Sunday, January 27, 2013


Lật tẩy đường mòn của những kẻ chống Cộng như Phạm Hồng Sơn

Category: Quan điểm, Tag: Đời sống,Khác
10/07/2010 03:16 pm
(Về bài trả lời phỏng vấn đài VOA “'Tư tưởng Hồ Chí Minh' và Dân chủ” Việt Nam của Phạm Hồng Sơn)
Dù cố khoác lên mình tấm da cừu nhưng cáo vẫn hoàn cáo. Mặc dù luôn cố khoác lên mình vẻ tri thức, nho nhã, da dáng hơn những kẻ đầu trộmđuôi cướp, cơ hội, mánh khoé như NKT, côn đồ hung hãn như TKTT và vô vàn những kẻ đang mượn danh đấu tranh dân chủ nhưng thực chất là trò đánh bóng tên tuổi nhằm kiếm vài đồng đô lẻ, nhưng Phạm Hồng Sơn cũng không hơn gì khi cũng không thể tự vạch cho mình con đường độc lập mà lại dẫm vào vết xe của những kẻ hận thù chế độ,
Tất nhiên, tôi không phủ nhận PHS có chút chữ nghĩa hơn những kẻ đồng bọn của anh ta, thậm chí hơn cả “liệt nữ”, “thánh nữ” gì gì đóđược tôn vinh của LTCN nhưng rút cục toàn những phát ngôn ngờ ngệch, hờn giận kiểu con trẻ. Trước đây, PHS tập trung dịch các bài viết mô phỏng sinh hoạt chính trị dân chủ kiểu Tây phương nhằm ngầm so sánh với thể chế “độc quyền” của Việt Nam ; sau đó là loạt phủ định tính hợp hiến, hợp pháp của bộ máy chính quyền với cách lập luận tung hoả mù nhằm lừa phỉnh những người có ít kiến thức về lĩnh vực này.Đến nay, theo gương những quan thầy chống cộng cực đoan của hải ngoại, anh ta tấn công, hạ bệ vào chính lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Những kẻ chà đạp lên tiền nhânđề đạt được mục đích của mình thường không có kết cục tốt đẹp, có lẽ PHS nên học gương của Nguyễn Huy Thiệp mà giới văn chương bàn luận ông tự dưng bị “cụt tài"”là do báo ứng.
Với bài trả lời VOA, PHS chủ ý lợi dụng những ý kiến của các bậc lão thành cách mạng như Tống Vă n Công trong việc kiến nghịthực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh cho công cuộc xây dựng bộ máy nhà nước dân chủlà do “họ tiếp nhận những thông tin một chiều, thiếu xác thực hay tạo tác của nhà nước nên những vị đó vẫn nghĩ cụ Hồ là một tấm gương mẫu mực về nhân cách và là vị lãnh tụ ủng hộ dân chủ, thương dân, thương nước” hoặc đó là thủ thuật của các vị này khi“viện dẫn “tư tưởng Hồ Chí Minh” sẽ giúp cho những đòi hỏi về dân chủ có tính chính danh hơn, hợp pháp hơn và hệ quả có thể là những người cầm quyền độc đoán khó bắt bẻ hay khó trấn áp hơn” hay vì “còn e ngại sự phân ly đối với những người thực lòng yêu nước nhưng vẫn còn tôn sùng cụ Hồ”. Bằng cách này, PHS mặc nhiên gán cho những bậc lão thành, có bề dày cống hiến cho đất nước kia hoặc là thiển cận khi nhìn nhận về cụ Hồ hoặc cũng cùng phe với “phong trào dân chủ” như NTG tự mơ hão. Những con người sinh ra trong giai đoạn lịch sử đầy khó khăn của dân tộc khi PHS chưa chào đời, trực tiếp được chứng kiến những việc làm của Bác Hồ, đến nay trải qua nhiều biến cố, dù có những thất vọng với thực tại xã hội nhưng họ vẫn một lòng kính trọng, tôn sùng cụ Hồ cũng đủ chứng tỏcông cuộc đánh đổ hình ảnh vị lãnh tụ này của thế lực chống cộng tính từ thời VNCH hơn 55 năm nay không có cơ may “tẩy não” được phần đông người dân Việt Nam rồi. Thực tế những luận cứ nhằm hạ bệ cụ Hồ của PHS vẫn không có gì mới so với những kẻ loser đang tha hương ở hải ngoại nên có thể kết luận ngay được rằng PHS sẽ chẳng có cơ may thành công hơn quan thầy đài VOA đang bày trò phỏng vấn mèo chuộtở đây.

Bài quen thuộc nhất mà được chính các cơ quan tâm lý chiến từ thời VNCH khai thác, phóng đại nhằm hù dọa người dân miền Nam về người cộng sản phương Bắc là bôi nhọ cải cách ruộng đất, tiếp nối sau đó là Nguyễn Minh Cần, Dương Thu Hương, Trần Mạnh Hảo, Vũ Thư Hiên,… kể chuyện cổ tích, đổ sai lầm, hậu quả trong việc thực thi nó là bản chất của chế độ và hạ bệ vị lãnh tụ. Não trạng của những kẻ này là không phân biệt nổi đâu là chính sách và đâu là những sai lầm trong khi thực hành.
Bỏ qua những tài liệu chính thống của Nhà nước, hãy nghe chính những người nước ngoài, những người “bên kia” chiến tuyến nói về CCRĐ. Trên diễn đàn Đông Dương Thời Báo, tháng 5, 2006, chúng ta có thể đọc một đoạn về cải cách ruộng đất của chủ biên người Công Giáo, Giu-se Phạm Hữu Tạo, như sau:
Thật vậy, Hồ Chí Minh thực hiện cải cách ruộng đất, muốn lấy lại đất mà không phải giết nhiều người, vì lúc đó các địa chủ có tiền bạc tài sản, chạy thoát trước về vùng Pháp chiếmđóng… Cải cách ruộng đất là việc phải làm ở trong Nam cũng như ngoài Bắc. Phải lấy lại đất của Pháp, của nhà Chung để chia cho cán bộ và nông dân có sức lực và siêng năng cần cù mà không có đất để sống và cày bừa và hy sinh cho cách mạng quyết dành chủ quyền - độc lập - thống nhất đất nước … Chính sách cải cách ruộng đất đương nhiên là đụng đến Giáo hội và giáo dân Công giáo Việt gian, cho nên chúng ta không lạ gì tại sao người Công giáo căm thù CSVN và ngụy tạo bôiđen chính sách Cải Cách Ruộng Đất”.
Trước câu hỏi: “Vậy vai trò của ông Hồ Chí Minh trong Cải Cách Ruộng Ðất là gì, theo những gì ông tìm ra? “ trong một cuộc trả lời phỏng vấn BBC, Giáo sư Pierre Brocheux – tác giả bài “Con Người Trở Thành HồChí Minh” đã trả lời: “Hồ Chí Minh bị coi là phải chịu trách nhiệm về những sai lầm trong Cải Cách Ruộng Ðất nhưng tôi tìm thấy nhiều tài liệu như các báo cáo chính trị của chính ông, lên án các vụ đánh người, giết người trong Cải Cách. Ông gọi làm như thế là hành xử như" bọn đế quốc ", rằng đó là những hành vi tội phạm. Ông nói tra tấn người là tội ác”. Hẳn nhiên PHS chưa bao giờ xem hoặc lờ đi bộ phim tư liệu cho thấy hình ảnh Hồ Chủ tịch đã khóc trong cuộc họp lên án những sai lầm trong Cải cách ruộng đất. Đúng là Hồ Chí Minh là người chư trương CCRĐ, đó là một phần cương lĩnh chính trị của ĐCSVN những năm mới thành lập về chính sách người cày có ruộng, chống địa chủ, cường hào, ác bá. Chính sách là đúng những thực hiện quá tả, dù sau đó đã được khắc phục, sửa sai.

Tiếp đó là PHS quy kết những vụ án Nhân văn Giai phẩm, chống Đảng cũng như việc luật sư Nguyễn Mạnh Tường bị nghỉ hưu non đều là tội của cụ Hồ: “Và khi có nhân sỹ, như Luật sư Nguyễn Mạnh Tường, góp ý rất chân thành với cụ Hồ về tầm quan trọng đối với đất nước trong việc cần phải xây dựng một nhà nước tôn trọng dân chủ, tôn trọng pháp luật thì cụ Hồ không những không áp dụng mà người góp ý còn bị hắt hủi, trù dập hết sức nghiệt ngã” PHS cố tình áp đặt mọi sai lầm của bộ máy hành chính Nhà nước đều là của cụ Hồ(không đếm xỉa đến việc cụ dù là Chủ tịch nước nhưng là người dân chủ, tuân theo đa số, đâu phải là vị vua phong kiến); cố tình lờ đi các bài viết của chính luật sư Nguyễn Mạnh Tường và những người bạn của ông nói về sự kính trọng của ông Tường với cụ Hồ. Ai cũng biết chính cụ Hồ đã mời ông Tường tham gia Chính phủ, giao cho nhiều cương vị quan trọng. Những góp ý chân thành thẳng thắn của ông Tường với cụ Hồ năm 1952 tại Hội nghị chiến sỹ thi đua đã được cụ dành nhiều thời gian, cụ lắng nghe chăm chú (mà sau này, khi kể về cuộc gặp này ông Tường vẫn dành sự kính trọng tột bậc với cụ Hồ). Mãi đến khi ông Tường có bài phát biểu lên án CCRĐ và các vấn đề thực trạng xã hội, đưa ra các kiến nghị rất mạnh mẽ năm 1956 nên bị “nghỉ hưu non”, ai cũng thắc mắc về mối quan hệ thâm tình giữa cụ Hồ và ông Tường đã không cứu nổi ông. Qua đó cũng đủ thấy sự nhập nhèm, bẩn thỉu trong thủ đoạn bôi nhọ cụ Hồ của PHS.

Có thể nói, cái kiểu vận dụng nhuần nhuyễn phương pháp chụp mũ, quy kết chứ không phải tìm hiểu thực tế và những phát sinh và chuyển động của nó để rút ra kết luận mà ngược lại: gán cho cụ Hồ một số sai lầm của Đảng từ đó kết án tất cả những biểu hiện khác nhau trong thời gian cụ Hồ làm Chủ tịch nước(bất chấp những nội dung khác nhau, mâu thuẫn trong phong trào ấy). Trong tranh luận, nghiên cứu người ta gọi phương pháp ấy là procès d’intention, không cần tìm hiểu, phân tích xem sự thực như thế nào mà chỉ cần quy kết theo thiên kiến của mình là đủ. Ai cũng biết đó là phương pháp suy luận của những đàn bà hay ghen (nhìn đâu cũng thấy những kẻ cướp chồng mình), những kẻ bị bệnh tâm thần ( nhìn đâu cũng thấy kẻ hại mình). Chẳng có gì khoa học, học thuật ở đây cả.Lý luận của PHS rất phù hợp với cộngđồng những người có thâm thù với cộng sản.

Đưa ra những chi tiết mập mờ, cộng với xuyên tạc, dựng đứng v..v.. nhằm “ám sát tư cách cá nhân” (character assassination), cho hả lòng thù hận, thì có lẽ ai viết cũng được, không cần đến trí tuệ, không cần đến kiến thức, không cần đến trình độ, và không cần đến liêm sỉ. Thảm thay, hiện tượng này chúng ta thường thấy xảy ra trong vài khu rừng diễn đàn truyền thông hải ngoại, nơi đây một thiểu số người Việt có vẻ nhưkhông có mấy trình độ văn hóa, giáo dục thường lên tiếng và nay PHS đang tiếp cận cách thức này cho hợp với nhu cầu các quan thầy hải ngoại?.
Theo PHS thì để thúc đẩy công cuộc vận động dân chủ tại VN là cần phải đánh đổ thần tượng cụ Hồ mà bấy lâu nay đảng cộng sản xây dựng nên.Tiếc thay, những nỗ lực lâu nay của lực lượng loser kia chẳng làm gì nổi, nay PHS có cố nhai lại cũng sẽ chẳng làm cho uy tín của cụ Hồ suy giảm đối với người dân hai miền Nam Bắc. Những thông tin nghe nhàm tai về gần một triệu người miền Bắc mà đa số là công giáo di cư, sai lầm của cải cách ruộng đất, vụnhân văn giai phẩm, tết Mậu thân vẫn không ngăn cản được “Việt cộng” thực hiệnđược thống nhất đất nước. Chắc chắn rằng khi quân Mỹ đem một đội quân đông tới hơn 500000 người, chưa kể thêm những đội quân đồng minh thì những người kẻloser kia đều tự tin rằng rằng họ sẽchiến thắng . Vậy thì sức mạnh của “Viêt cộng” là ở chỗ nào nếu không nói là lòng dân. Họ tin tưởng cụ Hồ vì đơn giản cụ Hồ và người dân có cùng chung một mục tiêu là độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Chẳng có bao nhiêu bộ đội đọc nhiều sách về dân chủ như PHS để hiểu về lý thuyết này lịch sử nọ. Họ cũng chẳng chiến đấu vì một thần tượng, lý do là năm 1969 cụ Hồ mất, “Việt cộng” vẫn tiếp tục sự nghiệp của dân tộc. Vì vậy phân tích nguyên nhân không phát triển của tình hình hiện là do VN còn tín nhiệm cụ Hồ, vì vẫn lấy tư tưởng HCM làm nền tảng thì mãi “dã tràng se cát” thôi ông PHS?
Để kết luận, tôi xin trích dẫn đoạn kết trong cuốn Ho Chi Minh của Jules Archer, trang 189-190- một trong vô vàn học giả nước ngoài nghiên cứu và trân trọng cụ Hồ, và nay trong Đại lễ nghìn năm Thăng Long, đại diện UNESCO cũng nhấn mạnh đến vai trò lịch sử vĩ đại và sựkính yêu cảu nhân loại với cụ Hô, ông PHS hãy cố đọc hết và ngẫm nghĩ đi:
Cộng Sản hay không, ông Hồ Chí Minh cũng sẽ đi vào lịch sử như là một người Việt Nam yêu nước vĩ đại, là một trong những khuôn mặt phi thường của thế giới trong thế kỷ này. Không vịkỷ, can đảm, hiến thân cho nền độc lập của Việt Nam bằng mọi giá, ông ta đã vật nước Pháp phải khụyu đầu gối và chiến đấu chống Hoa Kỳ, một thế lực mạnh nhất thế giới, đưa đến một thế bí quân sự.
Sự cương quyết về một mục đích đã làm thay đổi giòng lịch sử, làm phân rẽ dư luận quần chúng ở Hoa Kỳ, bắt buộc một Tổng Thống Mỹ phải rút lui không tái cử cho nhiệm kỳ hai, khiến cho hàng triệu giới trẻ trên khắp thế giới kính ngưỡng ông ta ủng hộ cách mạng và xuốngđường biểu tình ủng hộ ông ta, hô “Hồ, Hồ, Hồ Chí Minh”
Sự pha trộn duy nhất chủ nghĩa Mác-xít với chủ nghĩa gia trưởng, và chủ nghĩa quốc gia cao độ của ông Hồ đã thành công vĩ đại trong việc gây cảm hứng cho dân ông chịu đựng những sự hi sinh to lớn. Họ cũng còn kính yêu “Bác Hồ” vì nhân cách khiêm nhường và những cách cư xử từ ái của ông. Ông Hồ là sự thất vọng của những kẻ thù –Pháp, chế độ Sài gòn, và Mỹ - vì họ không thể nào làm cho người ta thù hận được ông. Ông ta được sự kính yêu của người trong Nam cũng như của những người ởngoài Bắc.
Một trong những thành quả vĩ đại của ông là, cũng như Tito, ông đã đạt thành một “Cộng sản quốc gia”, giữ cho nước của ông ta ở ngoài những móng vuốt của cả Trung Hoa Đỏ và Liên Bang Sô Viết,trong khi ông ta khôn khéo đi hàng đôi để có được sự giúp đỡ mà nước ông cầnđến. Khi ông ta mất, Việt Nam không phải là một nước chư hầu, mà là một nước độc lập đầy hãnh diện, cương quyết trên sự thiết lập cá tính quốc gia cho mọi người Việt Nam …
Khi những trang sách về cuộc đời của ôngđược cân nhắc, và hòa bình sau cùng tái lập trên đất nước thê thảm của Việt Nam, ông Hồ Chí Minh sẽ vĩnh viễn được các nông dân đã từng yêu kính và đứng sau lưng ông coi như là một người Việt Nam vĩ đại nhất trong của lịch sử của họ- người “Bác” kính ngưỡng của nước ông.”
(Communist or not, Ho Chi Minh will probably go down in history as a great Vietnamese patriot who was one of the extraordinary world figures of this century. Selfless, courageous, dedicated to Vietnamese independence at all costs, he wrestled France to her knees and fought the United States , the world’s mightiest power, to a military stalemate.
His single mind resolution changed the course of history, polarized public opinion in the United States, forced an American President to withdraw from seeking a second term, and radicalized millions of admiring youth around the world who demonstrated in his support chanting, “Ho, Ho, Ho Chi Minh”.
Ho’s unique mixture of Marxism, paternalism, and intense nationalism was enormously successful in inspiring tremendous sacrifice among his people. They also loved “Bac Ho”(Uncle Ho) for his winning personal modesty and gentle ways. Ho was the despair of all his enemies – the French, the Saigon regime, the Americans – because they were unable to muster hatred of him. He was held in as much affection in South Vietnam as among the people he led in the North.
Not the least of his great achievements was that he had, like Tito, achieve a “national Communism” which kept his country out of the grip of both Red China and the Soviet Union , while he skillfully played one off against the other to get the help his country needed. When he died, North Vietnam was no satellite but a proud, independent country, determined on nationhood for all Vietnamese…
When the books of his life are balanced, and peace is finally restored to the tragic land of Vietnam , Ho Chi Minh will always be known to the peasants who loved and followed him as the greatest Vietnamese in their history – the revere uncle of his country.)
_____________________________
'Tưtưởng Hồ Chí Minh' và Dân chủ Việt Nam
Nhân dịp lễ Độc lập và kỷ niệm ngày mất của Hồ Chí Minh mới đây, những người theo dõi tình hình Việt Nam đãđọc được nhiều bài viết cổ xúy cho công cuộc dân chủ hóa đất nước.
Duy Ái - VOA | Washington D.C Thứ Tư, 15 tháng 9 2010
Một trong những bài viếtđược chú ý nhiều nhất là bài của ông Tống Văn Công, cựu tổng biên tập báo LaoĐộng, có nhan đề “Làm sao thực hiện được tư tưởng Hồ Chí Minh: nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ”. Các nhà quan sát cho rằng điều “lý thú”là những bài viết, được đăng tải trên các cơ quan truyền thông do chính phủ điều hành lẫn các trang mạng ngoài vòng kiểm soát của chính quyền, đều viện dẫn những phát biểu trước đây của ông Hồ Chí Minh để đòi chính quyền hiện nay thayđổi đường lối cai trị độc tài. Ban Việt Ngữ VOA đã tiếp xúc với Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, một trí thức trẻ ở Hà Nội từng bị cầm tù nhiều năm vì những hoạt động cổ xúy cho dân chủ, và được ông cho biết một số ý kiến như sau về vấn đề này.

VOA: Lý do nào khiến cho một số người cổ xúy cho dân chủ hóa VN phải viện dẫn "tư tưởng Hồ Chí Minh" trong khi Hồ Chí Minh là người đã thiết lập thể chế Cộng Sản ở Việt Nam và lãnh đạo một chính quyền có thể nói là một trong những chính quyền phi dân chủ nhất thế giới?

Bác sĩ Phạm Hồng Sơn: Theo tôi có ba lý do để một số người phải viện dẫn“tư tưởng Hồ Chí Minh”. Thứ nhất, có thể vì do chỉ tiếp nhận những thông tin một chiều, thiếu xác thực hay tạo tác của nhà nước nên những vị đó vẫn nghĩ cụHồ là một tấm gương mẫu mực về nhân cách và là vị lãnh tụ ủng hộ dân chủ,thương dân, thương nước. Thứ hai, vì cụ Hồ đã được Đảng Cộng Sản Việt Nam biến thành một giá trị tinh thần, đạo đức cho tính chính danh của hệ thống chính trị độc đảng hiện nay. Hiến pháp và điều lệ của Đảng Cộng Sản Việt Namđều lấy “tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng với Chủ nghĩa Marx-Lenin, làm nền tảng định hướng cho sự phát triển của đất nước và của Đảng. Nên đối với suy nghĩ của một số người, thì việc viện dẫn “tư tưởng Hồ Chí Minh” sẽ giúp cho những đòi hỏi vềdân chủ có tính chính danh hơn, hợp pháp hơn và hệ quả có thể là những người cầm quyền độc đoán khó bắt bẻ hay khó trấn áp hơn. Và có thể có một lý do thứba là những người cổ xúy dân chủ phải viện dẫn “tư tưởng Hồ Chí Minh” vì còn e ngại sự phân ly đối với những người thực lòng yêu nước nhưng vẫn còn tôn sùng cụ Hồ.

Về vế thứ hai của câu hỏi, theo tôi, nhìn một cách công bằng hơn và nếu chưa xét đến cách thức giành quyền lực thì cái chính thể Việt nam Dân chủ Cộng hòa (VNDC CH) do cụ Hồ góp phần lớn dựng lên đã có giai đoạn đầu đi theo xu thế dân chủ. Trong giai đoạn đó cụ Hồ đã đồng ý hợp tác với các đảng phái quốc gia khác như Việt Quốc, Việt Cách để thành lập Chính phủ Liên hiệp Lâm thời VNDC CH, đã tổ chức bầu cử thành lập cơ quan lập pháp theo thể thức phổ thông đầu phiếu, tựdo với sự tham gia của nhiều đảng phái khác nhau, đã thành lập ủy ban soạn thảo hiến pháp và đặc biệt là nội dung của Hiến pháp 1946, dù còn thiếu sót, đã xác lập được một số nguyên tắc dân chủ cơ bản cho thể chế chính trị và xác định trách nhiệm tôn trọng và bảo vệ một số quyền cơ bản của con người của thể chếchính trị. Cho dù giai đoạn đó là rất ngắn chưa đầy 1 năm, nếu kể từ ngày thành lập Chính phủ Liên hiệp Lâm thời VNDC CH (1/1/1946) cho đến ngày Hiến pháp 1946được Quốc hội thông qua (9/11/1946), và nếu tạm chưa xét đến các cách thức cạnh tranh của Việt Minh với các đảng phái quốc gia khác, nhưng khó có thể phủ nhận chính thể VNDC CH lúc đó đã tạo dựng được một số định chế cơ bản của dân chủ.Chỉ sau giai đoạn đó chính thể VNDC CH (vẫn do cụ Hồ đứng đầu) mới ngày càng mất đi tính dân chủ và sau đó hoàn toàn trở thành một chính thể độc tài kiểu toàn trị cộng sản.

Theo tôi cột mốc rõ nhất cho sự phi dân chủ hóa để trở thành độc tài toàn trịcộng sản của chính thể Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, một cái tên rất dân chủ, là việc Đảng Lao Động Việt Nam phát động Cải cách ruộng đất, được cụ Hồ gọi là cuộc “cách mạng long trời lở đất”, vào năm 1953. Bao trùm toàn bộ cuộc “cách mạng” này là sự tùy tiện của chính phủ cụ Hồ trong việc bắt giữ, hành hạ, bắn giết, tịch thu gia sản đối với hàng trăm nghìn người Việt Nam. Các thủ tục tưpháp thông thường đã có từ thời thực dân Pháp hay các qui định phải tôn trọng pháp luật và quyền con người đã được ghi trong Hiến pháp 1946 đều không đượcđếm xỉa trong Cải cách ruộng đất.

VOA: Ông đánh giá thế nào về Hồ Chí Minh?

Bác sĩ Phạm Hồng Sơn: Theo tôi việc đánh giá cụ Hồ một cách toàn diện còn là một việc không dễ dàng và rất dễ gây tranh cãi, bất hòa bởi các thông tin về cụ Hồ chưa được bạch hóa một cách rộng rãi và nhiều người vẫn giữ nếp nghĩ theo lối duy cảm, tôn sùng thần tượng. Nhiều thông tin về cụ Hồ còn mơ hồvà ngay bản thân cụ Hồ khi sinh thời lại rất kín đáo về quá trình hoạt động và về đời tư của cụ. Chẳng hạn như ngay ngày sinh, nơi chôn nhau cắt rốn hay ông nội của cụ là ai vẫn là một vấn đề tranh cãi. Ở đây tôi chỉ muốn xét riêng dưới góc độ dân chủ và chỉ căn cứ vào những sự kiện đã rõ ràng thì tôi cho rằng cụHồ không phải là một chính trị gia có lý tưởng dân chủ. Chỉ cần căn cứ vào một số sự kiện và chính sách của chính phủ VNDC CH khi cụ Hồ cầm quyền từ 1946 đến 1969 ta có thể thấy rõ.

Thứ nhất, nói đến dân chủ là phải nói đến tinh thần tôn trọng ý kiến khác biệt, tôn trọng phe đối lập, phải coi những gì đối lập với mình là sự tồn tại tựnhiên và cần thiết. Tự nhiên là vì không có một xã hội nào mà tất cả mọi ngườiđều có cùng một ý kiến trên cùng một vấn đề. Cần thiết là vì đối lập giúp cho mỗi người ít nhất cũng giảm được khả năng sai lầm, ngộ nhận hay tự phụ. Nhưng chính phủ của cụ Hồ cuối cùng đã không để cho một thành phần đối lập hay mộtđảng đối lập nào có thể tồn tại. Riêng Đảng Dân chủ hay Đảng Xã hội, những đảng vẫn tồn tại sau năm 1954 trên miền Bắc, thực chất chỉ là những tổ chức của Đảng Lao Động Việt Nam (chính là Đảng Cộng sản) của cụ Hồ mà thôi.

Thứ hai, cụ Hồ là một trong những người đóng vai trò chính trong việc lập ra Hiến pháp năm 1959. Bản Hiến pháp 1959 không chỉ được thiết lập một cách vi hiến (theo qui định của bản Hiến pháp 1946) mà còn xóa đi hết tinh thần tiến bộvà dân chủ đã có trong bản Hiến pháp 1946. Hiến pháp 1959 đã mở đầu cho tínhĐảng, tính lãnh tụ và tính độc tài toàn trị trở thành nền tảng cơ bản trong các bản hiến pháp tiếp theo. Chính Hiến pháp 1959 đã biến Quốc hội, kể từ đó, trởthành một cơ quan bù nhìn, một cơ quan cấp dưới của Đảng Cộng sản Việt nam. Và cũng chính từ năm 1959, Bộ Tư pháp (một nhánh quyền lực độc lập quan trọng của chế độ dân chủ) bị xóa hẳn cho đến tận năm 1981 mới được lập lại nhưng cũng chỉlà một cơ quan của Đảng Cộng Sản Việt Nam thôi.

Thứ ba, sau khi quyền lực chính trị (ở miền Bắc) đã hoàn toàn do đảng của cụ Hồnắm giữ thì những quyền tự do cơ bản của dân như quyền ra báo tư nhân, quyền xuất bản tư nhân, quyền hội họp và lập hội mà cụ Hồ đã đòi hỏi thực dân Pháp phải trao đầy đủ hơn cho người dân An-nam trước đây cũng dần biến mất hẳn trên nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa do cụ Hồ làm chủ tịch. Ngay cả một vấn đề mà chính cụ Hồ là người chắc phải rất thấm thía về ích lợi của nó là tính độc lập và tuân thủ pháp luật của tòa án khi cụ Hồ bị bắt và đưa ra tòa tại Hồng Công vào năm 1932, chúng ta cũng không thấy cụ Hồ đả động gì đến khi diễn ra hàng loạt những vụ tống giam không cần xét xử hoặc xét xử hết sức chiếu lệ các trí thức, nhân sỹ trong các vụ án Nhân văn-Giai phẩm hay vụ án Xét lại chống Đảng.

Và khi có nhân sỹ, như Luật sư Nguyễn Mạnh Tường, góp ý rất chân thành với cụHồ về tầm quan trọng đối với đất nước trong việc cần phải xây dựng một nhà nước tôn trọng dân chủ, tôn trọng pháp luật thì cụ Hồ không những không áp dụng mà người góp ý còn bị hắt hủi, trù dập hết sức nghiệt ngã. Cụ Hồ cũng đã thể hiện sự tránh né trách nhiệm của người đứng đầu hệ thống chính trị trong vụ Cải cách ruộng đất khi để Đại tướng Võ Nguyên Giáp đứng ra xin lỗi nhân dân và chỉ đểmột số nhân vật cấp dưới chịu kỷ luật. Vì vậy để suy đoán liệu cụ Hồ có hiểu vềdân chủ không thì có thể còn phải nghiên cứu và tranh luận thêm, nhưng căn cứvào thực tế có thể khẳng định trong thời gian cầm quyền cụ Hồ không muốn xây dựng một chế độ dân chủ tại Việt nam, cụ Hồ không muốn người dân, kể cả giới trí thức, được hưởng những quyền tự do như cụ đã yêu sách thực dân Pháp.

Khi cầm quyền, cụ Hồ đã để cho chính phủ của cụ tạo ra nhiều tiền lệ cầm quyềnđộc đoán, nhẫn tâm, phi dân chủ hay dân chủ giả hiệu, có thể nói, lớn đến mức mà vết hằn sâu của nó đến nay vẫn còn hiện rõ trong cả hệ thống chính quyền hiện thời.

VOA: Nhưng có người cho rằng Hồ Chí Minh đã có lúc bị khống chế hay chịu sức ép của lãnh đạo nước ngoài hay của các đồng sự khác trong Đảng Cộng sản Việt nam. Ông nghĩ sao về điều này?


Bác sĩ Phạm Hồng Sơn

Bác sĩPhạm Hồng Sơn
Bác sĩ Phạm Hồng Sơn: Nếu giả thuyết đó làđúng thì theo tôi cụ Hồ vẫn còn nguyên quyền và lương tâm để phản đối hay ly khai với những khống chế hay sức ép phi dân chủ đó. Chưa nói đến trách nhiệm của một nguyên thủ quốc gia là phải đặt mục tiêu phụng sự lợi ích dân tộc, đất nước lên hàng đầu. Các lãnh đạo quốc gia có lý tưởng dân chủ và bản lĩnh bao giờ cũng xử sự như thế. Nhưng chúng ta hầu như chưa bao giờ thấy cụ Hồ phàn nàn gì về quan hệ của cụ với các đồng sự khác trong Đảng Cộng sản Việt nam hay với lãnh đạo các nước “anh em’ như Stalin hay Mao Trạch Đông. Do đó giả thuyết trên khó biện hộ hay làm giảm đi trách nhiệm của cụ Hồ trong những hành động tàn nhẫn, phi dân chủ của chính thể VNDC CH.

VOA: Ông không thấy có điều nào học được từ Hồ Chí Minh sao?

Bác sĩ Phạm Hồng Sơn: Có chứ, con người nào chả có những điều cho ta học. Ngay những cái dở của người cũng đã là bài học cho ta biết để tránh rồi. Huống chi một nhân vật lịch sử như cụ Hồ. Nhưng về dân chủ tôi thực sự chưa thấy điều gì tích cực đáng học ở cụ. Về những điều đáng học ở cụ Hồ tôi xinđược đề cập trong một dịp khác.

VOA:
Vậy theo ông thì không nên viện dẫn “tư tưởng HCM” khi cổ xúy dân chủ?

Bác sĩ Phạm Hồng Sơn: Tôi không quan niệm máy móc hay cứng nhắc như thế.Theo tôi phải phân biệt rõ giữa hai lĩnh vực nhận thức (lý luận) và vận động xã hội. Đã là vấn đề nhận thức thì cần phải triệt để, cần phải cố tìm hiểu đến cùng cái bản chất của sự vật, hiện tượng, phải phân biệt rõ ràng giữa cái đúng-sai. Còn về vận động xã hội thì cần uyển chuyển hơn với thực tế xã hội. Có nhiều cách khác nhau để vận động xã hội, tùy theo hoàn cảnh, khả năng của mỗi người để cùng đi đến một mục tiêu và mỗi cách đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng. Ví dụ những người viện dẫn “tư tưởng Hồ Chí Minh” để kêu gọi dân chủ thì dễnhận được ủng hộ hay thiện cảm của thế hệ cán bộ, công chức còn gắn bó với chế độ độc đảng hoặc của những người vẫn còn tôn sùng cụ Hồ, nhưng điểm yếu là hiện nay người cầm quyền cũng lấy cụ Hồ ra làm cái cớ để duy trì chế độ độc đảng vì một điều rõ ràng là chính cụ Hồ là người đã khẳng định nhiều lần rằng ĐCS VN là“đảng cầm quyền” và chính cụ gọi ĐCS VN là “Đảng ta”.

Như vậy nếu không khéo, khi viện dẫn “tư tưởng HCM” thì lại có lợi cho người cầm quyền độc đoán hiện nay. Chưa kể khi các vấn đề của cụ Hồ được bạch hóa cho toàn dân biết thì những người dựa vào “tư tưởng HCM” để vận động dân chủ sẽ khó tránh được tình trạng bị hụt hẫng, bối rối, tính tin cậy bị sút giảm. Còn đối với những người cổ xúy dân chủ không dựa vào “tư tưởng HCM” thì hiện tại có thểkhó khăn hơn trong việc có được sự ủng hộ, đồng cảm trong xã hội và dễ bị chính quyền qui chụp hơn nhưng lại có thể thể hiện được đầy đủ, chính xác và triệt đểvề tư tưởng dân chủ mà không sợ tự mâu thuẫn và cũng tránh được các điểm yếu của người vận động dân chủ dựa vào “tư tưởng HCM”.

Cũng cần phải nói thêm là những diễn biến trong thời gian gần đây cho thấy bản thân những người cầm quyền độc đoán hiện tại vừa chả tin gì vào cái gọi là “tưtưởng HCM” mà họ cũng chả nhân nhượng gì với người dựa vào “tư tưởng HCM” nhưngđộng đến những vấn đề cốt tử của hệ thống độc đảng.

Theo tôi, nếu đã ủng hộ dân chủ hóa đến cùng thì không sớm thì muộn chúng ta cũng phải đối mặt với hai vấn đề. Một là phải thừa nhận những sự thật trong quá khứ. Một vấn đề nữa là phải nhận thức rõ các nguyên tắc cơ bản của dân chủ.Thừa nhận sự thật là để dứt khoát tránh vấp lại những sai lầm của lịch sử và đó cũng chính là nền tảng cho sự hòa giải, hòa hợp và đoàn kết dân tộc đích thực. Còn việc nhận thức rõ các nguyên tắc cơ bản của dân chủ là để phát hiện và tránh được các hình thức dân chủ giả hiệu hoặc dân chủ khiếm khuyết kéo dài.

VOA: Ông Tống Văn Công, một đảng viên cộng sản lão thành, cựu tổng biên tập báo Lao Động, người đã có nhiều bài viết ủng hộ cho việc cải cách chính trị, trong một bài viết gần đây có trích dẫn câu nói của HCM "Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ” và cho rằng đây là nội dung cốt lõi về dân chủ mà HCM đã nhấn mạnh. Ông có suy nghĩ gì về vấn đề này?

Bác sĩ Phạm Hồng Sơn: Trước tiên tôi cảm thấy rất cảm kích và kính trọng những bài viết gần đây của một đảng viên cộng sản như ông Tống Văn Công. Nhưng, theo tôi, câu trích dẫn trên của cụ Hồ không phải là vấn đề cốt lõi của dân chủ. Câu nói đó chỉ thể hiện một khát khao từ bao đời của người bị trị muốn kẻcai trị phải có tư cách và bổn phận đúng đắn. Cách đây hơn hai ngàn năm, Khổng Tử và Mạnh Tử đã thể hiện khát khao này rồi. Khổng Tử thì nói “Quân quân, thần thần” nghĩa là nếu kẻ làm vua không có tư cách của người lãnh đạo đất nước, không giúp ích được cho dân thì kẻ làm vua đó không còn là vua nữa. Còn Mạnh Tửthì bạo liệt hơn, khi được hỏi: “Bề tôi giết vua, có được không?”, ông đã trảlời với ý là: “Giết một kẻ làm vua mà tàn ác thì chả có tội gì cả” (nguyên văn: Tặc nhân giả vị chi tặc, tặc nghĩa giả, vị chi tàn. Tàn tặc chi nhân vị chi nhất phu. Văn tru nhất phu Trụ hỹ, vị văn thí quân giã). Nhưng việc giết được một ông vua tàn ác hay thậm chí đánh đổ một chính phủ hại dân vẫn không phải là biện pháp để đảm bảo có được một ông vua hay một chính phủ tốt hơn.

Theo tôi cốt lõi của dân chủ nằm ở chỗ phải xây dựng được các định chế dân chủ(democratic institutions) và đảm bảo cho sự vận hành (practice) các định chế đóđược đúng đắn, đầy đủ, không bị cắt xén hay bóp méo nhằm đảm bảo để những người nắm quyền là những người được lựa chọn từ những người có khả năng nhất trong xã hội và họ phải có trách nhiệm trước xã hội. Nói một cách giản dị là phải tạo ra các công cụ để người dân – người bị trị có thể “đuổi được chính phủ” bất kỳ lúc nào họ muốn.

Xem lại thời cụ Hồ cầm quyền thì tất cả bốn thứ quyền lực cơ bản của xã hội (quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và đệ tứ quyền là báo chí) đều nằm cả trong tay của “Đảng ta” (đảng của cụ Hồ) rồi, còn việc hội họp, biểu tình hay lập hộiđều trở thành những việc bị cấm ngặt, thì nhân dân còn lấy gì để “đuổi chính phủ” như cụ Hồ khuyên nhủ. Và ai còn dám làm theo lời cụ Hồ để đi “đuổi chính phủ” khi mà mới chỉ góp ý riêng với cụ thôi mà đã suýt chết rồi.

VOA: Theo ông ĐCS VN có khả năng, ý chí để dân chủ hóa đất nước hay không?

Bác sĩ Phạm Hồng Sơn: Khả năng luôn là một vấn đề tiềm ẩn đối với mọi cá nhân và tổ chức. Còn về ý chí thì cho đến nay tôi không thấy dấu hiệu nào cho thấy ĐCS VN có ý muốn dân chủ hóa đất nước. Từ khoảng 2 năm trở lại đây ĐCS VN còn gia tăng các biện pháp kiểm soát, bóp nghẹt thông tin và đã tỏ rõ sự ác cảm, thù ghét ngay cả các hoạt động tư vấn, phản biện thẳng thắn của các trí thức vẫn còn có thiện cảm với ĐCS VN. Ngay những tài liệu, văn kiện chuẩn bịcho Đại hội XI sắp tới của ĐCS VN đã được công khai hóa cũng không cho thấy có một dấu hiệu thay đổi tiến bộ nào. ĐCS VN vẫn giữ nguyên tính độc quyền vềquyền lực và vẫn thể hiện rõ ý đồ tiếp tục kiểm soát, ngăn cản các quyền tự do của người dân nhưng lại không hề nói gì đến nguy cơ Tổ quốc đang bị Trung quốc thôn tính.

Do đó, bất kể ĐCS VN có khả năng và ý chí như thế nào thì, theo tôi, yếu tốquan trọng của dân chủ hóa đất nước vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào ý thức và hànhđộng của dân chúng. Sẽ chả bao giờ có dân chủ nếu người dân nào cũng trông chờhay thờ ơ với những vấn đề chung của xã hội.

VOA: Vậy nhân dân lấy đâu ra công cụ để “đuổi” một chính phủ đã cướp hết tứ quyền rồi?

Bác sĩ Phạm Hồng Sơn: Vâng, đúng là nghe qua thì thấy hoàn toàn bế tắc. Nhưng như ông Vaclave Havel -Tổng thống đầu tiên của Tiệp Khắc thời hậu cộng sản, đã nói “quyền lực của không quyền lực”(power of no power), ý là người không có quyền cũng vẫn có quyền hay sức mạnh có thể làm thay đổi cả một hệ thống chính trị. Hay nói như triết lý Trung Hoa là “Đẩy thuyền đi là dân mà lật thuyền cũng là dân”. Những phát biểu này không chỉ có tính chất động viên, cổ vũ mà nó có cơ sở thực tế.

Nhìn kỹ hơn chúng ta sẽ thấy mỗi người dân chúng ta đều đang nắm trong tay những quyền năng rất quan trọng mà khó có kẻ cầm quyền nào có thể ngăn chặnđược hoàn toàn. Ví dụ như quyền tự tìm hiểu sự thật ngoài những thông tin của hệ thống truyền thông nhà nước, quyền vạch trần sự dối trá, quyền nói cho nhau, truyền cho nhau sự thật, quyền phản đối hay bất tuân các chính sách có hại cho xã hội hay những lời kêu gọi mỵ dân, quyền không tham gia vào các hoạt động dân chủ giả hiệu (như bầu cử không có ứng cử tự do), quyền yêu thương, động viên, chia sẻ khó khăn giữa những người bị trị với nhau v.v. Đó là những quyền năng cơ bản nằm ngay trong tay của người dân và có tác dụng dẫn đến những quyền năng lớn hơn khác mà bất kỳ chế độ phi dân chủ nào từ cổ đến kim đều rất e ngại. Bằng cớ là những kẻ độc tài luôn làm mọi cách để ngăn không cho người dân nhận thức hay thực hiện được những quyền năng đó.

Vậy vấn đề là người dân trước tiên phải nhận thức được và tự tin vào sức mạnh của quyền năng tự có và từng bước đoàn kết, nỗ lực để cùng nhau giành lại các quyền cơ bản từ tay những kẻ cầm quyền độc đoán. Xã hội Việt Nam đã bắt đầu có dấu hiệu của sựnhận thức đó và nỗ lực đó rồi, tuy nhiên còn yếu và chưa đủ. Nhưng cái gì chảbắt đầu từ ít và yếu.

VOA: Cám ơn Bác sĩ Phạm Hồng Sơn đã có nhã ý dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn quí báu này. Rất mong sẽ lại có dịp trao đổi với ông về các vấn đề đất nước trong thời gian sắp tới.


Vinh at 12/08/2011 11:08 pm comment
Được đào VOA phỏng vấn là đám chống cộng tự hào lắm rồi, được quan thầy để ý mà! Phải cố mà sủa thật to để thể hiện rằng mình đã rất sẵn sàng làm nô lệ.

No comments:

Post a Comment