi. "Không biết đây đã là phiên tòa đông luật sư bào chữa cho 1 bị cáo nhất chưa nhưng với mình, 4 là con số kỷ lục. Cả 4 không cho mình cảm giác họ đang hành nghề luật sư, nhất là cuối phiên xử, nhìn Kù lạc cả giọng tự bào chữa lấy. Ấy là chưa kể, vị luật sư nữ tự dưng vu cho thân chủ mình có tiền án. Chủ tọa chỉnh lại, xư nữ cũng chẳng buồn xin lỗi. Cho đến sáng nay, thêm cái kiến nghị của 4 vị được loan truyền rất lạc địa chỉ trên mạng, càng khẳng định cảm giác của mình. Cứ như các vị, hoặc đang cùng với Kù hoặc mượn Kù, để dàn dựng một scandal về tòa Việt vậy.
Có điều, scandal ấy chỉ ồn ã trong thế giới ảo. Ngoài đời nhật kia, nó không hơn gì hòn đá ném xuống ao bèo. Godot vẫn chưa đến…"


- Trong bài Tường thuật của một nhà báo trong phiên tòa trên Đào Tuấn’s blog kể khá chi tiết:

Hiệp “xét hỏi” tiếp tục bế tắc. Một bác hội thẩm ngồi im không nói một câu. Bác hội thẩm nhuộm tóc liên tục nhắc bị cáo: Bình tĩnh. Luật sư: Bình tĩnh. Thẩm phán Nguyễn Hữu Chính liên tục rung chuông, liên tục nhắc nhở các luật sư và bị cáo “dừng lại”. Một nữ đồng nghiệp chép miệng rằng có khi bác Chính phải “dừng lại” đến 4-500 lần chứ không ít. Mình cũng đếm có phút, ông đã hơn 10 lần rung chuông, nhắc “dừng lại”. Và đỉnh điểm là trong phần xét hỏi, ông đã yêu cầu lực lượng cảnh sát tư pháp “mời” LS Trần Vũ Hải ra khỏi toà khi bị nhắc nhở “dừng lại” tới 3 lần, mà ông Hải vẫn tiếp tục nói. Phiên tòa nát vụn, bế tắc và căng thẳng có lẽ bởi sự không chịu nhau giữa hai bên, một sự mà thằng Tùng nhọn chửi thề rằng: Đéo gì phải thế.

LS Trần Vũ Hải trước nay nổi tiếng là khôn như cáo hôm nay bỗng nhiên hung hăng tệ. Nào là đề nghị HĐXX công bố toàn văn các tài liệu dùng để buộc tội bị cáo Vũ theo điều 214 Bộ luật TTHS. Rồi thì vung tay rằng: Đây không phải là đề nghị mà việc công bố là bắt buộc theo điều 214. Rồi thì “Các tài liệu là chứng cứ dùng để buộc tội, nên phải công bố”. Đi xa hơn, LS Hải còn “đề nghị” HĐXX trả lời xem điều 214 Bộ luật TTHS còn có hiệu lực pháp lý hay không. “Nếu quý toà khẳng định điều luật này không còn hiệu lực thì chúng tôi sẽ chấm dứt yêu cầu công bố”. Ngay sau đó, dù HĐXX trích một số đoạn trong các tài liệu dùng làm chứng cứ buộc tội, đến lượt LS Trần Đình Triển tiếp tục đề nghị phải công bố toàn văn các tài liệu. Luật sư Hà Huy Sơn cũng cho rằng các tài liệu này đã bị cắt xén và có tới 12 điểm sai lệch. 3 luật sư sau đó đã bỏ về khi Chủ toạ phiên toà tuyên bố chấm dứt phần xét hỏi. Hiệp xét hỏi: Hòa, dù HĐXX đã giơ thẻ đỏ. Và việc bỏ tòa của 3 vị luật sư, dù với lý do gì, cũng là bỏ trận đấu, bỏ mặc thân chủ, đáng bị xử thua, phạt 3 điểm”.

- Còn trên TTX và báo Hà Nội mới thì đưa tin đánh giá về sự vụ này Tại phiên tòa, 4 luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo, gồm Trần Đình Triển, Trần Vũ Hải, Vương Thị Thanh, Hà Huy Sơn. Do vi phạm nội quy phiên tòa, sau nhiều lần bị nhắc nhở, luật sư Trần Vũ Hải đã bị Hội đồng xét xử yêu cầu ra khỏi phòng xử.

Mặc dù đã được Hội đồng xét xử giải thích theo quy định của pháp luật, song 3 luật sư còn lại đã tự ý bỏ về khi có những yêu cầu không đúng quy định của pháp luật, không có căn cứ, không được Hội đồng xét xử chấp nhận
”.


Như vậy, lý do cho việc các luật sư biện hộ “tự đuổi” ra khỏi tòa chỉ có ở việc Tòa không đồng ý công bố toàn văn 10 tài liệu được xem là chứng cứ kết tội nêu trong cáo trạng có hợp lý không?.

Điều 214 BLTTHS quy định về việc trình bày, công bố các tài liệu của vụ án và nhận xét, báo cáo của cơ quan, tổ chức, ghi rõ:

Nhận xét, báo cáo của cơ quan, tổ chức về những tình tiết của vụ án do đại diện của cơ quan, tổ chức đó trình bày; trong trường hợp không có đại diện của cơ quan, tổ chức đó tham dự thì Hội đồng xét xử công bố nhận xét, báo cáo tại phiên tòa.
Các tài liệu đã có trong hồ sơ vụ án hoặc mới đưa ra khi xét hỏi đều phải được công bố tại phiên tòa.
Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người khác tham gia phiên tòa có quyền nhận xét về những tài liệu đó và hỏi thêm những vấn đề có liên quan.

Chung quy là cò cưa nhau quanh từ “công bố” các chứng cứ buộc tội. Tòa cho rằng các chứng cứ buộc tội bị cáo đã kí nhận rồi, luật sư đã nghiên cứu hồ sơ vụ án, đã được đọc, trích, sao chụp hồ sơ, vì vậy không cần thiết phải công bố toàn văn 10 đầu tài liệu đó. Nếu các luật sư và bị cáo thấy cần công bố chi tiết chứng cứ nào, Tòa sẽ đọc. Còn việc cho rằng chứng cứ kết tội chưa đúng thì sẽ tranh luận tại phần Tranh tụng, nếu qua tranh tụng thấy chứng cứ có vấn đề thì sẽ quay lại phần xét hỏi

Tất nhiên luật sư và bị cáo có quyền đòi xem xét lại chứng cứ buộc tội, nhưng cách lập luận của Thẩm phán hoàn toàn không sai, bởi không có chứng cứ, vật chứng mới, việc đòi hỏi công bố toàn văn 10 tài liệu được xem là chứng cứ kết tội đã được bên công tố công bố là không cần thiết. Đây hoàn toàn thuộc thẩm quyền quyết định của HĐXX trong bất cứ vụ án nào. Các luật sư viện vào cớ này đòi kết tội ông Chủ tọa xem ra là trò “tạo cớ” nhằm phá phiên tòa xử sau khi đưa cả đống đòi hỏi hoãn phiên tòa không thành.

Đối với luật sư Trần Vũ Hải vi phạm nội quy phiên tòa do bị Tòa nhắc nhiều lần nhưng không chấp hành, mặc dù ông Hải biện hộ là ông đang cố “hòa giải’’ bất đồng giữa các luật sư và HĐXX xung quanh Điều 214 BLTTHS, nhưng cái lối hòa giải kiểu "hung hăng", không thèm nghe Chủ tọa điều khiển dù bị cảnh cáo ...liên miên đó thì xin ...vái.

Còn việc 3 luật sư “tự đuổi” ra khỏi Tòa dù cho rằng mình đúng, Tòa sai thì cũng không thể chấp nhận được. Điều 58 BLTTHS về Quyền và Nghĩa vụ của người bào chữa, quy định cụ thể trách nhiệm của người bào chữa tại Khoản 3,4 điều này:

3. Người bào chữa có nghĩa vụ:
a) Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
Tùy theo mỗi giai đoạn tố tụng, khi thu thập được tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án, thì người bào chữa có trách nhiệm giao cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Việc giao nhận các tài liệu, đồ vật đó giữa người bào chữa và cơ quan tiến hành tố tụng phải được lập biên bản theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này;
b) Giúp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
c) Không được từ chối bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà mình đã đảm nhận bào chữa, nếu không có lý do chính đáng;
d) Tôn trọng sự thật và pháp luật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;
đ) Có mặt theo giấy triệu tập của Toà án;
e) Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện việc bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
4. Người bào chữa làm trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa, xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.
Như vậy các luật sư chỉ viện vào một lý do “lãng nhách” bỏ rơi thân chủ của mình thì không thể biện hộ dưới bất kỳ hình thức nào. Đã vậy. lại còn tố ngược Tòa, xem ra đúng Beo blog bình phẩm, họ đang mượn vụ án để làm cái gì đó, chẳng xem pháp đình ra gì.
Điều 58 nêu trên chỉ rõ Luật sư không được từ chối bào chữa nếu không có lý do chính đáng. Lý do cho rằng Tòa vi phạm tố tụng xem ra khó có thể được coi là “lý do chính đáng” khi vụ án mới kết thúc phần xét hỏi, còn cả chặng đường tranh tụng phía sau, cũng như việc luật sư có thể kiện Chủ tọa sau khi kết thúc phiên tòa mà vẫn tiếp tục bảo vệ quyền lợi của bị cáo.
Trên thực tế đã có trường hợp luật sư từ bỏ phiên tòa, bỏ rơi thân chủ đã bị gia đình thân chủ kiện và luật sư phải bồi thường như trường hợp luật sư Mai Trung Chính - Văn phòng luật sư Trung Chính (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) hồi đầu năm 2011. Trường hợp này ông CHHV và gia đình hoàn toàn có thể kiện các luật sư và đòi bồi thường vô tư. Nhưng chắc họ chẳng dại gì, vì mục tiêu “chính trị” và thực tế những luật sư có thể mời được họ đã mời cả rồi, nếu kiện mấy ông này thì lấy đâu ra luât sư (muốn) bảo vệ ông ta trong chặng được phúc thẩm.
VKL
tieuphu v at 04/26/2011 08:57 pm comment
Lần này mình có thể khẳng định bạn có IQ rất thấp vì Điều 214 đến đứa trẻ con biết đọc khi đọc qua 1 lần là có thể hiểu được đầy đủ và chính xác nội dung của nó chưa cần đến trình độ "cao học luật" như của bạn. Mình không muốn tranh luận thêm với bạn nữa VKL ạ tranh luận với bạn thì đúng là tôi tự hạ thấp mình. Chỉ bực mình là bạn đã xuyên tạc yêu cầu chính đáng của 4 vị luật sư trên và đã lừa gạt được một số người không hiểu luật như bạn. Bye bạn nhé
Khanh Linh at 04/27/2011 12:37 am reply
Cảm ơn vì đã khẳng định cho vụ IQ của tớ nhé. Welcome vì bạn đã "tự hạ thấp mình" trong suốt mấy tuần qua và xin chia sẻ với sự bực mình của bạn vì 4 nhà luật sư kia không được tòa đáp ứng "yêu câu chính đáng" và đã bị tớ và Tòa và khá nhiều người trên mạng "xuyên tạc". Tớ mong rằng bạn sẽ quan tâm đến Điều 214 ở tất cả các phiên tòa khác, chứ không chỉ riêng mỗi phiên tòa này vì hóng hớt được "cớ" mấy vị luật sư kia bỏ tòa, bỏ bị cáo ra về nhé. Sau này có điều kiện trò chuyện với các vị ở TANDTC tớ sẽ quan tâm đến "kiến nghị" giúp cho bạn phải bổ sung thêm từ "chi tiết" vao sau chữ "công bố" tài liệu ở trong Điều 214 nha
tieuphu v at 04/16/2011 12:04 pm comment
Cũng đã gần 1 tuần rồi chưa thấy bạn phản hồi lại ý kiến của mình. Mình nói thẳng nếu bạn không phản bác được thì mình mong bạn xóa ngay mấy cái lời lẽ vu khống 4 vị luật sư kia đi. Cụ thể "Các luật sư viện vào cớ này đòi kết tội ông Chủ tọa xem ra là trò “tạo cớ” nhằm phá phiên tòa xử sau khi đưa cả đống đòi hỏi hoãn phiên tòa không thành." Nhắn riêng vs bạn nhé "Trình độ cao học luật của bạn cũng ghê đấy"
Khanh Linh at 04/20/2011 09:47 pm reply
Cảm ơn quý bạn đã nhiệt tình bảo vệ chính kiến. Mình không tránh né trả lời, chỉ tại email của mình thư rác khủng khiếp mà mình quá ít thời gian nên không biết đã có comment tích cực đến vậy. Thành thực xin lỗi nhé. Đúng là luật sư có quyền đòi hỏi theo Điều 214 (theo đúng như bạn hiểu là cớ họ muốn phá phiên tòa hoặc biến phiên tòa thành trận chiến), nhưng đáp ứng đến đâu là quyền quyết định của chủ tọa nhé. Tòa nói, luật đòi công bố,tôi đã công bố (đến mức đấy) là đủ rồi đấy, bạn có kết luận rằng tòa sai không? Xin thưa chỉ là chưa fairplay theo cảm nhận của bên đòi hỏi thôi, đúng không? Còn nhiều "độ vênh" giữa "nhu cầu" và "thực tiễn" lắm bạn ạ! Nhưng quan điểm của mình hoàn toàn ủng hộ Tòa hôm đó, hãy fairplay với những người tôn trọng pháp luật nhé, còn với những kẻ, chưa vào tòa đã đòi phủ nhận từ Hiến pháp đến pháp luật Việt Nam, chỉ tôn trọng pháp luật quốc tế kiểu như Tuyên ngôn nhân quyền thôi...thì cũng phải "chơi mánh" với chúng chớ. Còn nếu anh không muốn "chơi" với PLVN thì xin mời đến quốc gia nào mà anh tôn trọng (quyền tự do đi lại và cư trú đấy). Còn đang ở Việt Nam thì phải tôn trọng pháp luật ở đây. Còn thực tế nữa nhé, trong hàng ngàn, vạn vụ án trước đây, Tòa, luật sư đều tuân thủ Điều 214 ở mức công bố đó, chưa có vụ kiến nghị, phản đối nào về thực tiễn áp dụng điều luật này. Thấy bạn nhiệt tình phê phán như vậy, bạn nên có bài luận đề nghị TANDTC bổ sung văn bản hướng dẫn chi tiết, quán triệt cho các thẩm phán, giống như NQ 03, 04/2006 của TANDTC ấy nhé
tieuphu v at 04/11/2011 10:08 pm comment
Mình chờ mãi chả thấy phản hồi gì của bạn cả. Lần sau viết bài khách quan hơn nhé
tieuphu v at 04/09/2011 02:10 pm comment
Mình viết thêm tý tại coment vội nên câu chữ vẫn phải sửa tý. Mình hiểu công bố theo điều 214. Còn bạn và thẩm phán phiên tòa không hiểu công bố theo ĐIều 214 thì phải. Yêu cầu công bố toàn văn 10 tài liệu của 4 luật sư là hoàn toàn đúng với Điều 214 không phải là "đòi hỏi vô lý". Tòa không công bố toàn văn mới là sai phạm Điều 214. Bạn cũng viết " tòa cho rằng luật sư cần công bố chi tiết tài liệu nào để phục vụ xét hỏi Tòa sẽ công bố" Vậy thì 4 luật sư muốn công bố chi tiết tất cả các tài liệu cáo trạng tại sao thẩm phán lại không đáp ứng nhỉ. Mình nghĩ cứ công bố chi tiết toàn văn thì cũng có sao đâu? Sợ mất thời gian, hay sợ 4 vị luật sư kia " lách luật "(theo cách nói của bạn, còn mình thấy họ đang đúng luật) để " phá " phiên tòa. 4 Vị luật sư kia " phá " bằng cách nào bạn? Giả dụ nếu như mình mà là vị thẩm phán kia (tất nhiên giả dụ thôi chứ mình không đủ "trình" như vị thẩm phán này) mình sẽ đáp ứng yêu cầu chính đáng của 4 vị luật sư kia. Chả sợ mất thời gian, cũng chả sơ họ " phá ". Sẽ hỏi tranh luận sòng phẳng với họ theo đúng quy định pháp luật. Chính cái việc làm này của thẩm phán đã làm xấu đi hình ảnh của pháp luật VN là cái cớ cho các phương tiện truyền thông đả kích. Chính ông thẩm phán và HĐXX phiên tòa này đã làm xấu đi hình ảnh của pháp luật VN bằng cách phạm luật
tieuphu v at 04/09/2011 01:23 pm comment
À mình có gửi nhận xét của mình vào mail của bạn vì cái yahoo plus này hay lỗi quá.
tieuphu v at 04/09/2011 01:14 pm comment
À quên bạn có nói đang học với thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư nếu được bạn có thể mời học đọc bài viết của bạn cũng như những nhận xét của mình. Mình sẵn sàng tranh luận với những "thẩm phán. kiểm sát viên, luật sư" đang học cùng cao học với bạn
tieuphu v at 04/09/2011 01:09 pm comment
Bạn đang học gì thì mình không quan tâm. Mình chỉ hiểu một điều là nếu như 4 vị luật sư có dựa vào toàn bộ 10 cáo trạng đề "ê a, kề cà" theo cách nói của bạn thì thẩm phán phiên tòa vẫn phải đáp ứng yêu cầu vì đơn giản thôi Điều 214 quy định vậy. Hình như bạn vẫn cố tình không chịu hiểu Điều 214 nhỉ " Các tài liệu đã có trong hồ sơ vụ án hoặc mới đưa ra khi xét hỏi đều phải được công bố tại phiên tòa " toàn bộ 10 cáo trạng mà luật sư yêu cầu công bố đó có nằm trong hồ sơ vụ án không hả bạn? Và thẩm phán phiên tòa phải đáp ứng theo yêu cầu đó. Đòi hỏi của 4 luật sư hoàn toàn nằm trong khuôn khổ pháp luật bạn à. Chỉ có cách hiểu hợp lí cho vấn đề tại sao thẩm phán lại không công bố toàn văn 10 cáo trạng đó là: 1) Thứ nhất, họ sợ mất thời gian; Thứ 2) họ đuối lý và không dám tranh luận với cả 4 luật sư cũng như CHHV. Mình thấy cách hiểu thứ 2 có vẻ hợp lí. Tuy nhiên hiểu theo cách nào thực ra không quan trọng. ĐIều quan trọng thấy được ở phiên tòa này là thẩm phán phiên tòa đã vi phạm Điều 214 vậy thôi
tieuphu v at 04/09/2011 01:08 pm comment
Bạn đang học gì thì mình không quan tâm. Mình chỉ hiểu một điều là nếu như 4 vị luật sư có dựa vào toàn bộ 10 cáo trạng đề "ê a, kề cà" theo cách nói của bạn thì thẩm phán phiên tòa vẫn phải đáp ứng yêu cầu vì đơn giản thôi Điều 214 quy định vậy. Hình như bạn vẫn cố tình không chịu hiểu Điều 214 nhỉ " Các tài liệu đã có trong hồ sơ vụ án hoặc mới đưa ra khi xét hỏi đều phải được công bố tại phiên tòa " toàn bộ 10 cáo trạng mà luật sư yêu cầu công bố đó có nằm trong hồ sơ vụ án không hả bạn? Và thẩm phán phiên tòa phải đáp ứng theo yêu cầu đó. Đòi hỏi của 4 luật sư hoàn toàn nằm trong khuôn khổ pháp luật bạn à. Chỉ có cách hiểu hợp lí cho vấn đề tại sao thẩm phán lại không công bố toàn văn 10 cáo trạng đó là: 1) Thứ nhất, họ sợ mất thời gian; Thứ 2) họ đuối lý và không dám tranh luận với cả 4 luật sư cũng như CHHV. Mình thấy cách hiểu thứ 2 có vẻ hợp lí. Tuy nhiên hiểu theo cách nào thực ra không quan trọng. ĐIều quan trọng thấy được ở phiên tòa này là thẩm phán phiên tòa đã vi phạm Điều 214 vậy thôi
tieuphu v at 04/08/2011 01:48 pm comment
Chào bạn VKL mình đã đọc bài viết trên của bạn xong. Mình có nhận xét thế này. Trong bài viết của bạn bạn có trích dẫn đầy đủ các điều luật của Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) trong đó có Điều 214. Mình nghĩ chắc chắn bạn phải đọc rồi nhưng mình nghĩ có thể bạn đọc nhưng không hiểu hoặc cố tình không hiểu Điều 214. " Các tài liệu đã có trong hồ sơ vụ án hoặc mới đưa ra khi xét hỏi đều phải được công bố tại phiên tòa " Điều 214 quy định rất rõ ràng là các tài liệu đã có trong hồ sơ vụ án thì đều phải công bố. Tất cả mọi cáo trạng, chứng cứ trước khi xét xử thì bị cáo, hay luật sư đều phải được xem qua, việc kí nhận ở đây là việc kí nhận các tài liệu đó đã được gửi cho bị cáo, luật sư. VIệc thẩm phán vì bất cứ lí do gì không công bố tài liệu trong hồ sơ vụ án là hoàn toàn sai luật. Tại sao bị cáo, luật sư trước khi ra xét xử đã được đọc cáo trạng cũng như các chứng cứ buộc tội mà khi xét xử trước tòa vẫn phải công bố các tài liệu trên. Đây chính là để đảm bảo tính công khai minh bạch trong xét xử vụ án đấy bạn à. Nói chung là việc Điều 214 quy định buộc phải công bố tài liệu trong hồ sơ vụ án ra trước tòa. Việc công bố này buộc phải làm không có bất kì lí do gì để không công bố cả. Bạn cũng có thể đi tư vấn ở các văn phòng luật sư để hỏi xem việc không công bố tài liệu trong vụ án trên của thẩm phán phiên tòa là sai hay đúng?
Khanh Linh at 04/09/2011 10:28 am reply
Bạn đã hiểu chữ công bố ở đây đúng như cách mấy vị luật sư ông Cù. Chữ "công bố" ở đây có nhiều mức, mức của mấy vị luật sư kia muốn "công bố toàn văn" cả 10 đầu tài liệu đó, để các vị e a, kề cà, phá luôn phiên tòa. Còn cách "công bố" của Thẩm phán là đã yêu cầu Viện Kiểm sát công bố cụ thể từng tài liệu kết tội trong cáo trạng, sau đó Tòa cũng hỏi bị cáo về từng tài liệu đó, bị cáo đều đã nhận. Luật sư đòi công bố toàn văn cả 10 tài liệu, tòa cho rằng luật sư cần công bố chi tiết tài liệu nào để phục vụ xét hỏi Tòa sẽ công bố. Như vậy, Tòa không hề tránh né vấn đề, nhưng không thể đáp ứng đòi hỏi vô lý, có chủ ý phá phiên xử của mấy vị sư kia. Chủ tọa hoàn toàn không sai phạm chút nào quy định tại Điều 214, còn rõ ràng mấy vị sư kia đang lách luật để phá tòa. Còn nếu cần tư vấn, bạn cứ tham khảo, mình đang học cao học luật với khá nhiều thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư và đã tranh luận về vấn đề này.

No comments:

Post a Comment