Tôi là khách thường xuyên của trang Bauxitevietnam.info bởi sự tò mò và phải thừa nhận khả năng PR trang web này vượt xa gấp ngàn lần IDS. Càng ngày tôi càng nhận thấy rõ, trang web này không đơn giản là “phản biện của giới trí thức” và “phi chính trị” như người điều hành-ông Nguyễn Huệ Chi nhiều lần bao biện.
Phản biện xã hội là mỹ từ “nóng hổi” nhất hiện nay, nó dễ dàng cuốn hút dư luận. Hiểu một cách đơn giản, Phản biện là tìm ra một vấn đề, giải quyết như thế nào, vì sao, cách thức, trình tự, giới hạn và mặt trái, hậu quả của chính phương án giải quyết,…Phản biện là cách thức chủ yếu để các nhà nghiên cứu tiệm cận tới chân lý khoa học, là trạng thái chuyên nghiệp của quá trình thảo luận. Thời gian đầu Bauxitevietnam.info đã đưa được một số bài viết có “chất”, nhưng về sau thì phần lớn nội dung các bài viết đã phản bội lại tiêu chí “phản biện”. Với giới hạn ban đầu là phản biện dự án khai thác Bauxite ở Tây Nguyên, nhưng thực chất đã vượt ra ngoài chuyên môn về Bauxite, “chống” bất cứ thứ gì liên quan đến Bauxite, thậm chí “chống” bất cứ thứ gì liên quan đến chính quyền.
Cùng cách phê phán khiếm khuyết trong Đảng, trong Nhà nước, trong xã hội nhưng cách nêu vấn đề, cách đưa ra vấn đề của Bauxitevietnam.info mang nặng tính bới móc, rỉa rói. Ẩn dưới những con chữ, những câu nói bóng gió, những cách liên tưởng, những hình ảnh nhiều tầng ẩn dụ, hay nói cách khác là “làm xiếc” với các hình ảnh, ngôn từ chỉ nhằm gây ra sự hoài nghi, bất mãn về quyền làm chủ của nhân dân, kích động dư luận chống lại sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước (kiểu như các bài “Bộ 4T và những vấn đề của đất nước”, “Giao trứng cho ác”, “Không thuộc bài”,…). Thậm trí có hàng tá bài bốc mùi cực đoan, kích động chống Đảng, Nhà nước công khai (kiểu “Từ vụ Bauxite nghĩ về vận nước”, “Tôi đã ký như là tôi đã thở”,..). Mức độ kích động “chống Cộng” của Bauxitevietnam.info được cư dân mạng đánh giá vượt mặt cả hệ thống công cụ tâm lý chiến của Mỹ, Âu châu như BBC, RFA, RFI. Khá phổ biến là các bài viết “mỵ dân”, kiểu: khúc đầu tỏ thiện ý góp ý cho đất nước, chính quyền và đảng, nhưng khúc sau thì lòi ngay ra mục đích chính trị, nào là CNXH lạc hậu cần thay thế, chủ nghĩa Mác lỗi thời, nào là phải đa nguyên đa đảng, ca tụng những người bỏ Đảng như Phạm Đình Trọng, nào là ủng hộ công giáo đòi đất, nào là ủng hộ mấy kẻ có “Hoạt động lật đổ chính quyền” Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung.
Sự phản biện không thấy đâu, chỉ toàn là nêu vấn đề, chẳng đề đạt được mấy giải pháp có tính xây dựng, chỉ rặt lời lẽ hằn học, bôi nhọ chính thế, xúc phạm người khác một cách nặng nề. Bề ngoài thì tung hô khẩu hiệu phi chính trị, phản biện với toàn tính từ mỹ miều: lương tâm, trách nhiệm,…nhưng thực tâm không ngại tung tin vịt, bịa đặt để thỏa mãn dã tâm. Tiêu biểu nhất là vụ việc Bauxitevietnam.info dựng chuyện các thành viên Hoangsa.org vì mặc áo thun tuyên truyền biển đảo nên bị an ninh ngăn cản và “xô đẩy” không cho vào dự hội nghị về Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa ở Tp Hồ Chí Minh do Quỹ nghiên cứu Biển Đông phối hợp tổ chức. Bị các thành viên diễn đàn Hoàng Sa phát hiện, Ban quản trị diễn đàn gửi email cho tác giả và Bauxitevietnam.info phản đối, nhưng không chút liêm sỉ: không những không đính chính hoặc nhận lỗi, Bauxitevietnam.info vẫn đề treo nguyên bài viết như “chuyện thường tình”. Vì vụ việc này mà các thành viên Hoangsa.org đã có nhiều entry vạch mặt Bauxitevietnam.info. Đó chỉ là một phi vụ không suôn sẻ, còn khá nhiều bài kiểu thế này được “nhào nặn” bởi những bàn tay lão luyện của mấy vị trí thức sừng sỏ trong Ban điều hành Bauxitevietnam.info lừa những người thiếu thông tin hoặc không có khả năng kiểm chứng.
Tài năng “phản biện” của Bauxitevietnam.info còn được sử dụng vào việc đánh hội đồng những trí thức nào dám ngo ngoe “Phản biện của phản biện Bauxite” (Trương Thái Du) hoặc ăn ở hai lòng (hôm qua ký thư Kiến nghị, hôm sau lại “phản biện” lại như ông Hà Văn Thịnh), lăng xê những kẻ háo danh bệnh hoạn (cỡ như Cù Huy Hà Vũ). Bất cứ ai biết về kẻ chống chính quyền cực đoan khoác áo “dân chủ” Trần Khải Thanh Thủy không khỏi phì cười về “căn cứ pháp lý” biện hộ vợ chồng Trần Khải Thanh Thủy trong bài “Vụ bà Trần Khải Thanh Thủy cố ý gây thương tích và “dấu hiệu bẫy người khác phạm tội”” của ông luật gia Cù Huy Hà Vũ này. Không những vậy, Bauxitevietnam.info đang bị biến thành “sân chơi” cho các “nhà dân chủ” Hà Sỹ Phu, Bùi Minh Quốc, Trần Khuê. Không lấy gì là lạ khi hầu như các bài viết được hân hạnh đăng tải trên Bauxitevietnam.info đều được các trang web chống Cộng ở hải ngoại giật tít, tung hô.
Thật không oan khi nhiều người đã gọi Bauxitevietnam.info là “trang chống Cộng rẻ tiền”. Sự việc những ông lão “trí thức phản biện” mới bị công an sờ gáy khỏi cần bàn, nhưng nhận xét của một blogger về mấy ông trí thức này sẽ làm “vỡ mộng” ối vị trót ký tên vào bản Kiến nghị vô tình tạo dựng nên Bauxitevietnam.info: “Tớ quen một số trong con số kha khá trên và biết họ đủ để có thể khẳng định ngay không ngần ngại rằng, đến cái phích đựng nước Trung Quốc còn giành nhau chí mạng với anh ruột thì làm sao có đủ tâm (lẫn tầm) để lo lắng cho tận thế hệ tương lai mà ký với cọt. Già, bí bách, mượn chuyện bauxite giải tỏa ẩn ức cá nhân thì cứ việc nhưng nhân danh từ khoa học đến đạo đức để ký thì I can các you”.
Blogger Võ Khánh Linh (17/1/2010)
Phản biện xã hội là mỹ từ “nóng hổi” nhất hiện nay, nó dễ dàng cuốn hút dư luận. Hiểu một cách đơn giản, Phản biện là tìm ra một vấn đề, giải quyết như thế nào, vì sao, cách thức, trình tự, giới hạn và mặt trái, hậu quả của chính phương án giải quyết,…Phản biện là cách thức chủ yếu để các nhà nghiên cứu tiệm cận tới chân lý khoa học, là trạng thái chuyên nghiệp của quá trình thảo luận. Thời gian đầu Bauxitevietnam.info đã đưa được một số bài viết có “chất”, nhưng về sau thì phần lớn nội dung các bài viết đã phản bội lại tiêu chí “phản biện”. Với giới hạn ban đầu là phản biện dự án khai thác Bauxite ở Tây Nguyên, nhưng thực chất đã vượt ra ngoài chuyên môn về Bauxite, “chống” bất cứ thứ gì liên quan đến Bauxite, thậm chí “chống” bất cứ thứ gì liên quan đến chính quyền.
Cùng cách phê phán khiếm khuyết trong Đảng, trong Nhà nước, trong xã hội nhưng cách nêu vấn đề, cách đưa ra vấn đề của Bauxitevietnam.info mang nặng tính bới móc, rỉa rói. Ẩn dưới những con chữ, những câu nói bóng gió, những cách liên tưởng, những hình ảnh nhiều tầng ẩn dụ, hay nói cách khác là “làm xiếc” với các hình ảnh, ngôn từ chỉ nhằm gây ra sự hoài nghi, bất mãn về quyền làm chủ của nhân dân, kích động dư luận chống lại sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước (kiểu như các bài “Bộ 4T và những vấn đề của đất nước”, “Giao trứng cho ác”, “Không thuộc bài”,…). Thậm trí có hàng tá bài bốc mùi cực đoan, kích động chống Đảng, Nhà nước công khai (kiểu “Từ vụ Bauxite nghĩ về vận nước”, “Tôi đã ký như là tôi đã thở”,..). Mức độ kích động “chống Cộng” của Bauxitevietnam.info được cư dân mạng đánh giá vượt mặt cả hệ thống công cụ tâm lý chiến của Mỹ, Âu châu như BBC, RFA, RFI. Khá phổ biến là các bài viết “mỵ dân”, kiểu: khúc đầu tỏ thiện ý góp ý cho đất nước, chính quyền và đảng, nhưng khúc sau thì lòi ngay ra mục đích chính trị, nào là CNXH lạc hậu cần thay thế, chủ nghĩa Mác lỗi thời, nào là phải đa nguyên đa đảng, ca tụng những người bỏ Đảng như Phạm Đình Trọng, nào là ủng hộ công giáo đòi đất, nào là ủng hộ mấy kẻ có “Hoạt động lật đổ chính quyền” Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung.
Sự phản biện không thấy đâu, chỉ toàn là nêu vấn đề, chẳng đề đạt được mấy giải pháp có tính xây dựng, chỉ rặt lời lẽ hằn học, bôi nhọ chính thế, xúc phạm người khác một cách nặng nề. Bề ngoài thì tung hô khẩu hiệu phi chính trị, phản biện với toàn tính từ mỹ miều: lương tâm, trách nhiệm,…nhưng thực tâm không ngại tung tin vịt, bịa đặt để thỏa mãn dã tâm. Tiêu biểu nhất là vụ việc Bauxitevietnam.info dựng chuyện các thành viên Hoangsa.org vì mặc áo thun tuyên truyền biển đảo nên bị an ninh ngăn cản và “xô đẩy” không cho vào dự hội nghị về Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa ở Tp Hồ Chí Minh do Quỹ nghiên cứu Biển Đông phối hợp tổ chức. Bị các thành viên diễn đàn Hoàng Sa phát hiện, Ban quản trị diễn đàn gửi email cho tác giả và Bauxitevietnam.info phản đối, nhưng không chút liêm sỉ: không những không đính chính hoặc nhận lỗi, Bauxitevietnam.info vẫn đề treo nguyên bài viết như “chuyện thường tình”. Vì vụ việc này mà các thành viên Hoangsa.org đã có nhiều entry vạch mặt Bauxitevietnam.info. Đó chỉ là một phi vụ không suôn sẻ, còn khá nhiều bài kiểu thế này được “nhào nặn” bởi những bàn tay lão luyện của mấy vị trí thức sừng sỏ trong Ban điều hành Bauxitevietnam.info lừa những người thiếu thông tin hoặc không có khả năng kiểm chứng.
Tài năng “phản biện” của Bauxitevietnam.info còn được sử dụng vào việc đánh hội đồng những trí thức nào dám ngo ngoe “Phản biện của phản biện Bauxite” (Trương Thái Du) hoặc ăn ở hai lòng (hôm qua ký thư Kiến nghị, hôm sau lại “phản biện” lại như ông Hà Văn Thịnh), lăng xê những kẻ háo danh bệnh hoạn (cỡ như Cù Huy Hà Vũ). Bất cứ ai biết về kẻ chống chính quyền cực đoan khoác áo “dân chủ” Trần Khải Thanh Thủy không khỏi phì cười về “căn cứ pháp lý” biện hộ vợ chồng Trần Khải Thanh Thủy trong bài “Vụ bà Trần Khải Thanh Thủy cố ý gây thương tích và “dấu hiệu bẫy người khác phạm tội”” của ông luật gia Cù Huy Hà Vũ này. Không những vậy, Bauxitevietnam.info đang bị biến thành “sân chơi” cho các “nhà dân chủ” Hà Sỹ Phu, Bùi Minh Quốc, Trần Khuê. Không lấy gì là lạ khi hầu như các bài viết được hân hạnh đăng tải trên Bauxitevietnam.info đều được các trang web chống Cộng ở hải ngoại giật tít, tung hô.
Thật không oan khi nhiều người đã gọi Bauxitevietnam.info là “trang chống Cộng rẻ tiền”. Sự việc những ông lão “trí thức phản biện” mới bị công an sờ gáy khỏi cần bàn, nhưng nhận xét của một blogger về mấy ông trí thức này sẽ làm “vỡ mộng” ối vị trót ký tên vào bản Kiến nghị vô tình tạo dựng nên Bauxitevietnam.info: “Tớ quen một số trong con số kha khá trên và biết họ đủ để có thể khẳng định ngay không ngần ngại rằng, đến cái phích đựng nước Trung Quốc còn giành nhau chí mạng với anh ruột thì làm sao có đủ tâm (lẫn tầm) để lo lắng cho tận thế hệ tương lai mà ký với cọt. Già, bí bách, mượn chuyện bauxite giải tỏa ẩn ức cá nhân thì cứ việc nhưng nhân danh từ khoa học đến đạo đức để ký thì I can các you”.
Blogger Võ Khánh Linh (17/1/2010)
No comments:
Post a Comment