Tuesday, January 29, 2013


Về “Độc tài” của ông Huy Đức

Category: Bình luận, Tag: Đời sống,Khác
08/25/2011 08:01 am

Về “Độc tài” của ông Huy Đức

Vẫn nghe ông là cây bút sắc sảo

Vẫn biết ông có cái nhìn độc lập, đáng nể

Bên cạnh cái tài năng, sở trường ấy, tôi vẫn thấy tiếc rằng, đã bị chi phối bởi lăng kính chủ quan dân đến sự thiếu khách quan, một chiều, nó đang dẫn ông tới sự “độc tài” tư duy đang ngự trị, chi phối ngòi bút?

Ông ca ngợi Tổng Bí thư, người đọc thừa hiểu ông muốn “kiến nghị” TBT trở thành người “độc quyền” cấu trúc lại bộ máy chính quyền, cơ quan quyền lực theo “tham vọng” của ông. Theo ý ông, những vị đại biểu Quốc hội có kỹ năng tranh luận công khai dù đến tuổi nghỉ hưu phải được TBT dùng quyền lực để “đặc cách” đểchứng minh sự công tâm ư? Sự “phe cánh” trong chọn lựa bộ máy điều hành là yếu tố khó tránh khỏi, bởi ekip trong điều hành do cấp trưởng lựa chọn vốn là đặc tính của chốn quan trường, nhưng quan trọng đánh giá năng lực những người được lựa chọn đó thay vì tung ra những câu phán đoán kiểu “trời ơi” là điều tối kỵtrong nghề báo, nghề bình luận, liệu ông có biết?

Ông tự cho mình cái tài phán xét bộ máy Đảng, Nhà nước thật tài tình, cứ như ôngđang là con sâu trong mọi hang cùng ngõ hẻm vậy. Cái này, tôi, dù khả năng nghe hơi nồi chõ cũng nhiều, nhưng thiệt chả dám bình tầm nhân sự cấp cao, bộ máy thâm cung bí sử ấy “hay” như ông!

Nhưng những dẫn chứng ông đưa, những kế sách ông “hiến” thì tôi niệm thấy đủ sức bànđúng sai. Trong xã hội đang phát triển tránh sao được sự chênh lệch giàu nghèo, nên người ngèo phải tìm cách thoát nghèo là tốt thôi chứ đâu phải mức “thoát khỏi sự bế tắc của nông thôn” như ông phán! Ông không thấy là tìm “osin” giờkhó như tìm vàng sao, lương cho họ còn hơn cả lương công chức. Mong cho con vào các trường công an, quân đội là kế sách thoát nghèo của người nghèo là bình thường trước những chi phí ngày càng đắt đỏ của các trường dân sự khác. Ở những nơi thành phố khá giả hơn thì ông có biết, chẳng ai muốn cho con vào công an, quân đội lương ba cọc ba đồng ấy hết, họ lo cho con học trường luật, kế toán, bách khoa…hay du học nước ngoài để có tương lai sáng lạng, thu nhập gấp bội kia. Liệu đó đã phải là mối lo cho “tương lai trong sạch của chính quyền là vô vọng” không?

Thời buổi đang khủng hoảng kinh tế cả thế giới, đâu riêng gì Việt nam – một đất nước lệ thuộc vào xuất khẩu. Nhà cửa của quan chức to nhưng của các doanh nghiệp thì có thua kém, ngày càng có nhiều “đại gia” đấy thôi. Nói thế không phải là tôi cũng nhìn một chiều, hiện thực xã hội nhiều bất cập, bức xúc, nhưng cần có đánh giá khách quan, công tâm thì mới có cơ sở đúng đắn cho các giải pháp hữu hiệu hơn. Sự cực đoan trong con mắt thì không tránh khỏi thiên kiến, “độc tài” dẫn đến phủ nhận tất cả, không có sự sáng suốt kế thừa hay những bước đi thận trọng để phải hối tiếc về sau.

Không sai khi tôi thấy toàn bộ “tham vọng” của ông được ông kết luận ở phần cuối bài viết. Lý thuyết về phân chia, giám sát lẫn nhau trong phân bổ quyền lực thì ông nói hay như Mongtesquie vậy, tôi không dám bàn. Nhưng mục này của ông thì tôi lại thấy không thể không bàn:

Người dân còn xuống đường để biểu tình phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc là còn kỳ vọng vào Chính quyền Việt Nam.Đừng để sự phẫn uất khiến họ quay lưng. Chính quyền độc tài nào cũng cần sựtrung thành của quân đội và an ninh. Nhưng, ngay cả chính quyền độc tài thì cũng cần dân. Đừng quá sợ hãi các “thế lực thù địch” mà sợ luôn cả nhân dân. Ngay cả các vụ án chính trị thì chính trị cũng phải đứng trên an ninh chứ không phải là ngược lại. Đừng nghĩ lấy lại được vài lô đất của nhà thờ là thành công.Điều Chính quyền cần là giáo dân, là sự đoàn kết quốc gia, chứ không phải là vài thầy tu dễ bảo.
Cơ quan điều tra thì có quyền bắt người, nhưng phải để cho Viện Kiểm sát cân nhắc trước khi phê chuẩn và hãy để luật sưlàm tròn bổn phận. Ngay cả bị cáo là Cù Huy Hà Vũ thì cũng phải để cho Tòa ánđộc lập, nếu tòa thấy vô tội thì phải để tòa trả tự do. Tuyên giáo cũng phải cân nhắc chính trị trước các yêu cầu của cơ quan công an. Đừng vì áp lực mà đểcho các công cụ truyền thông nhà nước trở nên lố bịch. Chính quyền có hơn 700 tờ báo, có VTV, nhưng người dân cũng có internet. Không giống Bắc Triều Tiên, Việt Nam hiện có hơn 30 triệu người có thể tiếp cận với những tiếng nói đa chiều. Đảng chỉ có thể gặt hái được lợi ích chính trị khi công lý chiến thắng chứ không phải cứ nhất định là cơ quan điều tra chiến thắng.”
Thưa ông, những người dân xuống đường biểu tình phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc, ngoài những lần đầu mang theo số đông trong sáng, thì càng về sau càng thấy nó đang được duy trì bởi một số “công dân đặc biệt”, những công dân đó có thâm niên đã quay lưng với chính quyền từ lâu, chứ không phải đợi cơ hội “yêu nước”lần này. Cách hành xử của chính quyền Hà Nội đã kiên nhẫn vượt trên pháp luật với những những công dân đặc biệt này, đã nhẫn nhịn đến từng nhà mấy chục công dân đặc biệt để thuyết phục họ đừng “yêu nước theo kiểu riêng” ấy nữa chưa chứng tỏ sự “cần dân” của chính quyền hiện nay sao. Tôi nghe nhiều vị lãnh đạoĐảng, Nhà nước ta đưa ra chủ trương trong các tình huống tương tự là “thiệt”với dân mình thì chẳng lo, nhưng với những công dân đặc biệt ấy, chính quyền càng thiệt thì họ càng muốn trèo lên pháp luật, phá nát kỷ cương, tạo hành lang cho sự vô chính phủ để tiến tới cái gì thì ông biết quá rõ. Cũng giống nhưchính quyền muốn giữ được giáo dân thì cần có giữ đúng nguyên tắc pháp trị với hàng ngũ linh mục đang “giữ phần hồn” những giáo dân ấy. Quyền bất khả xâm phạm về dân sự, chính trị của người dân đến công pháp quốc tế cũng cho rằng phải chịu giới hạn bởi luật pháp quốc gia và yêu cầu đảm bảo an ninh, trật tự thì há chi những vụ án chính trị phải đặt “ngoại lệ”. An ninh quốc gia luôn là yêu cầu số một bất di bất dịch của mọi quốc gia dù Đông hay Tây, kể cả nước Mỹ cũng cóđạo luật Ái quốc, cho phép FBI vượt trên pháp luật, được phép nghe trộm, xem trộm, bắt người không cần lệnh,…
Việt Nam là nước bùng nổ về Internet, về tựdo thông tin vậy thì nhà báo Huy Đức còn lo gì chuyện người dân không đủ thông tin đa chiều để thẩm định, giám sát chính quyền. Việc luật sư cho bị cáo Cù Huy Hà Vũ có làm tròn bổn phận, vụ án diễn ra như thế nào thì ông có thừa thông tinđa chiều, tôi không được dự phiên tòa, nhưng vụ án với sự tham gia của 4 luật sư “đối lập có tiếng” ấy, cùng với sự theo dõi trực tiếp của các phóng viên, nhân viên ngoại giao phương Tây thì ông còn lo gì cho số phận ông CHHV?

No comments:

Post a Comment